Stratovarius được thành lập năm 1984 tại thành phố Helsinki bởi ba chàng trai Phần Lan trẻ tuổi đó là: Tuomo Lassila là vocal kiêm chơi trống, John Vihervä chơi bass và tay ghi ta chính là Staffan Stråhlman.
Khi mới thành lập cái tên Stratovarius chưa tồn tại mà thay vào đó là một cái tên nghe cũng thật bí hiểm đó là Black Water và trong cái thuở ban đầu ấy, chất liệu âm nhạc mà ban nhạc chơi thật sự rất khác biệt so với những gì mà chúng ta vẫn thường nghe ngày nay vì nó bị ảnh hưởng nặng nề bởi Black Sabbath và Ozzy. Tuy nhiên Staffan tay ghi ta chính của ban cũng đã tạo ra được một nét riêng biệt độc đáo của ban bằng cách đem vào vài yếu tố cổ điển xen lẫn trong nền nhạc.
Đến cuối năm 1984, John quyết định rời ban nhạc và Jyrki Lentonen(anh là người trước đây đã từng chơi nhạc với Timo Tolkki trong một ban nhạc có tên là Road Block) được mời về để thế chỗ cho John.
Đến năm 1985, đến lượt Staffan ngỏ ý không muốn tiếp tục chơi nhạc trong ban nữa và anh ta đã ra đi một tuần trước khi ban kí được một hợp đồng chơi nhạc ở Aalborg Đan Mạch. Để lấp chỗ trống của thành viên này, Tuomo đã gọi điện đến mời Timo Tolkki ra nhập ban nhạc và Timo đã đồng ý hợp tác tuy nhiên ban đầu anh chỉ tham gia với tư cách thử nghiệm. Timo đã học tất cả các bài hát được thu trong nhưng băng nhạc và sau đó là một vài lần tập dượt với ban khi ban lưu diễn ở Đan Mạch. Sau khi Staff ra đi, Tuomo vẫn tiếp tục giữ vai trò là Vocal và chơi trống, tuy nhiên điều này càng ngày càng trở nên rối rắm và phức tạp, ban nhạc thật sự cần một người thế vào chỗ của Tuomo. Nhưng vào thời điểm ấy, việc tìm được một vocal giỏi cho ban nhạc là rất khó do đó Timo đã quyết định đảm nhận vai trò này trong ban nhạc. Và cũng chính từ đây thứ âm nhạc mà Stratovarius chơi đã được định hình riêng biệt hơn và đã thật sự giống với những gì mà ngày nay chúng ta đang thưởng thức: thật sự du dương, êm ái và chịu nhiều ảnh hưởng của âm nhạc giao hưởng cổ điển.
Sau khi mọi vị trí đã ổn định, ban nhạc bắt đầu tập trung hơn vào việc luyện tập và đã kí được một hợp đồng thu âm tại Helsinki và sau đó vào năm 1987 ban nhạc đã thu được album demo đầu tiên của riêng mình. Album ban đầu này bao gồm ba bài đó là: “Future Shock”,”Fright Night” và “Night Screamer”. Bản thu demo này đã được gửi đến rất nhiều hãng thu âm khác nhau ở Phần Lan và CBS Findland đã quyết định kí kết hợp đồng với ban sau khi xem một show diễn của ban tại câu lạc bộ Tavastia. Tại thời điểm này ban nhạc đã có thêm một thành viên mới là tay keyboard Antti Ikonen.
Vào năm 1988, ban nhạc đã thu single đầu tiên với tựa đề là :” Future Shock/ Witch Hunt” . Tiếp theo ngay sau đó là một single khác :”Black Night/ Night Scream” được thu trong khoảng đầu năm 1989 và cuối cùng vào tháng Tư năm 1989 ban đã trình diễn album “Fright Night”. Thế nhưng ngay sau những đợt diễn lớn của ban cùng với các ban metal khác trong suốt mùa hè và mùa thu năm 1989, tay bass Lentonen đã quyết định rời bỏ ban nhạc, tuy vậy các sáng tác của ban vẫn tiếp tục ra đời.
Nhưng rồi hãng CBS dường như đã không còn quan tâm đến chất liệu nhạc mà Stratovarius chơi nữa. Tuy vậy ban nhạc vẫn quyết tâm không từ bỏ chất liệu âm nhạc mà họ đã chọn, trái lại họ tiếp tục luyện tập nhiều hơn nữa, cho ra đời nhiều tác phẩm mới và kết quả là sự ra đời phần tiếp theo của album :” Fright Night”. Trong suốt khoảng thời gian này, ban nhạc không bị ràng buộc bởi bất cứ một giao kèo thu âm nào cả và họ phải tự lo hoàn toàn kinh phí để hoạt động. Timo vẫn tiếp tục chơi bass mặc dù trong bức ảnh bìa ngoài của album: “Twilight Time” đã có sự xuất hiện của một tay bass mới là Jari Behm. Nhưng Jari cũng sớm từ bỏ ban nhạc vì phong cách chơi nhạc của anh không phù hợp với chất liệu mà Stratovarius đã chọn.
Album thứ hai của ban là :”Stratovarius II” được giới thiệu ở Phần Lan vào đầu năm 1992. Tại thời điểm này, ban nhạc có một cơ hội rất tốt để tham gia vào các thị trường âm nhạc bên ngoài Phần Lan. Đã có rất nhiều các băng nhạc của ban được gửi đi khắp toàn thế giới và hãng ghi âm Shark đã tìm đến với ban sau khi nghe bài hát: “Hand of Time”. Cuối cùng, album “Stratovarius II” được giới thiệu với một cái tên mới và với nhiều sự thay đổi trong cách chơi dưới cái tên :”Twilight Time” vào tháng 10 năm 1992 trên toàn Châu Âu.
Thật ngạc nhiên album này sau khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bổn đã nhanh chóng trở thành album xuất khẩu ăn khách nhất ở Nhật Bổn năm 1993. Kéo theo nó là một bản hợp đồng ghi âm thật sự lớn với hãng JVC Victor Entertainment ở Nhật, đây cũng chính là hãng đã cho ra tung ra album :” Twilight Time” vào thàng 6 năm 1993. Timo đã bay tới Nhật lần đầu tiên trong cùng thời điểm này để tăng cường sự quảng bá trong ban và anh đã thấy được rằng ban nhạc thực sự đã trở nên quảng bá rộng rãi trong giới yêu nhạc với sự đam mê cuồng nhiệt của các fan. Trong khoảng thời gian rỗi khi tìm kiếm các hợp đồng thâu âm mới, ban nhạc tiếp tục nghiên cứu và sáng tác ra các bản nhạc dựa trên những chất liệu mới và ban nhạc đã tiến hành thu âm các bản nhạc mới trong suốt năm 1993. Cũng tại thời điểm này, một tay bass mới đã ra nhập ban nhạc đó là Jari Kainulaien. Chính anh đã tham gia vào quá trình thu âm với hơn 70% công việc. Ngay sau đó, Tuomo đã gặp phải một số chấn thương ở các hai tay nên không thể chơi trống trong suốt hơn tám tuần. Ban nhạc đã phải mời tạm tay trống của ban Kingston Wall là Kuoppamäki vào lấp chỗ trống này. Anh này đã tham gia ghi âm bốn track thuộc album này.
Và cuối cùng album thứ ba của ban là :” Dreamspace” cũng ra đời vào thàng 2 và tháng 3 năm 1994. Album đã nhận được sự đánh ra rất cao của giới phê bình và nhờ nó mà ban nhạc đã bước lên một bậc cao hơn của sự thành công. Album này bao gồm rất nhiều các bài mang đậm chất liệu nhạc cổ điển ví dụ như bài cùng tên với album, “4th Reich” và “Chasing Shadows”. Vào thàng 6, ban nhạc đã thực hiện tour diễn đầu tiên tới Nhật Bản và chơi nhạc tại Tokyo, Osaka và Nagoya để được tận mắt thấy được sự đam mê đối với ban của của các fan Nhật Bản.
Không dừng lại ở đó, những ý tưởng mới lại được định hình từ những xúc cảm của ban có được trong đợt lưu diễn tại Nhật, ban nhạc lại quay trở lại studio tiếp tục sáng tác trong suốt thời gian từ mùa xuân cho tới mùa hè năm 1994. Timo đã thực sự thực hiện được mơ ước từ lâu của anh là ghi âm được album solo của riêng mình:” Classical Variations anh Themes”. Với bản thân tôi đây là một album thật sự hay với nhiều bài hát cũng như bản nhạc mang đậm phong cách cổ điển của ban và thật đúng với cái tên khúc giao hưởng biến tấu. Album bao gồm nhiều bài hay như bài: “ Fire Dance Suite”( đây là bài nguyên gốc được viết cho album:” Stratovarius “ vào năm 1986; hay như :”Lord Of The Rings” v.v.. đặc biệt là bài số 11 với tiêu đề :” Green Sleeves” đã để lại cho tôi một ấn tượng mạnh về giai điệu. Nếu bạn chưa có hay chưa nghe album này hãy thử mua về và nghe mà xem, nó thật sự tuyệt vời. Album được tung ra thị trường vào tháng 10 năm 1994. Stratovarius đã làm việc cả mùa hè năm 1994 để hoàn thành album này.
Thế rồi đến một ngày, Timo Tolkki đã quyết định rằng thời gian anh ta làm ca sĩ sẽ chấm dứt và ban nhạc nên tìm một ca sĩ thích hợp để đưa danh tiếng của ban vang xa hơn. Và một cuộc tìm kiếm ca sĩ bắt đầu với những thông báo tuyển người trên các tờ báo địa phương, một vài người đã đề cập đến một chàng trai là Lappajarvi người mà đã gần như trở thành một trong những thành viên của ban nửa năm trước đó. Ngay sau đó, Timo Kotipelto đã gọi điện hỏi ý kiến Timo Tolkki và một cuộc thử giọng được sắp xếp. Ban nhạc đã chơi dạo vài bài và chàng ca sĩ mới đã cố hát theo nhưng tất cả đều hiểu rằng anh ta chỉ là một ca sĩ mới.
Ở album tiếp theo của ban nhạc là:” Fourth Demision” có thể coi là một album solo thứ hai của Timo Tolkki vì anh đã hát tất cả các bài hát có trong album này. Bản thân chính cái tiêu đề của album cũng nói lên tất cả rằng âm thanh, ca từ trong album này đều khác biệt hoàn toàn so với những gì trước đây nhưng phong cách âm nhạc đích thực của Stratovarius vẫn được lưu giữ. :” Fourth Demision” được tung ra thị trường thế giới vào tháng 3 năm 1995 và doanh số bán được của nó gấp đôi so với doanh số của album :” Dreamspace”.
Chính sau thời điểm này, ban nhạc đã tổ chức các show diễn một cách liên tục trên khắp các nước Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Phần Lan, Hy Lạp và Nhật Bản. Thế nhưng sau tất cả những show diễn ấy hay thành viên gạo cội của Stratovarius là Toumo và Attin đã ngỏ ý muốn rời khỏi ban nhạc. Có rất nhiều lý do khác nhau được đưa ra cho quyết định này nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất vẫn là sự khác biệt về phong cách âm nhạc và lối suy nghĩ. Hai người này không muốn tiếp tục chơi chất liệu âm nhạc được tạo nên bởi Timo Tolkki.
img]http://www.lasercompany.com.br/selolcr/Stratovarius-Episode%201.jpg[/img]
Sau sự thành công của album kể trên, Timo Tollki và Timo Kotipelto đều muốn đưa ban nhạc tiến xa hơn nữa. Họ quyết định tuyển thêm một tay trống mới là Jörg Milchael và một tay chơi keyboard mới là Jens Johansson. Ngay sau đó tất cả đã lao đầu vào chuẩn bị cho công việc thu âm album tiếp theo là:” Episode” tại phòng thu Finnvox tại Helsinki và thật sự với album này ban nhạc đã tiến thêm một bước dài nữa. Với một phong cách tươi tắn âm thanh do hai thành viên mới ra nhập ban nhạc đã đem lại cho người nghe một album symphonic metal du dương và tràn đầy cảm xúc. Album này còn có một vài bản nhạc giao hưởng được chơi lại dựa trên nền nhạc rock rất hay điển hình như:” Father Time”,” Eternity” và “Will the Sun Rise?”. Không chỉ có vậy, album còn có một bài hát tuyệt hay mà theo tôi chắc hẳn ai cũng biết đó là bài:”Forever”- một bản tình ca thật ngọt ngào và êm dịu. Đồng thời với album này, lần đầu tiên một dàn hợp xướng hơn 40 ca sĩ kết hợp với một dàn nhạc giao hưởng hơn 20 nhạc công đã được sử dụng.
Album tiếp theo của Stratovarius là :” Vision” được tung ra thị trường vào tháng 4 năm 1997 và ngay lập tức nó đã giành được vị trị thứ năm trong bản sếp hạng của âm nhạc Phần Lan. Album này còn giữ vũng được vị trí trong top 40 của Phần Lan trong suốt 24 tuần. “Vision” cũng được hướng tới những show diễn lớn không chỉ trong Phần Lan mà còn ở các quốc gia, lục địa khác như Nhật, Châu Âu và Nam Mĩ. “Vision” cũng giành được danh hiệu đĩa vàng với hơn 20.000 bản copy ở Phần Lan.
Tháng 4 năm 1998, sau các show diễn, Stratovarius bắt đầu quay lại luyện tập và sáng tác trong studio mới để phục vụ cho album tiếp theo của họ mang tên: “Destiny”. Album này đã được thu âm trong studio của họ tại Finnvox trong suốt giai đoạn mùa xuân và màu hè năm 1998 và được tung ra thị vào ngày mùng năm tháng mười năm 1998. Single đầu tiên từ album có tên là “SOS” được tung ra thị trường vào ngày 17 tháng 8 và nó nhanh chóng dành được vị trí thứ 3 trong bản sếp hạng single của Phần Lan, nhanh hơn nhiều so với bài :” Speed of Light” có trong cùng album. “Destiny” được đề cử vào vị trí #1 trong bản sếp hạng của Phần Lan vào ngày thứ năm ngay trước khi nó được giới thiệu một cách long trọng.Với album này, tương lai cho thấy họ sẽ lại có thêm một danh hiệu đĩa vàng nữa trong năm đó.
Và Stratovarius đã không phải chờ đợi lâu, tới năm 1999 họ đã dành được danh hiệu này và nó lại dấu hiệu cho thấy sẽ còn có nhiều điều nữa sẽ diễn ra: Video của SOS được bầu chọn là video metal nội địa hay nhất năm 1998, Timi Tolkki thắng lớn trong cuộc bình chọn cho ca sĩ hay nhất, bản thân Stratovarius được chọn là một trong hai ban nhạc hay nhất ở Phần Lan, Timo Kotipelto được bầu là một trong ba nghệ sĩ hay nhất trong năm, Destiny được chọn là album đừng thứ nhì trong danh sách các best album và dĩ nhiên SOS cũng được đứng thứ nhì trong danh sách best song. Trong album này bên cạnh SOS còn có hàng loạt các bài hát khác hay không kém đơn cử như :”4000 rainy night” bài hát này đã được một bác trong 4rum ta bình rồi các bác đọc thử xem; ”Year Go By” hay “Venus in the Morning”-có thể coi bài hát này là một “Forever II” nhưng nếu xét cho cùng thì nó hay hơn :”Forever” nhiều lần.v..v…
Sự mong đợi album tiếp theo :” Infinite” trong lòng các fan hâm mộ lên rất cao và thật sự họ đã được thoả lòng mong đợi với album này. Album này đã nhanh chóng dành được danh hiệu đĩa vàng ở Phần Lan và đây là album thứ ba của Stratovarius dành được danh hiệu này. Cuối năm 2000, Stratovarius trở lại việc lưu diễn với một tour thành công nhất và cũng là tour dài nhất giành cho album Infinite. Với show này họ đã làm một điều mà họ chưa bao giờ làm trước đó là công diễn trước hơn 300.000 người. Ngay sau đó họ đã quyết định nghỉ ngơi một thời gian. Một vài thành viên của ban cũng đã tiến hành công cuộc solo của mình như Timo Tolkki và Kotipelto. Và sau một thời gian nghỉ ngơi khá dài, ban nhạc đã họp lại và tiếp tục lao động để vào năm 2002 nhằm cho ra đời album tiếp theo là :” Element Pt. 1”. Đây là một album được xây dựng dựa trên chất liệu cổ điển và theo dạng thiên sử thi. Ngày phát hành album này được ấn định vào ngày 27 tháng 2 năm 2003 và ngay sau đó sẽ là một tour lưu diễn khắp thế giới bắt đầu ở Phần Lan vào ngày 19 tháng ba.
Các album:
1989 Fright Night
1992 Twilight Time
1994 Dreamspace
1995 Fourth Dimension
1996 Episode
1997 Visions
1998 SOS
1998 Destiny
2000 Infinite
2001 Intermission
2002 Episode
2002 Elements, Pt. 1