Categories Ban nhạc

Into Eternity

Và một nhóm Progressive Thrash – Death mang tên Into Eternity đã đến đây

img45/899/intoeternityjb0.jpg


thành viên: tự coi Web thì biết

—-

Into Eternity 2000 ( ủa CD này tên của nhóm luôn hả )

Image:Intoeternitycover.jpg

rate: 8/10

Tôi trộm nghĩ, khó mà khỏi bị cái tên Into Eternity làm mình chú ý. Vậy tên nhóm nghĩa là gì? Hoá thành tiếng tăm muôn đời hay thâm nhập thế giới triết lý về sự vĩnh cửu, các bạn hãy giúp tôi giải nghĩa, hì hì. Thôi quay về vấn đề chính là âm nhạc trong Album đầu tay này. Trước giờ chỉ có Nocturnus là có sản phẩm đầu tiên khá hoàn hảo mà tôi không chê được. Nói như thế để tự mình gạt bỏ tính khó chịu, nhìn nhận cái 2000 một cách dễ chịu hơn.

Nghe trọn Album nhiều lần tôi hiểu Into Eternity muốn gì, đó là ” làm mềm Death Metal và làm mới Thrash Metal ” – đây chính là chủ trương của họ, không lẫn vào đâu được. Nhịp Thrash va đập mạnh và nhịp Death hỗn loạn luôn so kè nhau cạnh tranh từng tất đất, Into Eternity đang chơi trò kéo co chăng hehe. Tôi không nói Album này quá hay nhưng ưu điểm lớn nhất chính là sự đa dạng của âm nhạc có thể lôi cuốn bạn đến nỗi nghe ba lần liên tiếp vẫn không …. ớn ( tôi đang nghe lần thứ ba nè ). Giọng hát ” trơn ” và giọng ồ ồ grow Vocals là hai mặt tối – sáng, cũng như tiếng keyboards uyển chuyển len lỏi qua sóng guitar hừng hực – những vế đối khập khiễng – những cuộc cấu xé không cân bằng, nếu không bấp bênh thì liệu cuộc sống còn ý nghĩa gì chăng.

Đi vào chi tiết, tôi sẽ điểm qua vài giây phút đáng nhớ của Album này. ‘Torn’ có đoạn trống rộn ràng mời gọi và riffs guitar cực kỳ hấp dẫn, sau đó là kiểu chơi Technical Death Metal. Tôi thích châm ngôn này: hãy ngước nhìn bầu trời và dẹp đi tính nhút nhát, đó là câu hát đầu tiên của bài ‘Torn’ ( xé toạc ). Làm mềm Death Metal là sao – ừ thì cứ lắng nghe cách Into Eternity chơi Death bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì, trăm nghe không bằng một thấy ủa lộn trăm đọc không bằng một nghe kekeke. Album 2000 này có rất nhiều đoạn nhạc ‘ mùi mẫn’, chẳng hạn như intro bài ‘Left Behind’ mang âm hưởng guitar Flameco, nói thêm một tí là ‘Left Behind’ và ‘The Modern Day’ tuy hai mà vẫn là một bài thôi nhé, chắc nhóm nhạc không muốn bài hát dài quá và đã cắt nửa vầng trăng hị hị hị. Nét dịu dàng đáng yêu còn thể hiện qua ‘A Frozen Escape’ và ‘Into Eternity’, tôi ví von hai bản Ballads này tựa như ‘Litter Wings’-Skid.Row và ‘The Idol’-W.A.S.P pha trộn hài hoà, nhất là giọng hát cùng tiếng guitar thùng rơi lã chã. Đừng bỏ qua ‘Behind The Disguise’ hao hao Power Metal và ‘Holding on to Emptiness’ khá suy tư Doom Metal. ‘Speak of the Dead’ phô bày một bữa ăn ngon lành do hai đầu bếp lead guitar và keyboards góp sức tạo nên. Đm không biết vì sao trang darklyrics đếch có lời ending track ‘Silence throught Virtue’, bài này làm tôi tá hoả tam tinh bởi cái tiếng accord guitar quá chết chóc, rất trầm và khó chấp nhận với những ai đang zui zẻ, đó là chưa kể tới tiếng Bass đấm bồm bộp vào lỗ tai á.

Hừ, mới sơ sơ tả về Into Eternity, chắc là đã có bạn bật lên nói: sao mà … tùm lum kiểu chơi vậy ta? He he, tôi cũng thấy thế, biết làm sao được nhỉ, vì Into Eternity là Progressive Thrash – Death Metal, uh. Tuy nhiên cần phái nói là tôi chưa cảm thấy thỏa mãn cho lắm với Album này, và nguyên nhân chủ chốt là chưa ” máu ” và ít ” sung “, hehe. Điểm 8/10 và một ánh mắt khen ngợi cho bước đầu của nhóm Metal đầy sáng tạo này, vỗ tay đi bà con ….. bộp bộp.

—-

Dead of Dreaming 2001

Image:IntoEternityDoD.jpg

rate: 9.3/10

Nếu như hình bìa của Into Eternity 2000 rất chán thì Dead or Dreaming ngược lại – khá ấn tượng, mang nét đối chọi và đầy ngụ ý. Có thể chúng ta sẽ cùng bàn bạc về ba ảnh bìa của nhóm sau vậy. Như đã nói, cái tên Into Eternity vốn dĩ lôi cuốn thì tên Album 2001 là Dead or Dreaming càng làm tôi chú ý – chúng ta đang hấp hối hay chỉ là hoang tưởng?

Album 2001 là thỏi nam châm, nó hút tôi mạnh đến nỗi tôi phải lao vào những khoảnh khắc Metal xinh xắn ngay chứ không ba hoa được gì khác, hì hì.
#1 Absolution of the Soul: Bass chơi phím tòng tọc cùng riffs guitar rất Thrash mở màn cuộc phiêu lưu vào cõi mộng mị. Với cách phối bè cùng những âm thanh trĩu nặng suy tư, begining track dự báo sự thành công của cả Album. Từ thời điểm 2:13 tôi chứng kiến một phong cách hoà âm vô cùng tài hoa và mới lạ, đoạn giang tấu giữa bài ngọt còn hơn cả kem Wall và ngon hơn sữa cô gái Hà Lan, hehe. #2 Distant Pale Future càng khẳng định điều này: Album 2001 nặng nề hơn 2000 – rõ ràng như thế rồi. ” Ngắm nhìn chiếc gương và chợt thấy tương lai quá u ám xa xăm “, chao ôi câu nói này sao mà thực tế quá, chính xác hơn là khi chúng ta nhìn lại bản thân đột nhiên nhận thức rằng những tội lỗi quá khứ đang trì hoãn ước mơ tương lai. Bài thứ nhì ban nhạc chơi Technical Death Metal sắc sảo và với tôi thì chơi như thế này là quá tốt rồi.
Bất chợt guitar thùng ( dây nylon nhá ) đi từng nốt táo bạo dính theo những phím Piano tinh tế, ‘Shallow’ có cách trình diễn rêing biệt, phải khen rằng Into Eternity đã trưởng thành nhanh chóng và mang tặng người nghe sự kết hợp âm nhạc cổ điển với hiện đại khá quái dị. Hãy khoan, các bạn có thấy gì trong bài này nữa không – đó là New wave of Swedish Metal, yes! Thêm nét mới lạ: khúc guitar sweep thoăn thoắt để rồi lại đàn thùng chơi lại khúc intro nhưng bị kèm cặp bởi vài giọt thủy ngân nặng – tiếng Bass.
Tôi gặp khó khăn nhất định trong việc lựa chọn bài hát hay nhất của Dead of Dreaming, hm, quá nhiều cái hay, nhưng tôi biết sẽ có người chọn ngay #4 Unholy ( fields of the dead ) vì giai điệu bay bổng của nó. Vẫn những kỹ thuật siêu đẳng của hoà âm, bên cạnh đó là lời ca khá siêu thực: bước qua cánh đồng chết và tôi bị nuốt trọn – bước qua cánh đồng của sự nguyền rủa và tôi bị giam cầm vĩnh viễn. Into Eternity ví sự sống mỗi con người là ngục tù đọa đày, phải vậy không?

Nếu cứ phân tích từng track thế này thì có mà … dài dòng văn tự, hehe, thôi thì vắn tắt đôi nét về những bài còn lại nhé. ‘Elysium Dream’ ( giấc mơ về thiên đường, Elysium là từ chỉ chốn thần tiên trong truyền thuyết Hy Lạp ) lại ném thẳng vào mặt chúng ta cả khối vàng tinh khiết tạo bởi intro lắt léo và riffs của Melodic Death Metal theo kiểu Thụy Điển. Bài này sẽ là một kỷ niệm không quên với những ai có tâm hồn mộng mị, vì giữa bài có một đoạn mông lung lãng đãng sương khói Gothic Metal. Mỗi bài còn lại đều là những bí ẩn thú vị đang chờ bạn khám phá, tôi không viết thêm nữa, sợ mình …. dành hết phần người khác hehe. Chú ý: càng về cuối Album càng rõ nét Progressive-Technical Metal.

Tôi đang nghe #6 Selling God và thích thú vô cùng. Trong vòng một năm Into Eternity đã là một nhóm Metal chững chạc, tiến bộ không ngờ phải không. Những gì mà Album 2000 còn thiếu thì nay Dead or Dreaming bù đắp rất khéo léo. Điểm 9.3/10 và nỗi phấn khích khôn nguôi, Dead or Dreaming xứng đáng được chọn là một trong những Album Metal hay nhất của 2001 ( cùng Dim Carcosa kekeke ).

—-

Tôi rất hy vọng nhiều bạn cùng vào trao đổi và tám về Into Eternity – nhóm Progressive Thrash-Death kỹ thuật cao này. Năm sau 2004 họ sẽ cho ra thêm một đĩa nữa:

Image:IntoEternityBIO.jpg


cách phác thảo ảnh bìa rất giống với Dead or Dreaming, vì thế tôi có quyền hy vọng về một sản phẩm Metal tuyệt vời hơn tôi tưởng tượng. Dead or Dreaming tôi cho 9.3/10, lý do gì? Khì, vì tôi muốn Album 2004 sẽ là 9.9/10 hay cao hơn nữa chưa biết chừng. Maybe, vì với một ban nhạc mà cả năm thằng đực rựa đều có thể hát và … gào thét thì chuyện thành công ngày cang chất chồng là giấc mơ trong tầm tay.

-Flora-
——————–
Bài viết của AmmoniA
*******************

Em cũng có vài dòng “trà đá thuốc lào” tí… Hehe
Đầu tiên xin “bình lọ” về cái bìa album chút!

“Into Eternity” … Hình một đứa trẻ chết sóng soài với khuôn mặt nổi bật ngay giữa nền album. Nếu chung ta không để ý đến cảnh vật hỗn độn xung quanh thì chắc cũng chẳng có cách gì lý giải cái chết này! Hãy coi, trên nền chỉ độc một màu đen xám, album có cảm giác như mọi vật trong nó đang chuyển động xoay vòng trước mắt ta…ánh sáng lấp quanh thi thể, một đường vắt chéo trên mặt, phía sâu xa hơn lại là hình ảnh nhật thực mờ mờ ảo ảo…Cảnh vật rất tự nhiên! Và dù hôm nay hay cách đây hàng triệu năm thì vẫn thế! Phía dưới logo INTO ETERNITY lại có hình một bàn tay đưa ra, như để khằng định một điều gì…”Hãy nhìn xem! Chết là tất yếu! Chúng ta không thể sống mãi với tự nhiên, ánh sáng cũng thế, nó chỉ có một ngày để sống…vạn vật rồi đều phải trở về với cát bụi…”

“Dead or Dreaming”… Thành phố chết với vô số những cây thánh giá nằm thẳng tắp. Nhưng trên cây thánh giá ở vị trí trung tâm là một con quạ đang đắc ý (tượng trưng cho chết chóc, đen tối) và lúc lắc một vòng dây hình ngôi sao ngược (tôn thờ Satan, phản Chúa). Có lẽ đã quá rõ ràng, album mang ý nghĩa phản lại các thần thánh và tôn giáo.
Tất nhiên là chỉ có 2 sự lựa chọn: Chết hoặc hoang tưởng! Chết để được cắm lên đầu một cây thập tự, được lên thiên đàn với Chúa; Hoang tưởng để tìm kiếm cho mình một cuộc sống tự do, thoát khỏi những ảnh hưởng thần thánh tôn giáo…
in your opinion, dead or dreaming???

“Buried in Oblivion”… Chôn vùi vào quên lãng! Lại lần nữa hình ảnh con quạ góp mặt…nó đứng trên cái cuốc và tỏ vẻ hả hê khi vừa xong việc chôn xác (hehe <--- of me ) Tiếng cười của những pho tượng nhà mồ có nghĩa là "tôn vinh" con quạ thì đúng hơn là đang chế giễu nó. Tất cả đều hài lòng khi đã hóa kiếp một linh hồn... Cũng cần chú ý thêm đến sự thay đổi màu sắc trong 3 album! Gam màu từ đen xám chuyển dần sang xám đỏ, cuối cùng là đỏ đen. Sự thay đổi là có tính luân hồi, và được sắp đặt theo cùng một ý nghĩa…Nói chung, album nào cũng đề cập về vấn đề cái chết, tùy từng album mà cái chết được “hướng dẫn” theo những con đường khác nhau, và theo qui luật hoán đổi giữa đen – xám – đỏ. ******

Image:Into Eternity.jpg


Một vài thông tin…
INTO ETERNITY ngoài Tim Roth (guitar, vocal) và Jim Austin (drum, vocal) thì Scott Krall, Chris Krall là hai anh em sinh đôi! Scott chơi bass, còn Chris là lead vocal.

Trong “Into Eternity”, nhóm có thêm hai tay khác là: Chris McDougall (keyboard) và Daniel Nargang (guitar). Đến “Dead or Dreaming” thì không keyboard, guitar được thay bởi Jeff Storry! Tất nhiên là cũng như mọi người, khi nghe INTO ETERNITY thì rõ ràng là tui thấy cái “Dead or Dreaming” đỉnh hơn! Album là progressive theo kiểu hỗn tạp, và technical theo chuẩn mực guitar! Progressive Hardcore Thrash Death metal! ok?

Track 1 là track mang đậm chất Power nhất…Khúc giữa bài, trống đạp liên hồi, còn guitar thì hí hoáy lead cực nhanh! Dm, đến 3 thằng guitar thì nghe ra cái gì tròi?!? Hehe Nhưng cũng may là chẳng thằng nào đè ngửa thằng nào, guitar thế mà nghe rất “vô tai”, sạch và rành mạch…

Track 3 phong cách melodic rõ, nhưng cũng có vài đoạn y Thrash, chắc là ảnh hưởng từ tay gu-ta Tim Roth, thằng cha này mê điếu đổ TESTAMENT, EXODUS, SLAYER và FORBIDDEN!

Track 4 thì đúng là ngộ! Khúc cuối tưởng đâu hết rồi, ai dè vocal again! Nhưng mà phải công nhận là bài này quá hay, chắc là chuẩn mực Progressive của INTO ETERNITY! Chỉ khuyết tí về giọng hát, only clean! Thêm tí chất death thì “phê” hơn!

Hehe! Nhưng track 6 mới là ngộ nhất! Bắt đầu bằng tiếng chuông chùa xa xứ…ai lần đầu nghe bảo đảm nghĩ: “Thôi rồi, có mùi Doom”…Nhưng ngay sau đó lại là…y chang Brutal Death. Thua! Dám nghe khúc này xong chủi thề lắm…Nhưng chưa hết đâu! Tiếp đó là…Thrash, và đến khúc cuối là…Gothic. Pó tay luôn! Chắc đếk band nào dám chơi liều như anh bạn INTO ETERNITY này, bởi có diễn live thì khán giả chắc lôi xuống đánh bầm dập Hehehe

Track 7 lại là một hỗn hợp đầy màu sắc khác, các “ngôn ngữ” Thrash chạy xen kẽ với lối “dẫn truyện” Power. Dỉ nhiên vocal góp mặt đầy đủ chủng loại, từ clean (Chris Krall) đến Death (Tim Roth, Scot Krall). Track 7 có đoạn gần cuối bài ngưng bặt hẳn 3giây, đang phê vì đoạn solo “cao lương mĩ vị” trước thì bị cụt hứng ngang! Dm, đúng dân Prog, chuyên chơi khăm người nghe Hehe! Nhưng mà cũng không sao, thế hóa ra nó cũng hay chán, khi tiếp sau nó thêm đoạn hardcore ầm ỉ khác kết hợp với death vox! Đã…

Track 8 mang tựa đề album, bài này rõ ràng là cảm giác hơi mông lung! Lần đầu tiên trong album, nếu nghe kĩ có tiếng synthesizer khúc đầu. Nói chung là về cuối thì…càng khó nói (chắc phải nhường cho fan khác! Hí hí)

Bài viết của Flora
***************

trước hết là tám về âm nhạc của Dead or Dreaming tiếp ( cho tao mượn lại nào bé Hạnh hehe )

#6 Selling God đúng là chơi Brutal Death theo kiểu của Into Eternity. Hãy để ý giọng hát trong bài này: grow Vox + stream Vox, quá kinh hãi khi giọng Death và Black đi chung với nhau, hà hà, guitar nền khá giống Dismember nhỉ. Chất Gothic trong này chính là khúc clean Vox ( hai giọng khác nhau ) được tiếng ngân nga của các bạn gái hí hí phụ họa. Rồi đm nhà nó sao nghe khúc hú hú cuối bài tao lại ớn lạnh quá xá.

bé Hạnh chê bài Unholy ít sung vì thiếu giọng Death ư, anh không nghĩ thế, chủ trương của bài này là Power Metal kiểu Mỹ cơ mà, hì hì

theo anh thì #7 là hay nhất đĩa này vì ba lý do
thứ nhất: nó hay
thứ nhì: nó là Neo Classic Rock/Extreme Metal. Mả cha nó chứ chơi cái kiểu cổ điển lồng Metal thế này bố ai chịu cho nổi. Có vài câu guitar nghe cứ như Yngwie đang chơi he he he, một lần nữa đề nghị các bạn nghe kỹ bài này. Intro và outro đậm đặc Old School Death Metal nhưng cái lối chơi guitar của Thụy Điển cứ nhào vô hehe.
thứ ba: nó hay

sao lại không nhắc tới track10, thú vị lắm đấy …

… lỡ tay nhấn vào trả lời, track10 là một câu đố khó giải đáp cho các bạn: hãy tìm một thế bấm duy nhất của guitar rõ nét Blue trong bài này ( hình như là gam 7 9+ ),

cái 2001 Dead or Dreaming

có gương mặt đau đớn của một gã ở trên góc phải ảnh, tuy nhiên tao thấy tên này vuằ khổ vuằ có cái gì đó mỉa mai đắc ý, liên hệ đến bài Unholy chúng ta sẽ hiểu thêm về hình này. ” Bước qua cánh đồng chết đi nào, ngươi sẽ bị giam cầm mãi mãi nơi này ”