Categories Rock Việt

Ngũ Cung đạo nhạc!?

Hai chứng cứ đầu tiên được đưa ra là ca khúc Lồng ngực tối có nhiều nét tương đồng với một đoạn thu âm giới thiệu kỹ thuật sử dụng Ebow của một tác giả người Nga có nick là gibsonworlddemise, và 365.000 nghe giông giống tác phẩm Stockholme Syndrome của Muse. Thành viên Truck trong diễn đàn còn cất công gửi email cho gibsonworlddemise để hỏi về đoạn clip mà gibsonworlddemise đưa lên YouTube ngày 19-6-2008, gửi cho gibsonworlddemise link (đường dẫn) ca khúc Lồng ngực tối của Ngũ Cung để làm rõ ai đã "giống" ai.

Email có tiêu đề We need your opinion to make thing clear (Chúng tôi cần ý kiến của bạn để làm rõ mọi việc). Và gibsonworlddemise đã hồi đáp: "Vâng, 100% giai điệu đó là của tôi. Và ban nhạc này hiển nhiên đã đạo nhạc của tôi. Họ thậm chí không thêm thắt gì, chỉ nhại lại đoạn solo của tôi để tạo nên tác phẩm của họ…".

Các bạn có thể so sánh sự giống nhau đến bất ngờ của Lồng ngực tối và đoạn demo của tác giả gibsonworlddemise
{moseasymedia link=http://www.youtube.com/v/RqJZ3XvSWsc&hl=en_US&fs=1&}

{moseasymedia link=http://www.youtube.com/v/Ut4mZlYi9Ro&hl=en_US&fs=1&}

Sau hai chứng cứ ban đầu đó là các chứng cứ cho thấy đoạn nhạc quảng cáo Be U mà Ngũ Cung viết cho Honda cũng có "màu" tương tự ca khúc Girlfriend của Avril Lavigne, Outtro có "nét" của The pot (Tool), Live wave có vài đoạn từa tựa Around the world của Red Hot Chili Peppers, và ca khúc được yêu thích nhất của Ngũ Cung – Cướp vợ – có đoạn guitar solo na ná Name dropping của Steve Morse…

Ngoài ra cũng có một sự giống nhau của khúc keyboard của ca khúc Cướp vợ (phút 5:39) với ca khúc Rebirth của nhóm Nu.Clear.Dawn (phút 1:00). Tuy nhiên có một số nhận định thì đây có thể là một đoạn của khúc nhạc cổ điển nào đó

{moseasymedia link=http://www.nhaccuatui.com/m/Z0I65W9Svb autostart=false height=40}

Ca khúc Rebirth của nhóm Nu.Clear.Dawn đến từ Syria

Như vậy có đến một nửa những ca khúc trong album 365.000
của Ngũ Cung bị bạn yêu rock cho là có vấn đề: không giống đoạn solo guitar
thì giống đoạn solo keyboards, giống ở một vài câu nhạc, có khi giống ở
giai điệu, có khi lại giống ở cách hòa âm phối khí…


{moseasymedia link=http://www.nhaccuatui.com/m/4hvphenTBu autostart=false height=40}

Ca khúc Stockholm Syndrome của Muse



{moseasymedia link=http://www.nhaccuatui.com/m/79_vvx5Lm1
autostart=false height=40}
Ca khúc 365000 của Ngũ Cung


Các bạn có thể xem chi tiết hơn tại đường link http://www.aeguitar.org/forums/showthread.php?t=6927

Trong chiều 16-3, báo Tuổi Trẻ
đã liên lạc với Ngũ Cung để nghe những ý kiến phản hồi từ các thành
viên. Ðại diện Ngũ Cung – anh Bùi Thanh Hà, quản lý – cho biết: "Trong
thời điểm hiện tại ban nhạc không mổ xẻ hay đưa ra bất kỳ bình luận nào
trước các ý kiến trên diễn đàn. Ngũ Cung hoàn toàn tự tin với các tác phẩm
của mình. Mặc cho trước đó, ngay khi 365.000
mới phát hành (18-7-2009), Ngũ Cung cũng đã nghe nhiều ý kiến cho rằng ban đạo nhạc".

Khi được hỏi về việc có quá nhiều
dẫn chứng cho thấy các tác phẩm của Ngũ Cung có điểm tương đồng với các tác
phẩm nổi tiếng khác, anh Bùi Thanh Hà cho rằng cũng như nhiều ban nhạc
khác, Ngũ Cung có các thần tượng và chịu ảnh hưởng không ít từ các thần tượng
của mình.

http://farm5.staticflickr.com/4049/4442487586_aa95bb0f66.jpg

Tại trang web chính thức
(www.ngucung.com), Ngũ Cung cũng tiết lộ họ chịu ảnh hưởng của Dream Theater,
Pink Floyd, Tool, Ozzy Osbourne. Tuy nhiên, phần lớn các ca khúc đang
trong vòng nghi vấn của họ đều không thấy ảnh hưởng từ các ban nhạc
này, ngoại trừ
Outtro mang hơi hướm của The pot của Tool.

Cho đến nay, sau rất nhiều nghi án
về đạo nhạc tại VN, một bộ "quy tắc chung" về thế nào là đạo nhạc,
giống bao nhiêu phần trăm, giống ở hình thức nào là đạo nhạc, hình thức
chế tài và xử phạt… vẫn chưa được ban hành. Rất khó, bởi như người
quản lý Ngũ Cung đã nói "quan trọng là cảm nhận từ trái tim và khối óc của
người nghe". Và giờ đây, chính trái tim, khối óc của những người quan
tâm, yêu mến Ngũ Cung đang đau nhói vì mối nghi ngờ chưa có lời giải thích
thỏa đáng từ Ngũ Cung.

(Tổng hợp từ TuoiTre.com.vn và Aeguitar.org)