Theo thống kê của các đài phát thanh nhạc rock ở Anh và
Mỹ, "Stairway to Heaven" luôn là ca khúc được yêu cầu phát sóng nhiều nhất. Đây
cũng là ca khúc mà dân chơi guitar từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp quyết
tâm tập theo nhất. Tuyệt phẩm của nhạc rock này đã ra đời như thế nào?
{moseasymedia media=http://hehemetal.asvsolution.com/mp3s/StairwayToHeaven.mp3 height=80}
Năm 1970, khi
nhóm Led Zeppelin đang ở đỉnh cao của sự nghiệp với album thành công
vang dội "Led Zeppelin II", bốn chàng trai vàng của hard rock bắt đầu
muốn có một sự thay đổi trong âm nhạc của mình. Nhóm đã tìm về vùng
đồng quê yên tĩnh Bron Yr Aur xứ Wales để tìm cảm hứng cho những ca
khúc mới mang tính "về nguồn" nhạc folk của Anh. Cũng tại đây, Jimmy
Page và Robert Plant bắt đầu tìm hiểu về những vấn đề tâm linh và huyền
thoại. Một trong những cuốn sách mà Robert Plant đọc lúc bấy giờ là tác
phẩm Magic Arts in Celtic Britain của Lewis Spence. Bị cuốn hút bởi
những truyền thuyết của người Celt, Robert bắt đầu hình thành ý tưởng
về một ca khúc vừa mang tính triết lí, vừa mang tính hoang đường. Trong
tác phẩm của Lewis Spence, cụm từ "stairway to heaven" đã gây ấn tượng
cho Robert Plant. Anh quyết định sử dụng cụm từ này khi có dịp.
Bẵng
đi một thời gian, ý tưởng vẫn là ý tưởng. Robert Plant không thể phát
triển ý tưởng của mình thành ca khúc. Sau khi phát hành "Led Zeppelin
III", nhóm lại bắt đầu vào việc viết ca khúc mới cho album tiếp theo.
Cũng như lần trước, nhóm lại chọn một vùng quê hẻo lánh để hoà mình
cùng thiên nhiên và nuôi dưỡng cảm xúc. Địa điểm mà nhóm Led chọn lần
này là khu nhà cổ Headley Grange vùng Hampshire. Đây là một trang trại
nhỏ, gần như bỏ hoang, biệt lập với thế giới bên ngoài và không có
điện. Một đêm bên bếp lửa, Jimmy Page lấy guitar gỗ ra dạo một vài đoạn
nhạc và gần như tức thì, Robert Plant lẩm nhẩm hát theo tiếng đàn:
"There””s a lady who””s sure, all that glitters is gold, and
she””s buying the stairway to heaven". Đó là câu chuyện về một trong
số những cô bạn gái hờ của Robert, trong một đêm say rượu và ma tuý đã
sử dụng thẻ tín dụng của anh đi mua sắm. Kết quả cô trở về tay không vì
thứ cô cần mua là chiếc thang máy cuốn trong khu mua sắm và dĩ nhiên
người ta từ chối không bán. Câu chuyện này trở thành đề tài để mọi
người trong ban nhạc đùa vui những lúc rảnh rỗi. Những đối với Robert
Plant, hình ảnh cô bạn gái đỏng đảnh đòi mua chiếc thang máy cuốn vì
nghĩ rằng mình có nhiều tiền và hình ảnh những bậc thang bắc lên thiên
đàng có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt hình tượng. Robert
triết lí trong bài hát :"Không phải tất cả những thứ lấp lánh đều là
vàng!" và "Đồng tiền không thể mua được tất cả!" Trong đêm đó, Robert
và Jimmy đã viết gần 90% lời của ca khúc và phần lớn giai điệu trên
guitar gỗ. Tuy nhiên càng về sau, phần lời của ca khúc càng lan man
không theo một chủ đề nhất định. Nó là sự tổng hợp những cảm xúc của
Robert Plant khi hoà mình vào không khí trong lành vùng nông thôn cùng
với niềm đam mê về thế giới huyền hoặc của những truyền thuyết Celtic
và những triết lí mang tính cá nhân theo chủ nghĩa hippie. Nhận thấy
đây là một ca khúc hay, nhóm quyết định mang về London để thu âm cho
album mới.
Nhóm bắt đầu
thu âm ca khúc mới này vào tháng 11 năm 1970 tại Island Studio. Ca khúc
được chia làm ba phần chính, phần mở đầu được chơi theo phong cách nhạc
folk với đàn guitar thùng, phần thứ hai nhanh và mạnh hơn với guitar
điện và phần cuối cùng là phần mãnh liệt nhất đậm chất rock với trống,
bass và guitar điện. Trong hai phần đầu, tay bass John Paul Jones của
nhóm đã đóng góp tiếng sáo gỗ và tiếng piano điện tử từ cây đàn hiệu
Rhode của mình. Một điều mà ít người biết đến là khi thu âm ca khúc
này, Jimmy Page không sử dụng cây đàn Les Paul Gibson mà anh thường sử
dụng. Trong phần thu âm của "Stairway", jimmy đã chơi cây Fender
Telecaster, đàn thùng hiệu Harmony và cây Fender Electric XII (12 dây).
Đến phần cao trào đoạn cuối, Jimmy Page đã thu âm ba đoạn solo liên
tiếp trên cùng một nền nhạc với ý định sẽ chọn ra đoạn solo hay nhất
đưa vào bài hát. Nhưng không có đoạn solo nào làm cho anh hoàn toàn vừa
ý. Cuối cùng Jimmy Page đã dùng cách "cắt" những khúc vừa ý của từng
đoạn và "dán" chúng lại với nhau thành một đoạn hoàn chỉnh. Đó là phần
solo được nghe trong bản thu âm chính thức.
Vì không phát hành
dưới dạng đĩa đơn nên ca khúc "Stairway to Heaven" không chính thức vào
bảng xếp hạng. Tuy nhiên, khi album "Zoso" ra đời năm 1971, "Stairway"
trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý. Nó trở nên thành công tới mức các
fan hâm một đã gây sức ép khiến cho các đài phát thanh phát ca khúc
trên sóng của mình. Đây là trường hợp đầu tiên một ca khúc không được
phát hành dưới dạng đĩa single được phát sóng trên đài. Và dĩ nhiên,
"Stairway" trở thành ca khúc được yêu cầu diễn live nhiều nhất của nhóm
Led Zeppelin. Để giải quyết vấn đề phải đổi guitar trong khi diễn live,
Jimmy Page đã đặt hàng hãng Gibson sản xuất cho mình cây guitar hai cần
nổi tiếng Gibson EDS-1275 khiến cho việc biểu diễn trở nên thuận lợi
hơn. Và cây đàn hai cần cũng trở thành một biểu tượng gắn liền với
Jimmy Page kể từ lúc đó.
Vì quá nổi tiếng, "Stairway" cũng trở
nên lắm phiền phức và là mục tiêu của những kẻ ác ý. Một trong những
scandal lớn nhất về ca khúc này chính là việc gán cho nó cái mác: "tôn
thờ Satan". Lí do? Một phần là do tính cách quái gở của Jimmy Page và
những mối quan hệ bí ẩn của anh với nhà phân tâm học Alistair Crowley,
người được cho là có khả năng nói chuyện với quỉ dữ. Một phần là do khi
chơi đoạn "If there””s a bustle in your hedgerow, don””t be alarmed
now, It””s just a spring clean for the May queen. Yes, there are two
paths you can go by, but in the long run. There””s still time to
change the road you””re on." theo chiều ngược lại trên máy quay đĩa,
người nghe sẽ nghe được thông điệp: " Oh here my sweet Satan! The one
whose little path would make me sad, whose power is Satan. He will give
those with him 666. There was a little toolshed where he made us
suffer. sad Satan" Dĩ nhiên đây chỉ là một điều trùng hợp ngẫu nhiên.
Trong nhóm Led, Robert Plant là người tức giận nhất khi ca khúc này bị
xem là thông điệp tôn thờ quỉ dữ. Jimmy Page thì không đưa ra một lời
giải thích hay phản bác nào. Và cũng vì lí do này, nhiều cửa hàng nhạc
cụ tại Mỹ đã cấm khách hàng chơi "Stairway" trong lúc thử đàn.
Jimmy Page với cây Gibson hai cần khi biểu diễn "Stairway" trên sân khấu.
Cho
đến nay, "Stairway" đã trở thành cảm hứng cho vô số các ban nhạc và ca
sĩ. Có đến hơn 100 bản cover lại ca khúc này theo đủ các phong cách từ
hard rock (Great White), country (Dolly Parton), jazz (Pat Boone),
reggae (Far Cooporation), punk (Me First and the Gimme Gimme) đến phong
cách thổ dân của nhạc sĩ Rolf Harris trong đó ông đã sử dụng toàn những
nhạc cụ đặc thù của thổ dân châu Úc.Bản cover này đã đạt hạng 10 ở Anh.
Các phong cách khác nhau của các bản cover được sử dụng trong chương
trình chat show "The Money or the Gun của Úc ở mỗi cuối chương trình.
Tuy nhiên cho dù cover lại bằng phong cách nào đi nữa, phiên bản chính
của Led Zeppelin vẫn là tượng đài bất hủ của nhạc rock.
Có thể bạn chưa biết: -"Stairway to Heaven" là ca khúc nổi tiếng nhất nhưng không có mặt trong bảng xếp hạng. -Đoạn -Nhóm Butthole -Đây là ca khúc duy nhất có phần lời được in trong mặt trong bìa đĩa "Led Zeppelin IV" – – -Một fan cuồng nhiệt của Zep ở Wishaw, Scotland tên -Robert Plant chưa bao giờ xem "Stairway" là ca khúc hay – Đoạn ca từ " If there””s a bustle in your -"Stairway to Heaven" nằm trong danh sách các ca khúc tạm ngưng phát hành trên sóng FM sau vụ khủng bố 911. -Phần backwards chứa đựng thông điệp tôn thờ quỉ dử của bài hát có thể được nghe tại: http://jeffmilner.com/backmasking.htm – |