Nhưng phải xem đến lần thứ 2, lần thứ 3… sự nhân bản dưới cái hiện thực gào thét và máu me mới dần bộc lộ hết vẻ đẹp của nó. Nó xứng đáng là bộ phim ca nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại, nếu bỏ qua cái chi tiết khiến nó chỉ được đánh giá 4 sao rưỡi, đó là lấy cảm hứng từ “Tommy” của The Who, bộ phim trước đó đã đưa thể loại phim ca nhạc lên vũ đài của nghệ thuật thứ 7.
Nhưng khác hẳn với cái hình thức dựng phim kiểu nhạc kịch thời sơ khai của Tommy khi các nhân vật đớp miệng theo Lyrics dựng sẵn, The Wall thực sự là một cuốn phim minh hoạ cho bản giao hưởng âm nhạc hoành tráng. Phải nói với tài năng của một kiến trúc sư, Roger Water với ban nhạc Pink Floyd đã lồng ghép được những ý tưởng phong phú và đa chiều trên cấu kết điện ảnh vào ý đồ chủ đạo của album nền “the Wall” sau 4 năm (Audio album xuất bản năm 1978). Roger là người đã sáng tác hầu hết các bản trong album và là nhà sản xuất phim.
Ý đồ xuyên suốt trong TW là câu chuyện cuộc đời của một con người từ khi được sinh ra là một cậu bé ngây thơ vô tư như ai rồi cuối cùng trở thành tên độc tài tầm cỡ Hitler. Vậy cái gì là nguyên nhân của một hành trình như vậy, câu trả lời là The Wall-Bức Tường cuộc đời đã từng bước dựng lên phủ bóng tối lên tâm hồn của cậu bé…
Phần II. Ba viên gạch cơ bản xây lên bức tường
Nói đến bức tường, mọi người chắc chắn liên tưởng đến những viên gạch. Bức tường ngăn cách tâm hồn của một câu bé cũng được xây nên bởi những viên gạch, từng viên từng viên một, ngày càng chồng chất, ngày càng nặng nề.
…another brick in the wall…
…Một viên gạch rồi lại một viên gạch nữa trên bức tường…
Viên gạch thứ nhất là chiến tranh. Phải, chiến tranh là cái gì tồi tệ nhất mà con người có thể nghĩ ra được. Rất thường thôi, khi nó cướp đi người cha của Pink-nhân vật chính của chúng ta, khi mà nó vừa chào đời. Để về sau nó phải thổn thức thốt lên:
…Daddy’s flown across the ocean
Leaving just a memory
Snapshot in the family album
Daddy what else did you leave for me?
Daddy, what’d’ja leave behind for me?!?
All in all it was just a brick in the wall.
All in all it was all just bricks in the wall…
Vậy đấy, một ngày nào đó đi học về, đứa trẻ bất chợt lục tìm trong tủ, và thấy những di vật của người cha mà nó chỉ nhìn thấy lờ mờ trong album ảnh ra đình, bộ quân phục, khẩu súng ngắn, giấy báo tử và huy chương của nữ hoàng, để tự hào hay tủi hờn. Lá cờ Anh Quốc rụng hết những phần màu đỏ, để lộ ra một hình thánh giá lạnh lùng như trên nấm mồ của cha nó và bao người cha khác…
Còn nhớ lúc nó ra công viên chơi hồi nhỏ hơn, có người đàn ông nhân tiện chơi với con gái của mình, đã bế nó lên cầu trượt mà làm nó cứ ngỡ như cha mình, để rồi cố bám theo, để hưởng chút thế nào là chăm sóc của người cha, để rồi bị ông ta khó chịu đẩy nó ra, để rồi ngồi trên xích đu, tủi thân mà không khóc được một giọt nước mắt…
Con không cha như nhà không nóc, đứa trẻ cứ lớn lên để luôn hỏi, bố đã để lại cái gì cho mình, phải chăng chỉ là một viên gạch đầu tiên trên bức tường cay đắng…
Viên gạch thứ nhất đối với chúng ta, đất nước đến 90% thời gian là chiến tranh, cũng không có gì là lạ lẫm, quá muỗi phải không, có gì là đau khổ đâu, bao nhiêu người vẫn đứng dậy từ đó đấy thôi…
…Did you see the frightened ones?
Did you hear the falling bombs?
Did you ever wonder why we had to run for shelter when the
promise of a brave new world unfurled beneath a clear blue sky?
Did you see the frightened ones?
Did you hear the falling bombs?
The flames are all gone, but the pain lingers on.
Goodbye, blue sky
Goodbye, blue sky…
***
Nhưng viên gạch thứ nhất còn chưa kịp khô vữa, thì viên thứ hai đã xếp vội lên. Viên gạch thứ 2 này khoác một bộ quần áo rất chính nghĩa, khác hẳn với chiến tranh, đó là Nền Giáo Dục.
Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng hãy nhìn lại người nào mang lại sự giáo dục cho những đứa trẻ mà không ít trong số chúng còn chưa hết ngơ ngẩn và hoài nghi là mình không có cha. Lão thầy giáo, trên lớp thì ra oai với học sinh, dè bỉu những con chim đáng thương sao mà học ngu thế không bằng ông mày, bỉ bai những thú vui ngớ ngẩn như thơ thẩn của chúng. Nhưng ai biết đâu về nhà lão lại cun cún với bà vợ tác ta tâm thần vừa béo vừa già. Đúng là lớp học với lũ trẻ là nơi lão có thể mặc sức giận cá chém thớt, nhưng âu cũng là chuyện thường ngày ở huyện, quyền sinh quyền sát trong tay, muốn làm gì chẳng được.
Nhưng đó cũng chỉ là những trang điểm diêm dúa bề ngoài của viên gạch education. Thành phần cốt của viên gạch được thể hiện bằng hình ảnh cực kì sốc, khiến khán giả liên tưởng đến thảm hoạ diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc Xã. Những đứa trẻ kia, đủ mọi giới tính, lứa tuổi, tính cách, khả năng, vậy mà đều dược đưa vào cỗ mãy giáo dục kiểu xay thịt, để cho ra rặt một thứ sản phẩm giống nhau, những phoi thịt mới nghĩ đã thấy kinh hồn chưa nói là nhìn. Còn đâu là cá tính, còn đâu là con người, nền giáo dục độc tài chỉ muốn tạo ra những con người sống trong nhưng cái mặt nạ đần độn và dễ bảo, một đàn lợn để những tên phát xít chăn dắt và cuối cùng làm thịt…
Không cần nghĩ, chỉ cần làm theo cái gì được bảo, thế đấy cậu bé Pink đã nhận được viên gạch thứ 2 trong suốt quá trình bắt đầu nhận thức cuộc đời như thế…để rồi trong đầu nó, chỉ có lay lắt một giấc mơ duy nhất, là một ngày nào đó, cái đám trẻ “ngoan ngoãn” như cún con ấy, sẽ bùng lên đập phá, sẽ được trút lại lên đầu lão thầy giáo khốn nạn những gì lão đã ban ơn cho chúng…
…We don’t need no education
We dont need no thought control
No dark sarcasm in the classroom
Teachers leave them kids alone
Hey! Teachers! Leave them kids alone!
All in all it’s just another brick in the wall…
***
Rời khỏi ghế nhà trường với viên gạch mất cha choán trong tâm hồn và viên gạch giáo dục còn đè nặng hai bàn chân, Pink, lúc này đã là trưởng thành, rồi lấy vợ như ai, phải tiếp tục dơ lưng ra gánh những viên gạch xã hội với bao cám dỗ tệ nạn. Trác táng, dâm loạn, phá phách, nổi loạn rồi bạch phiến… là những thứ Pink cảm nhận về cuộc đời. Trường lớp xã hội còn cay nghiệt gấp vạn những giáo điều của viên gạch thứ 2. Pink hoàn toàn bị nhấn chìm trong bức tường cao vời vợi không có lối thoát, chồng chất những viên gạch đen đúa, bưng bít mọi cửa sổ tâm hồn cậu. Những khuôn hình nặng nề và tối tăm, Pink ngồi lặng lẽ trong tiếng nhạc thác loạn….một sự im lặng giống như biển khơi trước cơn bão lớn…
…I don’t need no arms around me
And I dont need no drugs to calm me.
I have seen the writing on the wall.
Don’t think I need anything at all.
No! Don’t think I’ll need anything at all.
All in all it was all just bricks in the wall.
All in all you were all just bricks in the wall…
Phần III. Để xây bức tường, cần thêm vôi vữa
The Wall-part I, là một bức tranh toàn cảnh của quá trình kiến tạo bức tường. Ngoài 3 viên hay 3 loạt gạch cơ bản, bức tường còn nhận được sự cống hiến hoàn hảo của những vôi vữa, phụ gia, gạch nửa khác….
Mất đi người cha, trụ cột gia đình dồn lại cho người mẹ. Một bà mẹ phốp pháp đầy vẻ phúc hậu. Bà hiện lên với hình ảnh như của một người mẹ tuyệt vời, chăm sóc lo lắng cho từng đường đi nước bước của đứa con mình, giữ cho nó được sạch sẽ, vô trùng và ấm áp. Vậy đã đủ ư, những cái thuộc về vật chất đấy???
Cả bài hát “Mother” được dựng lên bởi những câu hỏi bất tận không có sự phản hồi. Pink cứ thế hỏi mẹ, từ những vấn đề của thế giới như chiến tranh, chính trị đến chuyện cá nhân như yêu đương tình cảm, nhưng dường như cậu chỉ nhận được tiếng vọng của chính mình từ bức tường câm lặng…
Hỡi ôi, mất cha vì chiến tranh, nay còn mẹ mà cũng như không, cậu bé đắm chìm trong nỗi cô đơn ngay chính trong nhà của mình ngày từ thuở ấu thơ…
…Mother do you think they’ll drop the bomb?
Mother do you think they’ll like this song?
Mother do you think they’ll try to break my balls?
Mother should I build the wall?
Mother should I run for president?
Mother should I trust the government?
Mother will they put me in the firing line?
Mother is it just a waste of time?
[In the movie it was sung: “Mother am I really dying?”]
Hush now baby, baby, dont you cry.
Mother’s gonna make all your nightmares come true.
Mother’s gonna put all her fears into you.
Mother’s gonna keep you right here under her wing.
She wont let you fly, but she might let you sing.
Mama will keep baby cozy and warm.
Ooooh baby ooooh baby oooooh baby,
Of course mama’ll help to build the wall.
Mother do you think she’s good enough — to me?
Mother do you think she’s dangerous — to me?
Mother will she tear your little boy apart?
Mother will she break my heart?
Hush now baby, baby dont you cry.
Mama’s gonna check out all your girlfriends for you.
Mama wont let anyone dirty get through.
Mama’s gonna wait up until you get in.
Mama will always find out where you’ve been.
Mama’s gonna keep baby healthy and clean.
Ooooh baby oooh baby oooh baby,
You’ll always be baby to me.
Mother, did it need to be so high?…
Đỉnh cao của nỗi cô đơn này là trường đoạn (movie) Pink nhặt được con chuột bị dịch hạch, cậu thương cảm và mang nó về để chăm sóc. Một hình ành mà khiến các cô gái phải quay mặt nhìn chỗ khác, nhưng nó là cả một nỗi đau không lời, cậu bé Pink đáng thương cô đơn đến mức chỉ còn một con chuột cống đang ngắc ngoải vì dịch hạch để làm bạn, mà cuối cùng nó vẫn rời bỏ cậu để đến cái nơi có lẽ có cha cậu…
***
Rời đôi cánh quá rộng lớn và ấm áp của mẹ, Pink đi tiếp bước thứ 2 của cuộc đời với một người đàn bà nữa. Một lần nữa, chàng trai Pink lại cô đơn ngay chính trong gia đình của riêng mình. Cuộc sống vợ chồng nhàm chán theo lối mòn hết ngày dài lại đêm thâu. Cuộc vui nào cũng đến lúc tàn, tình dục đam mê cũng như món ăn ngon, bài hát hay, bức tranh đẹp chỉ dăm lần thưởng thức là ngán tận cổ. Cái gì còn lại, 2 con người không thuộc cùng thế giới, không có chung tiếng nói… Kết cục tất yếu, Pink bỏ nhà đi để phá vỡ không khí nặng nề để rồi một lần gọi điện về nhà nghe thấy một người đàn ông khác trả lời …
…What shall we use
To fill the empty spaces
Where we used to talk?
How shall I fill
The final places?
How can I complete the wall …
Khoảng trống tạo ra bởi bức tường, lan toả trong không gian, trùm lên tâm hồn Pink, để một lúc nào đó, hắn choàng tỉnh, vùng lên đập phá trong vô vọng. Nhưng bức tường vô hình đã hoàn thiện, phủ kín con người nhỏ bé, không lối thoát. Hắn đã hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài…
…Goodbye cruel world,
I’m leaving you today.
Goodbye, …
Goodbye, all you people,
There’s nothing you can say
To make me change my mind.
Goodbye!…
Quá hoàn hảo, nào gạch nào vôi vữa, cuộc đời như trò đùa cay nghiệt đã hoàn thành công việc của nó để xây lên bức tường. Từ đây Pink tạm ngủ yên trong tâm hồn cậu, tạm biệt thế giới tàn nhẫn…
Phần IV. Mặt biển tĩnh lặng thường là ẩn dấu cơn cuồng nộ…
Pink đã hoàn toàn bị trầm cảm. Tất cả đều rời xa, không còn ai, chỉ còn những đồ chơi như con trẻ, nhưng nhuốm màu tâm thần.
…Is there anybody out there?
Is there anybody out there? …
Pink đôi lúc như hơi tỉnh, để tìm kiếm cái gì đó trong vô vọng… Thế giới như hoàn toàn khép lại, trước mắt chỉ còn bức tường cao vời vợi với nhưng viên gạch khô khốc…
***
Cái gì đến rồi cũng phải đến, con giun xéo mãi cũng quằn. Showtime! Mayday! Sự câm lặng cũng chỉ có giới hạn, để một ngày vỡ tung ra.
Từ đống sâu bọ giun dế đang ăn ruỗng cái linh hồn bầy nhầy hôi thối, Pink lột xác để trở thành tên độc tài đầy quyền lực. Đôi mắt thẫn thờ vô hồn ngày trước nay sáng loà đầy uy lực của cơn thịnh nộ độc ác. Người ta nói, kẻ có đôi mắt sáng rực một là thiên tài, hai là điên, cả hai hoàn toàn đúng đối với Pink.
Cái gì cuộc đời đã ban tặng hắn, hắn sẽ trả lại bằng hết, có khi còn hơn. Tất cả đám ngu dân hò reo theo tiếng kêu gọi của hắn, như những con rối, như những phoi thịt được hắn sản xuất trong cối xay thịt mà hắn tự thiết lập. Cuộc vui bỗng chốc trở thành thảm kịch, khi các nhà chính trị đạt được mục đích, sự ưu đãi lộ mặt cái hà khắc phát xít. Ngwời do Thái, dân đồng tính bị lôi ra đè nghiến vào “tường”…
Khắp nơi tiếng bắt bớ, đánh đập, kêu gào, van xin thảm thiết. Mọi người sống trong bầu không khí nơm nớp, khi ngoài đường đạo quân “2 búa” rầm rập đi tuần dưới sự chỉ đạo của con lợn phát xít, cậu bé Pink ngày nào…Tiếng nhạc nền dồn dập như tiếng chân đuổi sát sau lưng “run run run run …” sự gào thét đã lên đến đỉnh điểm, không còn giằng xé trong tâm can mà đã nổ tung ra ngoài…
Phần V. Kết cục có hậu
Câu chuyện đã lên đến hồi kịch tính nhất, cần phải mở nút. Con thú hoang dại Pink chợt lấy lại chút tính người, để đột nhiên nhận ra sai lầm của mình. Dừng lại! dù đã quá muộn.
…Stop!
I wanna go home
Take off this uniform
And leave the show.
But I’m waiting in this cell
Because I have to know.
Have I been guilty all this time? …
Dường như kết thúc có hậu cho tội ác lịch sử là một phiên toà. Nhưng cấu kết của “trial” như một cuốn phim cuộc đời tua nhanh trước thời điểm cái chết. Pink một lần nữa đứng trước bức tường, nghe sự phán xử của bồi thẩm đoàn sâu mọt, với những nhân chứng hay những tội phạm xây nên bức tường đó, bà mẹ, thầy giáo, vợ…
Cuối cùng là bản tuyên án, của quan toà, hay của chính tâm hồn hắn: Đập đổ bức tường. TW kết thúc với hình ảnh bức tường nổ tung, xoá đi tất cả hận thù, tủi nhục, đau khổ… để đưa Pink ra bên ngoài bức tường, đến cõi siêu thoát vĩnh hằng, đến nơi chúa sẽ xá tội cho đứa con tội lỗi đáng thương của người…
Thế giới lại trở nên yên bình như chưa hề có biến cố nào, như biển khơi sau cơn bão tố…
…All alone, or in two’s,
The ones who really love you
Walk up and down outside the wall.
Some hand in hand
And some gathered together in bands.
The bleeding hearts and artists
Make their stand.
And when they’ve given you their all
Some stagger and fall, after all it’s not easy
Banging your heart against some mad bugger’s wall…
Phụ lục: Một số thủ pháp nghệ thuật âm nhạc và điện ảnh
Xét không cần phải bàn quá nhiều về vấn đề thủ pháp nghệ thuật và điện ảnh, vì có xem thì mới thấy hết được cái hoành tráng và quy mô về mặt nghệ thuật (chứ không phải kiểu mang tiền ra trát như Holliwood) của TW. Chẳng thế mà sau mấy tháng miệt mài tâm huyết cho đứa con tinh thần của mình, nhà kiến trúc sư nhưng lại tài ba về âm nhạc và điện ảnh Roger Water đã phải đi Trâu Quỳ một thời gian…
Trước tiên về âm nhạc, ngoài vấn đề chiều sâu về nội dung ý tưởng đã nói quá nhiều ở trên, TW được thiết kế trên một nền âm nhạc cực kì tinh tế. Các bài hát đều có một phong cách riêng toát lên nội dung trong đó, mặc dù vẫn dựa trên một âm hưởng chung, âm hưởng mà dù cất lên ở đâu, người ta cũng phải nhận ra “Oh, bác Pink đây rồi”. Một số ví dụ điển hình:
– In the Flesh: hard rock, đanh thép hùng hồn của một chính khách, nhưng đầy vẻ hằn học và nhạo báng của một kẻ đang mị dân để trả thù đời;
– Another brick in the wall: lớp nhạc, lớp lời này chồng lên lớp nhạc kia (all in all, another brick…) khiến liên tưởng các lớp gạch xây đè lên nhau;
– Mother: các câu hỏi đều đều và day dứt không hồi âm;
– Young lust: rock n’ roll, rộn ràng nhưng sao sao ấy;
– Dont leave me now: thảm thiết bi ai như những nhát dao cứa đứt lòng;
– No bodyhome: thủ thỉ, trống trải;
– Bring the boy back home: một chút âm hưởng opera, hào hứng phấn khởi;
– Run like hell: chất metal dồn dập như đuổi bắt;
-The trial: một vở nhạc kịch bi hài (đoạn này không hiểu mình Roger lãnh xướng hay là có thêm người phụ trợ, nếu thế thì bái phục)…
Toàn bộ tác phẩm đã đem lại cho Pink Floyd và Roger Water cái tên “ban nhạc chơi giao hưởng bằng nhạc cụ hiện đại”…Cái chất nhạc ấy sẽ mãi là kinh điển để về sau ảnh hưởng đến cả một thế hệ âm nhạc, từ gạo cội như Manowar cho đến các chú trẻ như skidrow…
***
Nhưng có một điều rất hài hước là, tôi cũng đã nghe PF-TW từ lâu và cũng thích vì chất nhạc đầy cá tính, nhưng mãi đến cách đây hơn 4 năm, khi trực tiếp sở thị cuốn phim ca nhạc, tôi mới thực sự ngạc nhiên sững sờ và để rồi ngấm được cái hay của nó. Một lần nữa, nghệ thuật thứ 7 lại khẳng định sức mạnh của nó.
Phải nói, Roger Water- Pink Floyd cùng với đạo diễn Alan Parkler (tên không chính xác lắm vì tôi không có phim ở đây), đã tạo nên cặp bài trùng hiếm có. Bộ phim quả thật là xuất sắc với phong cách thể hiện đa chiều, ẩn dụ, thậm xưng, hoán dụ… đã toát lên cái hồn của TW, nếu không ngoa là còn bộc lộ hết được những ý tưởng mà TW audio vẫn chưa thể hiện hay chưa kịp thể hiện (hehe)… Những trường đoạn, những thủ pháp hình ảnh với sự góp mặt của hoạt hoạ đầy sức sáng tạo đã cho khán giả một cái nhìn mới về âm nhạc trong phim, hay phim trong âm nhạc. Có rất nhiều chi tiết nhỏ nhưng góp phần không nhỏ đến sự ấn tượng của bộ phim: hình ảnh cối xay thịt người, chú bé Pink và con chuột, máy bay ngợp trời hoá thành thánh giá (cái này thì ăn cắp nguyên xi của Tommy), lũ người đeo mặt nạ dị hợm không còn cá tính, lá cờ Anh vỡ rụng xuống thành thánh giá bê bết máu, hình ảnh hai đoá hoa quấn lấy nhau thể hiện phồn thực, hình ảnh những đôi búa duyệt binh trong ánh chớp chói loà, những trường đoạn quá khứ hiện tại đan xen…. đều có bàn tay chăm chút của tác giả.
Pink Floyd-The Wall, phim và nhạc hay nhạc và phim, sẽ mãi mãi là bản trường ca bất hủ, ít nhất trong trái tim tôi và bao người yêu nhạc, đặc biệt là cái chất nhạc người ta vẫn gọi là khó hiểu (giao hưởng) và nhức đầu (rock)…