Ban nhạc được thành lập năm 1987 ở ngoạI ô thành phố Stockholm bởi Christofer Johnsson dướI cái tên là “Blizkrieg”. Sau đổi thành “ Megatherion”, rồi cuối cùng quyết định giữ cái tên “Therion” làm tên chính thức. Gần 18 năm cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc, Therion đã có 19 album (bao gồm cả demo và single), mỗi album là 1 bước nhảy vọt để ban nhạc khám phá ra 1 phong cách riêng biệt và đặc sắc của chính mình. Ở những album đầu tiên, họ chơi death metal. Sau này, từ “Lepaca Klifforth”ban nhạc đã biết kết hợp nhiều loại âm nhạc tạo thành 1 thứ âm thanh tổng hợp không lẫn vào đâu được. Những âm thanh ấy là sự kết hợp tài tình của nhạc giao hưởng, opera, nhạc kịch, nhạc dân ca trên nền của Heavy metal. Ở Therion ta thấy phảng phất đâu đó sự hoà âm phối khí với dàn nhạc giao hưởng của Haggard, đôi lúc lại bắt gặp giọng Soprano trong và khoẻ của Tarja trong Nightwish, hoặc thấp thoáng những giai điệu của Gothic. Nhưng như thế vẫn còn là chưa đủ. Cái quan trọng tạo nên “bản sắc Therion” chính là sự hợp lí và tinh tế khi đặt những thanh sắc quyến rũ bên cạnh thứ heavy metal của những thập kỉ 80 của Iron Maiden và giọng death/black gầm gào của Christofer. Thật đámh ngạc nhiên khi những thứ tưởng chừng như đối lập với nhau lại được kết tinh thành một chỉnh thể hoàn hảo như thế. Và còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng thủ lĩnh của ban nhạc- Christofer Johnson lại chưa hề học tập ở bất cứ một trường nhạc nào. Quả thật là đáng khâm phục.Nói về âm nhạc của Therion thì không biết phải nói thế nào để có thể diễn tả được hết cái hay của nó. Chỉ có thể bằng cách bật nhạc của họ lên để nó cuốn ta đi theo cái dòng chảy của nó, để tâm hồn ta có thể đắm chìm vào đó mà cảm cho hết cái khí lực, cái không khí , cái nhịp điệu lộng lẫy, vĩ đại, hùng vĩ mà nó mang đến cho ta. Vâng, chỉ có thể bằng cảm xúc, bằng tâm hồn thì lúc ấy ta mớI thấy được Therion tuyệt diệu đến nhường nào? Hãy để âm nhạc ngợi ca chính bản thân nó. Còn bây giờ hãy quay trở về vớI Therion nhưng ở một khía cạnh khác, đó là nội dung tư tưởng ẩn chứa trong những bài hát và album của họ.
Đến vớI Therion là ta đang trên con thuyền ngược về thời quá khứ, nơi những nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ. Phần lớn là nền văn minh Ai Cập, Hy Lạp, Babylon, cũng đôi lúc xuất hiện truyền thuyết của La Mã hay Ả Rập. Tất cả những điều này chứng minh rằng Christofer có một vốn kiến thức hiểu biết rất sâu rộng. Không chỉ có thế, anh còn là một người mang trong mình 1 trí tưởng tượng phong phú. Hãy đến với những bài hát của Therion. Ở đó ta có những cuộc phiêu lưu thú vị đến những vùng đất kỳ lạ và thần tiên. Những vùng đất chứa đựng lên trong những giấc mơ huyền hoặc. Nói về các thế giới ấy có thể dẫn chứng 1 câu của Hàn Mặc Tử: “ Từ sự thực đi tới bào ảnh, từ bảo ảnh đi tới huyền diệu và từ huyền diệu đi tới chiêm bao. Mông lung đã trùm lên sự vật và cõi thực bị ánh sáng của chiêm bao vây riết”. Khi hồn ta bay lên cùng những giấc mơ của Therion, ta thấy mọi vật như đều mờ nhoà đi, chỉ thấy xung quanh mình là một xứ sở khác. Ở cái xứ sở này ta thấy cái huyền ảo của ánh trăng bao bọc màn đêm đen, thấy xuất hiện những vị thần, những nàng tiên mà có thể ta đã hoặc chưa bao giờ được biết đến. Ở đó ta có thể được nhảy múa say sưa, mọi cảm xúc đều được bộc phát mà chẳng có gì phải kìm nén cả. Thôi, hãy kéo hồn mình trở về với thực tại, tư tưởng của Therion đâu chỉ có thế. Nó là những vấn đề về tôn giáo, về Chúa Trời, về những con quái vật, về cái bí ẩn của địa ngục và màn đêm. Nó còn kể về cái hối hả quyết liệt của những cuộc chiến tranh vĩ đại về tinh thần chiến đấu của những vị anh hùng( chỉ cần nghe nhạc thôi là có thể hiểu được cái tinh thần ấy là thế nào?)
Có lẽ nội dung của những bài hát mà Therion đã mang lại cho những người nghe quá xa vời thế giới hiên đại bây giờ. Nhưng qua đó mà ta có thể biết được nền văn minh nhân loại xa xưa với một cảm nhận hoàn toàn khác – cảm nhận bằng âm nhạc. Còn về những giấc mơ (tớ rất thích nói về nó) chắc chắn rằng nó sẽ nuôi dưỡng và làm tâm hồn mình thêm phong phú: “ Không ai bẻ gãy những cây cầu đưa ta vào giấc ngủ, từ giấc ngủ đi tới những giấc mơ, từ giấc mơ sẽ đi đến ngày trường cửu”.
(Vanesta @ Cafe-Rock)