Mặc dù Alternative Rock là thể loại thịnh hành trong thập kỷ 90 nhưng chỉ có một cái tên được nhắc tới nhiều nhất ở VN đó là Nirvana, với thành công của mình họ đã mở đầu cho một trào lưu lớn trong lịch sử đầy biến động của Rock trong suốt thập kỷ này. Tuy vậy, Alternative Rock là kết qu của một tập thể rất nhiều tên tuổi đã làm nên cuộc cách mạng này, vào lúc trước và sau khi Nirvana thành công thì có một số ban nhạc trong suốt thập kỷ 80 đã tạo nên những c sở đầu tiên cho thể loại này mà tiêu biểu là những ngày đi lên từ trong khó khăn của R.E.M. Sau đó, khi ban nhạc của Kurt Cobain đã tan rã thì những người khác đã tiếp tục dẫn dắt trào lưu, đó là The Smashing Pumpkins và Radio Head. Tuy vậy, do một số nguyên nhân khác nhau mà những ban nhạc về sau của Alternative Rock không được phổ biến tại VN.Vì vậy bài viết này muốn giới thiệu về một ban nhạc còn ít được biết đến ở VN đó chính là The Smashing Pumpkins. Đây chính là người đã dẫn dắt Alternative Rock vào khong giữa thập kỷ 90 (từ 1995 – 1998) mà sau đó Radio Head đã tiếp tục vào cuối thập kỷ.Còn sang đến những năm 2000 trở đi thì đã là thời kỳ nở rộ của Modern Rock ( là trào lưu chính hiện nay của Alternative ). Điểm qua tình hình s lược lịch sử Alternative Rock như vậy để thấy được đóng góp của một số tên tuổi lớn của dòng nhạc này, ngoài ra còn một loạt ban nhạc nữa mà những người yêu thích Alternative Rock đều biết : White Jombie, Rage Against The Machines, Garbage, Beastie Boy,Jane Addiction,Linkin Park…(còn nhiều nữa mà xin hẹn các bạn trong một bài viết toàn diện về Alternative Rock).
Nếu phải lấy một thí dụ điển hình về một ban nhạc Rock đi lên từ trong khó khăn thì không thể không kể đến The Smashing Pumpkins. Xuất hiện và bùng nổ vào giữa thập kỷ 90 với album “Mellon Collie and the infinite sadness” (1995)-một thành công rực rỡ ngoài sức tưởng tượng mà chính các thành viên của ban nhạc đã phát biểu :”như là trong một giấc m!”, một album đã được tạp chí âm nhạc Rolling Stone đánh giá xuất sắc (*****), là một trong những double album bán chạy nhất thập kỷ 90 với số lượng kỷ lục 4.5 triệu bn đồng thời giành được rất nhiều gii thưởng lớn ở c gii Grammy (Mỹ),Britist Award (Anh)…và lập tức đưa Smashing Pumpkins (viết tắt là SP) lên đỉnh vinh quang, và các album của được giới trẻ trên khắp thế giới đón nhận , ban nhạc lúc bấy giờ với các thành viên còn rất trẻ mặc nhiên được coi là người dẫn đầu trào lưu Alternative Rock sau khi Nirvana vừa mới tan rã…album sau đó “Adore”(1998) cũng chiếm vị trí cao trong bng xếp hạng của Rolling Stone . Song không phi ai cũng biết rằng ban nhạc đã từng tri qua một thời kỳ gian khổ suốt 7 năm trước đó kể từ khi mới được thành lập và biểu diễn lần đầu tiên vào ngày 5/10/1988 tại CLB Metro ở Chicago.Ban nhạc đã không được chấp nhận ở khắp ni và đã từng phi buồn bã kéo lê nhạc cụ âm thanh, kiên nhẫn nuôi hy vọng ở những sân khấu không ai buồn nghĩ đến.Thậm chí,các tờ báo ở địa phưng còn viết bài chế giễu họ nữa. Các bậc phụ huynh của các thành viên thì lo lắng cho tưng lai m đạm của các cô cậu, cho rằng bọn chúng chỉ tụ tập chi bời và cấm các con mình tham gia nhóm nhạc do Billy Corgan dẫn dắt . Khó khăn chồng chất,cãi vã với gia đình nổ ra thường xuyên.Không khí căng thẳng bao trùm lên Smashing Pumpkins đã có lúc nhóm chỉ chực tan rã,Corgan đã quay về nhà nằm khóc trong giai điệu “Song in the key of life” của Jimi Hendrix mà đã khiến anh yêu nhạc từ năm lên 6.Nhưng sau cùng Smashing Pumpkins đã họp nhau lại và quyết định làm một cú đột phá lần cuối ở ngay tại chính Chicago thành phố đã khai sinh ra ban nhạc, và nếu thất bại thì “bye bye” sẽ là đề tài cuối cùng của nhóm.C nhóm cùng ngồi nghe hàng nghàn bn nhạc , phân tích rồi rút ra những gì đã khiến cho chúng thành công. Billy lại lao vào phòng thu với một sức lực gần như không tưởng : anh làm việc suốt tuần với 20 giờ mỗi ngày chỉ cho một bài hát (đây cũng là thói quen làm việc của Billy sau này). Và lần này họ đã thành công.Chỉ sau vài ba lần diễn cái tên Smashing Pumpkins đã trở thành đề tài kháo nhau của giới trẻ. Không hề có “bầu” show nào đỡ đầu, nhóm tự tổ chức những live show thật trân trọng cho riêng mình và mừng đến phát khóc khi thấy không còn vé để bán vào buổi diễn thứ tư.Từ đó, những bài hát của SP đã vang khắp Chicago, rồi từ Chicago đến Minneapolis,San Francisco,Clevland…cho đến London,Paris,Tokyo…Thành phố Chicago và c nước Mỹ chợt hiêủ rằng suýt nữa họ đã bỏ quên đứa con cưng của mình ,một tài năng âm nhạc đích thực tí nưă đã bị chìm trong bóng tối.Bởi vì sau đó , Smashing Pumpkins đã khăn gói lên đường du diễn thế giới không phi để qung bá cho “Mellon Collie…” (bây giờ thì chẳng cần nữa) mà để cho album “Gish” đã được thực hiện từ…5 năm trước đó mà hầu như không ai biết đến.Ngay sau đó, nhu cầu của các fan hâm mộ trên khắp các châu lục về âm nhạc hay và hoàn toàn mới lạ của Smashing Pumpkins hầu như không bao giờ cạn và tính cho đến nay có 25 triệu bn của 5 album đã được bán hết . ở nước ta, hồi đó không hẳn đã hoàn toàn bỏ quên ban nhạc này, sau khi Smashing Pumpkins đạt gii Grammy ’97 cho ban nhạc trình diễn Hard Rock xuất sắc nhất và trong một thời gian dài trên tạp chí The Rolling Stones liên tục đăng các bài viết về nhóm nhạc xuất sắc này của các nhà phê bình âm nhạc thì anh Quang Dũng đã có ngay một chưng trình giới thiệu “Mellon Collie…” trên FMVN,và một số ni ở HN như anh Nguyễn Anh Dũng(6 Nguyễn Gia Thiều ),và 49 Quang Trung đã cung cấp nguồn thu băng catxette. Nhưng sau đó băng,đĩa,nh,tư liệu…về Sp trừ một số bài báo viết về họ.Mà đối với âm nhạc chỉ có như vậy thì chưa nói lên được điều gì.Và hiện nay có rất ít tín đồ của Smashing Pumpkins. Nên có thể nói sự có mặt của Smashing Pumpkins ở VN như một ngôi sao chổi xuất hiện trong 1 thời gian ngắn biến mất và có vẻ như không để lại một dấu vết gì so với những Nirvana,Metallica… Thế mới biết do ở ta,do hạn hẹp về thông tin,số lượng tín đồ chưa đông đo,nguồn băng đĩa chưa phong phú nên nhiều ban nhạc rất hay còn ít được biết đến như Jethroo Tull,The Kinks,The Grateful Dead,The Smith ngày trước… hay những nhóm nhạc gần đây như Day of The New,Blind Guardian…Xin lấy một ví dụ để minh hoạ,có 1 band được nhiều người “biết đến tên” nhưng cũng coi như không vì không được đánh giá đúng mức :Radio Head. Họ đang được đánh giá là một trong những ban nhạc Rock xuất sắc nhất đưng đại, chỉ đn cử trong bng xếp hạng mới nhất 10 album Rock hay nhất mọi thời đại, RH đã “chễm chệ” sánh vai những tên tuổi bất hủ của Rock như :Bob Dylan,Pink Floyd,The Smith…(hai vị trí của Radio Head trong danh sách này là các album: The Bend xếp thứ 2 và Ok Computer! ở vị trí thứ 4, họ chỉ không thể vượt qua tứ quái The Beatles huyền thoại:1,3,5,8. Điều đáng lưu ý là các album của RH mới ra đời từ năm 95 và 97 nhưng ngay trong lần xếp hạng trước diễn ra vào năm 98 họ đã xếp ở các vị trí 10 và 21).
Cho đến nay các thành viên không gii thích gì về tên ban nhạc nhưng các fan hâm mộ đã nghĩ về cái tên”Smashing Pumpkins” và có nhiều cách hiểu mà họ đều thấy thú vị:nào là “những qủa bí ngô thông minh”, rồi “những qủa bí ngô cừ khôi”,thậm chí có người không hiểu suy luận kiểu gì thành “những chú cừu non biết hát!” tất c đều gợi lên hình nh những qủa bí tròn lăn lông lốc nghịch ngợm, bướng bỉnh và cá tính. Nhưng ý nghĩa dược nhiều người thích nhất và có lẽ chính là ý tưởng của các thành viên ban nhạc, theo cách hiểu này thì “Smashing Pumpkins” nghĩa là ‘đập nát những trái bí”-đây là cái tên phn ánh tính chất bùng nổ tiêu biểu cho âm nhạc của SP .Nó gợi đến hình nh khi một người bỗng nhiên gi một qủa bí lên và đập nó xuống đất vỡ tan tành thì người đó đang ở trong một tâm trạng như thế nào…Hình nh qủa bí có vỏ ngoài cứng và bên trong rỗng làm ta liên tưởng tới bộ óc của một người có những giằng xé trong nội tâm như lúc nào cũng muốn nổ tung ra thành từng mnh. Còn những tín đồ của Smashing Pumpkins thì hiểu những diễn biến trong thế giới nội tâm của Billy Corgan (trưởng nhóm) nên không hề ngạc nhiên vì chính họ cũng cm thấy mình như muốn nổ tung khi nghe nhạc của Smashing Pumpkins.
Các fan hâm mộ Smashing Pumpkins thường dùng một hình ảnh dễ thương để ví von về các thành viên ban nhạc yêu quý của mình,đó là: “các hành tinh quay quanh mặt trời”, ở đây mặt trời để chỉ Billy Corgan-linh hồn của ban nhạc là ca sĩ ,đánh guitar lead,và sáng tác ca khúc; còn các hành tinh là những thành viên còn lại: James Iha-chi guitar, Jimmy Chamberlin-trống,và người cuối cùng nếu bạn từng xem video clip của SP sẽ thấy thật ngạc nhiên và thú vị một cô gái duyên dáng tưởng như không thể nào đứng ở đó –tay cầm cây bass, tên là D’arcy Wresky. Mọi chuyện bắt đầu từ khi Corgan gặp Iha, do bố của mình là một nhạc công guitar nên Corgan có 1 phòng thu âm nghiệp dư.Iha, một thanh niên nghiên cứu trống điện tử đã đến thử một vài mẩu “felling” của anh.Cuộc trò chuyện đã xy ra và một ban nhạc hai người đã ra đời.Họ biểu diễn ở bar rẻ tiền Chicago polish,và tại đây Billy đã phát hiện ra cô gái chi bass bướng bỉnh D’arcy qua… một trận cãi vã ỏm tỏi: D’arcy thì cho rằng nhóm Dan Reed Network chi hay, còn Billy thì cho là ch có chút giá trị nào. Thế rồi họ làm hoà và D’arcy đã đi cùng đến chỗ Billy để thử những nốt đầu tiên trong bn nhạc của anh. Chamberlin là người đến sau cùng nhưng lại là người tạo ra nhịp điệu hard rock dữ dội cho Smashing Pumpkins. Ban nhạc chi quá ăn ý với nhau. Có một điều lý thú ngộ nghĩnh ở Smashing Pumpkins là 1 cô gái đánh bass để cầm trịch cho 3 ông con trai hung hăng múa máy liên hồi các nhạc cụ của họ. Tuy không có phong cách chi bass nổi bật nhưng D’arcy rất ăn ý và nhịp nhàng với Jimmy Chamberlin. Bn thân tay trống giàu sáng tạo này có lắm tài nhiều tật. Khi nhạc đánh lên thì bạn sẽ thấy Jimmy cứ như một viên dũng tướng tung hoành giữa trận như vào chỗ không người, quay tít vũ khí của mình là đôi dùi trống và đập liên hồi kỳ trận những câu trống phức tạp và hiểm hóc vào bộ trống của mình. Vì thế phi có một tay bass nữ như Arcy mới kiềm chế được anh ta. Sự ăn ý còn ở chỗ ban nhạc đã cùng tri qua những tháng ngày “nằm gai nếm mật”, khổ cùng chịu sướng cùng hưởng nên họ thực sự hiểu nhau. Và chính sự ổn định đội hình, đoàn kết một lòng đã giúp cho ban nhạc vượt qua bao sóng gió và khó khăn để đi lên. James Iha thì khỏi phi nói, vì tiếng ghita của anh chàng tóc dài có ánh mắt thất thần này như là muốn hút hồn người nghe. Có nhiều fan mê Iha đến mức độ chỉ nghe mỗi mình Iha đánh. Người cuối cùng được đề cập đến ở đây không phi ai khác chính là “qu bí đầu đàn ” Billy Corgan! Là người sống nặng về tình cm,nội tâm lúc bình thường trông anh rất hiền lành, ít nói nhưng trên sân khấu anh lại cực kỳ mạnh mẽ. Thuộc típ người : “đã không làm thì thôi, đã làm thì…” (thật không thể tưởng tượng nổi!). Đó là những người có tính cách như là một ngọn núi lửa. Nghĩa là lúc thường thì ít nói ch thể hiện gì, trông bên ngoài có vẻ hết sức bình thường. Nhưng tất c giá trị của họ lại ẩn sâu ở thế giới nội tâm bên trong sôi sục và nóng bỏng, luôn băn khoăn day dứt và trăn trở, luôn tự đấu tranh với chính mình để tích lũy những điều tốt đẹp như là chất chứa những dòng nham thạch cháy bỏng tình yêu thưng cuộc sống, yêu thưng con người…để rồi một ngày nào đó bùng ra… Thế mà nhìn bề ngoài Billy lại rất hiền lành. Ta chỉ có thể phát hiện được một chút ít từ vẻ ngoài lặng lẽ và ánh mắt buồn bã thường trực của anh mang dấu ấn của người đã từng chịu nhiều cực khổ và cay đắng trong cuộc đời. Là một tâm hồn trong sáng và nhạy cm, từ ấu th chú bé Corgan (sinh ngày 17-3-1967) đã cháy bỏng 1 tình yêu với âm nhạc, với ước m sẽ đem lại những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời mà mình có thể làm được như các thần tượng của mình là John Lennon và Jimi Hendrix. Nhưng trên con đường âm nhạc đầy chông gai và gian khổ, Billy đã không ít lần phi bật khóc khi ước m trong sáng của mình bị chà đạp bởi chính những phũ phàng của cuộc sống.Bởi vì nhìn hiện thực cuộc sống với ánh mắt buồn bã và khổ đau nên những sáng tác của Corgan hầu hết đều u buồn với những tâm trạng kìm nén âm ỉ từ lâu, những tình cm dữ dội ẩn chứa, với tình cm buồn thưng cho biết bao sinh linh thống khổ trên thế gian này.
“Lịch sử thuộc về những người dám đứng lên làm những việc mà chưa ai từng làm”.(Pôn Morăng)
Những người mới nghe nhạc của Smashing Pumpkins thường rất khó định hình phong cách chi nhạc của họ.Chúng ta nhớ rằng ban nhạc đã phi mất 7 năm trời để truyền bá thể loại nhạc “rất khó nghe” của họ ở nước Mỹ cũng như trên toàn thế giới , và đó cũng là lí do khiến cho họ chưa có được nhiều fan hâm mộ ở VN.Thậm chí nhiều người ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên đã gi tay xin hàng –chẳng hạn như khi nghe album ’93 “Siamese Dream” mà đã được các chuyên gia âm nhạc đánh giá là : “tràn ngập âm thanh guitar của nhạc Metal”. Bởi nhạc của họ như là gừng, ớt cay không phi ai cũng ăn được, như là 1 kẻ bướng bỉnh không phi ai cũng chi được, như là lửa không phi ai cũng hoà mình vào được. Nhưng như thế cũng có nghĩa là nếu người nào hợp với chất nhạc của họ thì sẽ rất thích, và thậm chí sẽ có người mê Smashing Pumpkins ngay từ lần nghe đầu tiên.Điều này khiến cho ban nhạc có một số lượng đông đo fan hâm mộ trung thành trên khắp thế giới. Những người mới nghe nhạc của SP thường khó định hình phong cách của họ bởi vì trong quá trình hình thành phong cách của ban nhạc là một thời gian dài 7 năm đằng đẵng tri qua 3 album ban nhạc đã chi rất nhiều thể loại với những thể nghiệm tìm tòi khác nhau từ Hard Rock truyền thống, những âm thanh mạnh mẽ và sôi động của nhạc Metal cho đến dòng Punk của thập kỷ 80, những giai điệu sáng tạo phỏng theo nhịp dance…Nhưng phong cách đặc trưng của Smashing Pumpkins gần gũi hn c là với Hard Rock – một thứ “Hard Rock mới” độc đáo nghe rất lạ và thực sự cuốn hút và giàu chất sáng tạo với các bè trống và ghita lạ lẫm do Billy và Jimmy nghĩ ra đã làm cho ta chỉ có thể gọi nó là “nhạc của Smashing Pumpkins “. Điều này chứng tỏ Billy Corgan –người sáng tác của nhóm là một tài năng đích thực về âm nhạc và có kh năng tiếp thu nhiều thể loại khác nhau để đưa vào Rock. Còn một điều nữa, có những phong cách âm nhạc có tính chất “mở” nghĩa là có thể tiếp thu vào trong mình những chất liệu khác mà không sợ mất đi bn sắc của mình . Rock là như thế và chính vì thế nó mới liên tục phát triển nhờ sức sống trưòng tồn của mình nhờ kh năng tiếp thu tinh hoa của các thể lọai âm nhạc :Blue, Country…kể c Zazz.Lịch sử Rock chẳng qua chỉ là quá trình liên tục tìm kiếm những âm thanh mới và những người nghệ sĩ dám dũng cm lao vào con đường đầy nguy hiểm và lắm chông gai này vô hình chung đã đẩy Rock phát triển, họ là những Chuck Berry,Roger Water (Pink Floyd),Freddie Mercury (Queen)…khi xưa và nay là những Micheal Stipe (R.E.M), Kurt Cobain (Nirvana),Jon Oliva(Savatage)…Họ thực sự là những người anh hùng khi “dám đứng lên làm những điều chưa ai từng làm”, khai mở ra những chân trời mới cho Rock, bởi vì sẽ dễ dàng hn nếu đánh lại những phong cách cũ đã được bao nhiêu người khác thể hiện nó và khán gi đã ưa thích từ lâu, và sẽ dễ dàng đi đến thành công hn…Bn chất của âm nhạc là sự liên tục sáng tạo, và bn chất đặc trưng nhất của Rock chính là sáng tạo rất cao khiến cho nó phân biệt với những thể loại khác. Bằng ý chí độc lập của người đi khai phá, Billy Corgan cùng các bạn đã lên đường tìm kiếm phong cách của mình, và khởi đầu là những khó khăn nối tiếp nhau, một kẻ dám “ho” lên một giọng điệu nào mới thường bị thiên hạ cười giễu. Đã thế nhạc của Smashing Pumpkins nghe lại rất lạ nên ban đầu ban nhạc rất nhiều khó khăn trong việc giới thiệu các album của mình. Nếu ai đã chứng kiến qúa trình đi lên đầy gian khổ của Smashing Pumpkins thì sẽ hiểu được ngay quyết tâm lớn lao của một ban nhạc khác hẳn với các thể loại thịnh hành lúc đưng thời, thậm chí ngay c trong Alternative Rock thì nhạc của SP vẫn bị xếp riêng ra một góc, ch cho được vào nhóm nào. Nhưng điều này thật tuyệt cho khán gi hâm mộ vì họ được sở hữu một thể loại âm nhạc có cách chi khác lạ và độc đáo mà chỉ có thể gọi là “nhạc Smashing Pumpkins !”.Quá trình hình thành phong cách của ban nhạc diễn ra qua 3 album. “Gish”-chào đời năm 91 khi mà các thành viên của SP còn rất trong sáng, đây là album có chất nhạc hoang s và tinh khiết nhất của Smashing Pumpkins khi mà họ sáng tác mà chưa phi chịu sức ép nào. Album năm 93 : “Siamese Dream” đạt đỉnh cao phong độ của họ với chất Hard Rock dữ dội với 2 ca khúc kinh điển đã lọt vào danh sách 100 solo guitar : “Cherub Rock ” và “Geek USA!”là những bn trường ca mà âm nhạc nhanh chóng được đẩy lên cao trào với những đoạn hoà tấu mà tưởng như ghita và trống đang lao vào cuộc đua bất tận của âm thanh, và những ca khúc có giai điệu tuyệt đẹp như “Today”, “Soma”, “Disarm”, “Silverfuck”.v.v. Còn album “Mellon Collie and the infinite sadness” (1995) thì không biết nên mô t nó thế nào, nó giống như là âm thanh của vũ trụ. Đó thực sự là những đứa con tinh thần mang nặng đẻ đau của các thành viên ban nhạc và cũng là những tinh tú mà âm nhạc thế giới được sở hữu. Bằng tài năng âm nhạc và những thành công của mình, Smashing Pumpkins và những tên tuổi khác nữa đã là chứng minh sống động cho tính tiên tiến của thể loại Alternative Rock, và chứng minh được rằng nếu có đủ tài năng, một người nhạc sĩ có thể sáng tạo ra 1 thứ nhạc hoàn toàn mới từ những chất liệu có sẵn. Vì thế, có thể so sánh Alternative Rock giống như một phòng thí nghiệm về di truyền học, mà các nhạc sĩ thế hệ mới của Rock gợi cho ta hình nh của các nhà khoa học di truyền tài năng đã tiến hành tìm tòi sáng tạo miệt mài để lai ghép từ các thể loại đã có trước đây để tạo thành những thể loại hoàn toàn mới.
Khi đánh giá về vẻ đẹp của các bài hát Smashing Pumpkins ta có thể so sánh chúng như là những bức tranh âm nhạc có màu sắc lạ.Dường như có một chìa khóa để thưởng thức âm nhạc của Smashing Pumpkins: Nỗi buồn. Thế nhưng trên đời này có biết bao nỗi buồn, thì SP chính là nỗi buồn của sụ cô đn, khao khát tự do vì mình như bị cầm tù trong một trạng thái mà mình chẳng còn thiết sống nữa. Đó là nỗi buồn bị kìm nén cao độ và gii tỏa bằng âm nhạc. Vì thế, thế giới nội tâm của Smashing P có phần nào giống Dream Theater hn là với Savatage dù c 3 ban này đều giống nhau ở điểm là đều có nội tâm sâu sắc, đều kén người nghe và nhạc đánh không khác gì nhạc giao hưởng. Nỗi buồn của Dream Theater thể hiện rõ trong c album Images n’ Word đặc biệt là các bài : “Pull me under” và “Surrounded”. Đó là tâm trạng của một người bị mất tự do:như thế nghĩa là mất hết bởi vì không có tự do thì cũng như là chết rồi, thân phận tù đày khác gì chim lồng cá chậu, nếu ai mà lâm vào trạng thái này thì sẽ hiểu được tâm trạng của bài “Surrounded” (nghĩa là : bị cầm tù, bị trói chặt) : mở đầu bằng một đoạn hát buồn bã,sau đó bè ghita lập tức tiếp nối bằng một giai điệu anh hùng ca…Có thể nói trong lịch sử âm nhạc có ít phần mở đầu của bài hát nào lại hay đến thế, nó giới thiệu hai chủ đề âm nhạc đối lập trong cùng một thế giới nội tâm :chủ đề một -“bị cầm tù” và chủ đề 2 :”khao khát tự do”, nhớ lại những ngày tháng huy hoàng và tưi sáng – với tiếng ghita như lột t tâm trạng cháy lòng, nó hay đến mức sau khi nghe nó rồi dù không được nghe lại nữa nó vẫn thỉnh thong ngân nga trong lòng ta mỗi khi nỗi buồn chợt đến. Phi là người sống dữ dội và quyết liệt, sống đến tột cùng trong bn ngã của mình với cháy bỏng trong tim một tình yêu với cuộc sống, một chú chim tự do bay tung tăng ca hát trên bầu trời trong xanh (blue sky) thì mới đau đớn đến như thế khi bị mất tự do vì bị nhốt vào trong lồng.Tuy buồn nhưng nỗi buồn của Dream Theater là nỗi buồn cao thượng của một trái tim trong sáng, nồng cháy tình yêu thưng và không hề mất niềm tin vào cuộc sống. Nếu bạn xem video clip bài “Pull me under” bạn dễ khóc vì hình nh trong đó : một trái tim đỏ hồng rực sáng, bị quấn chặt từng vòng, từng vòng một…bằng một sợi dây thừng. Cũng với tâm trạng như vậy nhưng thế giới nội tâm của Smashing P có hi khác với Dream T . Khi bị cầm tù thì đầu tiên là sự âm ỉ dồn nén những cm xúc nội tâm với biết bao mâu thuẫn giằng xé lẫn nhau khiến cho tâm trạng lúc nào cũng không được yên ổn trong lòng , lúc nào cũng muốn vùng vẫy dữ dội, đấu tranh với tất c sức sống mà mình có để có thể “phá tung mọi dây trói”- âm nhạc như sôi sục và mang tính phn kháng cao độ, và mang tính gii thoát cho những ai có cùng tâm trạng. Bao giờ một album Smashing Pumpkins cũng bắt đầu như vậy, sau đó âm nhạc chậm lại nhường chỗ cho những bn ballad buồn và dịu êm như những bài hát ru…Có thể hình dung âm nhạc của Smashing Pumpkins ngắn gọn bằng 2 từ “chua chát và cay đắng” (nếu bạn đã từng một lần được nghe nhạc của SP và thưởng thức chất giọng hết sức là độc đáo của Billy Corgan sẽ thấy ngay rằng anh dường như sinh ra là để hát những giai điệu buồn và đượm màu chua chát đến như thế) và nếu ai đó có cuộc sống suôn sẻ không mấy khi phi nếm tri nỗi buồn thì không cần thiết và cũng không nên nghe nhạc SP. Nhưng, dù cho có buồn tủi đến thế nào thì thế giới nội tâm ấy cũng không bao giờ mất niềm tin vào cuộc sống, tin vào một ngày mai tưi sáng, luôn hướng tới những điều tốt đẹp và ước m vưn tới những vì sao…Đó là sự gii phóng con người cao độ – đặc trưng quan trọng nhất mà nếu không cm nhận được nó sẽ không nắm bắt được thế giới nội tâm của Smashing Pumpkins, là sự thể hiện tính hiện thực và nhân văn của âm nhạc SP (về điểm này họ lại gần với Savatage hn ). Và đó cũng là sự gii thích cho vẻ đẹp kỳ diệu của những bn ballad của Smashing Pumpkins, nó như được sáng tác trong những đêm trăng nhẹ nhàng, trong sáng và dịu mát, một nỗi buồn đã đến mức thành một chất nhạc phiêu du bay bổng đến một khong không xa xôi nào đó trong không trung. Hoà mình trong thế giới đó bạn sẽ thấy những bức tranh đẹp mê hồn với gam màu xanh mát và dịu êm của nỗi buồn như đưa ta vào một trạng thái lâng lâng khó t với những giai điệu nhẹ nhàng ru ta vào giấc ngủ êm đềm. Điều đó cũng dễ hiểu vì sau những giây phút sống quyết liệt thì đó là trạng thái ngủ yên của nội tâm con người. Đó là âm nhạc hướng tới thiên nhiên, mang vẻ đẹp trong sáng và tự nhiên mà thiên nhiên vốn có…
“Sự đau khổ bao giờ cũng là hệ quả tất yếu của một lương tâm rộng lớn và một tâm hồn thâm thúy. Những con người vĩ đại chắc phi chịu một nỗi buồn sâu rộng trên cõi đời này.”
_F.Doxtoievxky_
Cho đến nay người ta vẫn còn kể nhiều câu chuyện về album “Mellon Collie and the infinite sadness” phát hành năm 1995 như là một huyền thoại,chính nó đã đưa tên tuổi của ban nhạc trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Có thể nói rằng trong LS Rock ít có 1 album nào được thực hiện kỳ công và đạt được sự hoàn ho về âm thanh đến như vậy. Nó có thể được so sánh với những “Anightattheopera” bất hủ của Queen hay “Sgt.pepperlonelyheartclubband” của Beatles huyền thoại. Nếu còn sống chắc rằng John Lennon và Freddie Mercury sẽ tiếc rẻ vì ngày xưa chính họ đã định làm các album trên thành album kép. Song vì sự cn trở của các công ty SX đĩa cho rằng làm “Double Album” kỳ công và tốn kém nên họ phi làm 1 CD – Và giờ đây nằm dưới suối vàng, những tiền bối âm nhạc đành phi ngậm ngùi than tiếc hùi hụi khi chứng kiến cnh 1 album đúp của kẻ khác gặt hái hầu hết các gii thưởng lớn về âm nhạc. Quả vậy, ngay từ bìa đĩa của “Mellon Collie…” đã giành được gii Grammy cho bìa đĩa đẹp . Nó có hình ảnh mô t một bầu trời đêm với những vì sao màu vàng óng và thật ngạc nhiên khi từ một vì sao bỗng chui ra một thiên thần và ngơ ngác nhìn vũ trụ mênh mông.Một bìa đĩa đẹp tuyệt vời hiếm có và mang ý nghĩa ẩn dụ mà chúng ta đã biết: “ước m vưn tới những vì sao!” . Đây cũng là thể hiện một tài năng khác của Corgan : Hội họa.
“Mellon Collie…” có tới 2 CDs và như vậy tổng cộng là 28 bài hát,và vì có quá nhiều bài hát hay trong 1 album nên xảy ra 1 câu chuyện rất hay như sau: năm 97’ BGK khi xét giải thưởng Grammy cho ban nhạc trình diễn hard Rock xuất sắc nhất, lúc đó album “Mellon Collie …” được đề cử với bài “1979” ở trong CD2. Đó là một bài hát rất hay với tiếng trống đánh đầy giai điệu của Chamberlin. Xong đến khi nghe toàn bộ album gần như cả BGK bbị bất ngờ với 1 bài hát khác, bài số 6 trong CD thứ nhất. Và có lẽ bởi vì định mệnh đã sắp đặt sẵn nên bài hát đó đã lập tức được xét trao giải Grammy.Khi Billy Corgan sáng tác các bài hát cho “Mellon Collie …” có lẽ chính anh cũng không ngờ mình lại viết ra được 1 bài hay đến như vậy.Tên của nó là : “Viên đạn đại bác lướt cùng cánh bướm”-“Bullet with butterfly wings” mà các fan hâm mộ vẫn hay gọi bằng cái tên thân thương : “Bài số 6”! Nó là một cái tên gợi lên hình ảnh ẩn dụ về hai thứ đối lập nhau, viên đạn (tức chiến tranh) đang bay trên trời để tới tiêu diệt đối phưng thì bỗng không muốn làm nhiệm vụ nữa (phản chiến!) mà lại xuống gần mặt đất lướt cùng “butterfly wings” (như là hoà bình). Đó chỉ là một ý hiểu của cụm từ nhiều ẩn ý trên. Hoặc đơn giản là :viên đạn hình cánh bướm.
_
Có lẽ ít có tác phẩm âm nhạc nào lại lớn đến như vậy ,đó là một album có quy mô đồ sộ cả về tầm vóc tư tưởng cũng như độ lớn của nó : 120 phút chiều dài của tác phẩm với 28 bài hát không phi riêng rẽ mà cùng diễn t một chủ đề , một album độc đáo về hình thức concept, vì “Mellon Collie” không kể lại một câu chuyện nào c, mà đó là một album concept mà diễn biến âm nhạc được xây dựng dựa theo chiều phát triển của sự đấu tranh mâu thuẫn phức tạp trong thế giới nội tâm của con người mà trên chặng đường đó thế giới nội tâm đã đi từ bóng tối đến ánh sáng. Có thể đánh giá về “Mellon Collie”cũng như là một áng văn học hiện thực “khắc họa rõ nét những khía cạnh sâu thăm thẳm trong thế giới nội tâm con người”. Tên album nghĩa là : “qu dưa hấu và nỗi buồn vô hạn” nghe có vẻ buồn cười! Phi mất một thời gian khá dài nghe album người viết bài này mới chợt nghĩ ra nghĩa bóng của từ “qu dưa hấu” nghĩa là trạng thái bộ óc của con người với tính chất bên ngoài cứng còn trong rỗng nhưng chứa đựng biết bao sự đấu tranh giằng xé trong nội tâm vì thế “Mellon Collie and the infinite sadness” có nghĩa là : “Nội tâm giằng xé và nỗi buồn vô hạn”. Ngoài ra có thể hiểu hi khác một chút vẫn được, nghĩa là : “Nội tâm giằng xé và nỗi buồn bất tận” ,cái tên này cũng rất hay bởi nỗi buồn bất tận là tâm trạng của những người sống nội tâm lúc nào cũng buồn.
Còn giờ đây,nếu bạn đã chuẩn bị tinh thần đón nhận những điều bất ngờ thì chúng ta hãy cùng play đĩa “Mellon Collie …” xem ban SMASHING PUMKINS đánh đấm như thế nào, hãy mở volume thật lớn nhé!
…Chậm rãi,nhưng thật nhẹ nhàng, tiếng dưng cầm êm dịu như thể ẩn chứa một điều gì đó bí ẩn, siêu thực nghe mới đầu thấy bình thường,không cm thấy gì nhưng không hiểu sao nó cứ hút ta vào không dứt ra được ,thế rồi càng nghe càng thấy cuốn hút như có ma lực nhất là khi tiếng cello buồn bã ngân lên và c hai hòa quỵện vào nhau , ta có cm giác giai điệu như lúc nào cũng muốn ngân lên để gii phóng một tâm trạng u uẩn trong lòng nhưng kìm lại được …nỗi buồn bị kìm nén, đó là bài thứ nhất cũng là tên album, Có thể đặt một cái tên khác cho bn hoà tấu này là : “bi thưng” – phi chăng đây chính là nỗi buồn vô hạn,Nó không phi là một bn nhạc riêng biệt mà chính là sự mở đầu cho một tác phẩm lớn. Kết thúc bn nhạc rất lạ vì đoạn kết này lại kéo theo một chuỗi gồm những nốt nhạc đối nghịch nhau :rất trầm sau đó là cực cao để tạo sự ngưng đọng như là để chờ đợi (đây là sở trường của Billy Corgan bạn sẽ còn gặp nữa trong đoạn chuyển ở bài 5-6 và sang CD2 là bài 6-7) và cái đuôi sao chổi này trở thành gạch nối hai bài 1-2 – một sự chuyển đoạn thật hay!
Nhưng rồi từ của khúc thứ 2: “tonight,tonight” trở đi thì âm nhạc dường như không còn gì để kìm nén lại nữa, nó tuôn trào như dòng thác ào ào cuộn chy, người nghe dường như cm thấy bị lôi cuốn hoàn toàn theo dòng thác âm thanh đó và thấy như không còn biết điều gì nữa. Thế rồi đoạn nhạc có tính chất giao hưởng đó lắng xuống và một hợp âm ghi ta xuất hiện, nhẹ nhàng nhưng gấp gáp như chuẩn bị cho một điều gì đó xuất hiện. Thế rồi …nhè nhẹ, nhè nhẹ và thoang thong như một hi thở, một giọng hát cất lên… “time, is never time at all” . Lạy chúa, con chưa bao giờ nghe giọng hát nào hay đến thế!, lời ca như nén lại ,mà vẫn khe khẽ ngân lên vừa đủ, nhịp hát vừa gấp gáp lại vừa nhịp nhàng khiến ta nhanh chóng hoà nhập vào…đó là đoạn đầu của bài hát có giai điệu tuyệt hay với chất giọng đặc trưng của Billy Corgan, nó rất khó t : đượm màu sắc u hoài và hi chua chát, vừa hi khàn lại vừa trong, nó không phi là một chất giọng buồn mênh mang mà như một sự thng thốt, một sắc màu cô đn và buồn bã, một chất giọng có thể diễn t được nhiều tình cm khác nhau, vì thế nó rất cuốn hút và làm mê hoặc lòng người … Thế rồi giọng ca đó như chặt đứt được sợi dây duy nhất níu kéo tâm hồn người nghe với thế giới thực tại ngay từ câu hát đầu tiên, đã kéo tuột tâm trạng người nghe vào một trận bão âm nhạc …tonight…tonight…phi chăng bn ballad có âm hưởng hùng vĩ này chỉ nên nghe vào đêm khuya ?!
Kết cấu của cả album như một bn nhạc cổ điển theo hình thức Symphony mà ban nhạc đầu tiên như là phần giới thiệu chủ đề âm nhạc của tất c tác phẩm lớn. Sau đó, gần 2 tiếng đồng hồ âm nhạc lúc thì hoành tráng và dữ dội, khi thì lại dịu êm và đượm buồn; lúc này thì gào thét giận dữ, một lát sau đã thấy thủ thỉ nhe nhàng…nhưng đều là sự thể hiện khác nhau của “Nỗi buồn vô hạn” – chủ đề đã được nhăc tới ở phần đầu bằng giai điệu của piano và violon cell. Có thể chia làm 4 chưng như sau:
Chưng 1:6 bài đầu tiên,nhanh, mạnh mẽ,quyết liệt và dữ dội. Giống như chưng đầu tiên allergro trong các bn giao hưởng là chưng giới thiệu một chủ đề âm nhạc và gii quyết nó, có tốc độ nhanh và là ni chứa đựng tất c ý tưởng của album , ni đây diễn biến căng thẳng nhất những mâu thuẫn trong nội tâm, là một “Mellon Collie” thu nhỏ. Nó rất độc đáo và sáng tạo. Những ước m tưi đẹp, sự khao khát một cuộc sống tự do,khát vọng được sống hết mình và làm cho cuộc sống tốt đẹp hn nhưng lại bị trói chặt trong một cuộc sống tầm thường, gi dối, tự đánh lừa chính mình. Tất c những gì có được chỉ là một sự vô nghĩa bao trùm khắp ni trong cuộc sống, một con số 0 vĩ đại.Tất cả hiện thực tầm thường và gi dối ấy nó bao quanh cuộc sống và găm những mũi kim sắc nhọn vào trái tim nhạy cảm và trong sáng khiến cho sự đau đớn lên đến cực điểm. “Làm sao có thể không đau xót khi lẽ ra ta đang ở ngoài kia như chú chim tự do bay lượn trên bầu trời và cất tiếng hót líu lo với tất c tình yêu cuộc sống, tình yêu con người …thì ta lại ở đây tủi nhục trong cái chuồng cũi giam giữ này ” uất ức dồn lên và nghẹn lại trong cổ họng trrong khi nước mắt tuôn trào … tất c sự cay đắng, xót xa đều tụ lại và bật lên chảy tràn ra thành âm nhạc như một dòng nham thạch đặc quánh đã tích tụ từ lâu .Nếu c “Mellon Collie and the infinite sadness” là một dòng sông ngập tràn nước mắt đắng cay thì có lẽ những bài đầu tiên người ấy đã khóc nhiều nhất, đó chính là thượng nguồn mênh mông bắt nguồn từ một dòng thác lớn với xối xả nước mắt buồn tủi tuôn rơi…Vì thế “Mellon Collie chỉ là để dành cho những tâm hồn thống khổ, chỉ để dành cho những ai lâm vào cnh ngộ thương tâm và sự tuyệt vọng không có lối thoát, nói chung là những ai bị “Infinites Sadness”. Đây là chưng hay nhất của “Mellon Collie…”. Kết cấu của nó theo chiều diễn biến của nội tâm như sau:
Chương 1:
1. Mellon collie and the Infinites Sadness
2. Tonight, tonight.
3. Jellybelly.
4. Zero (0).
5. Here is no why.
6. Bullet with butter fly wings.
Tất cả các bài hát đều có diễn biến cảm xúc theo chiều tăng dần và tất cả tập trung vào bài số 6,nơi gii quyết tất cả xung đột nội tâm.
Các bài 1và 2 âm nhạc có hơi khác về hình thức, song từ bài số 3, tiếng ghi-ta của James Iha bắt đầu đóng vai trò bè ghi-ta chính và nó phát huy hết sở trường của mình về âm thanh, tung hoành trên mọi khía cạnh, mọi góc độ thể hiện nội tâm của cây đàn ghi-ta, tiếng đàn nghe rất hùng dũng và mạnh mẽ nhưng lại cực kỳ ngọt ngào, nó như cứa ngọt lịm vào lòng ta khiến ta như trở nên điên loạn. Và nó trở thành âm thanh chủ đạo xuyên xuốt các bài hát trong “Mellon Collie” cùng với giọng hát mê hồn của Corgan và là nhân tố chính khiến cho các bài này trở thành các tác phẩm tuyệt hay.
Bạn đã nghe hết bài 3 “Jellybelly” đến bài 4 “Zero”tiếng ghi-ta ngày càng điêu luỵện, tiếp theo là bài 5 “here is no why”. Bây giờ bạn sẽ được nghe một bài hát tuyệt vời mà cực kỳ độc đáo. Người ta thường nói âm nhạc đích thực mang đến cho chúng ta những điều kỳ diệu, những trạng thái khó ảmà khi đó người ta quên đi tất c những điều phiền muộn trong cuộc sống những băn khoăn day dứt,những âu lo thường ngày…mà đắm chìm vào những giai điệu, hoà nhập hoàn toàn vào âm nhạc, khi đó ta sẽ thấy : hạnh-phúc, và bình yên. Nếu bạn muốn nghe bài số 6 – trái tim của “Mellon Collie” thì bạn cần nhớ đó là sự tiếp người cm xúc của bài 5, một bài hát khiến ta chìm đắm trong dòng sông của ghi-ta và tiếng hát, của những xúc cm nội tâm cháy bỏng. Trước khi bài 5 kết thúc, lại xuất hiện một sự chuyển đoạn kiệt xuất bằng một giai điệu ghi-ta như níu giữ tâm trạng của ta vào một sự chờ đợi.…
Có những khoảnh khắc mà trở nên bất tử với người này hay người kia trong cuộc đời. Nó như đưa ta vào một sự vĩnh hằng, một sự giải thoát tuyệt đối. Lúc đó dường như không có gì là tồn tại c chỉ có một sự mênh mông huyền bí bao trùm…những khonh khắc hiếm hoi đó có khi chỉ xuất hiện một, hay một vài lần trong cuộc đời mỗi con người. Chắc bạn cũng hiểu tôi đang muốn nói về những cm xúc mà có thể mỗi chúng ta ai nấy đều đã từng gặp khi nghe Rock. Có lẽ, không phi ai cũng cm nhận được cái khonh khắc tĩnh lặng chỉ vài tíc tắc trước khi bài 6 bắt đầu. Nhưng chắc rằng sẽ có bởi vì khi ta đang nghe nhạc thì không thể có khái niệm về cái gọi là thời gian. Nếu bạn thực sự hoà nhập vào âm nhạc thì bạn sẽ sống trong thời gian và không gian của chính tác phẩm đó. Nếu một người thực sự khổ đau với những giằng xé nội tâm, không lúc nào thấy yên ổn trong lòng thì sẽ hiểu được sự bình yên cần thiết và hiếm hoi đến như thế nào. Đó là khong lặng khi tiếng ghi-ta cuối bài 5 ngân lên một giai điệu xao xuyến lòng người rồi từ từ tan vào khoảng không vô tận để lại còn một mình ta l lửng trong vũ trụ mênh mông của tâm trạng vừa chờ đợi một điều gì đó sắp diễn ra đồng thời lại muốn còn lại mãi khonh khắc diệu kỳ này…những giây phút tĩnh lặng vô biên, thế rồi…
The world is theVampires !?!!
Một câu hát ngơ ngác hiện ra giữa khong không vũ trụ bao la,
thế rồi bỗng nhiên bạn sẽ thấy đất trời đo lộn khi ngay sau đó một thanh âm kỳ lạ xuất hiện, nó giống như xuất phát từ một nguồn phát sóng ở cách ta không xa và liên tục dội tới những âm thanh rất khó t vào làm cho trái tim ta rung lên và hòa cùng nhịp sóng dội liên tục, và giọng hát kì o kia cùng với nhịp trống-ghita liên hồi dẫn ta theo chiều phát triển rất nhanh của bài hát, thế rồi tất c BùNG Nổ ở đoạn điệp khúc bất diệt : “Despite all my rage I am still just a rats in a cage !!????!!!”bạn sẽ thấy mình trào dâng một cm xúc vô bờ bến, thấy mình lớn lên ngang tầm vũ trụ bao la, như một cánh diều bay cao bị đứt dây, như một sợi dây đàn căng bị đứt, như một lò xo bị bật,tung ra khi lực ép ngàn cân đột ngột biến mất, c thế giới như bị chao đo ng nghiêng, lúc đó mọi vật xung quanh như không tồn tại nữa mà chỉ còn ta với âm nhạc, một sự gii phóng vô biên, thân thể tan biến cùng vũ trụ vĩ đại, tâm hồn hoàn toàn tự do bay lượn với các vì sao. Ta như muốn cùng Corgan gào thét với tất c giận dữ và uất ức trào dâng khi bị dồn nén cao độ. Chỉ trong khonh khắc đó thôi, tất c muôn ngàn trạng thái tình cm cùng hội tụ, cùng giận dữ và tha thứ, buồn bã và cay đắng, yêu thưng và trách móc, những người niềm xót xa chan lẫn uất ức, đau khổ và tuyệt vọng, ở ngay giữa bài hát, giữa một rừng âm thanh ầm ầm hỗn loạn với những tiếng gào thét đến tuyệt vọng, Corgan vừa khóc vừa hát giai điệu của đoạn điệp khúc với giọng hát buồn đến nao lòng. Khi đó, chỉ có giọng hát của anh nhẹ thoang thong, giọng của một người đang buồn thưng cho bao tâm hồn đau khổ, một kẻ cô độc một mình gặm nhấm những nỗi khổ của mình. Nhưng cũng là người sống quyết liệt và sống đến tột đỉnh để đem lại hạnh phúc cho bao người mà mình mến yêu…
Bài hát dừng đột ngột và chưng 1 kết thúc.
Chương 2 là phần cuối của CD1 “Dawn to dusk”.Nó là sự đối xứng với chương 1. Âm nhạc chương này chậm và buồn, xen kẽ những bài mạnh (đó là sự đấu tranh vẫn còn âm ỉ). Cảm giác khi nghe nó cũng giống như ta đang ở trước một khoảng không rộng lớn một bầu trời đêm tuyệt đẹp lấp lánh những vì sao và ánh trăng huyền ảo. Chương nhạc này có vẻ đẹp dịu dàng và trong sáng của nỗi buồn êm dịu, đó là trạng thái ngủ yên sau khi đã trải qua những phút giây căng thẳng và dũ dội, vì thế nó còn giống như những bài hát ru, trạng thái này kéo dài đến hết chưng 2, sang chưng 3- từ bài 1 của CD2, âm nhạc nhanh hn, và kết thúc ở bài 7. Âm nhạc lại dâng trào tuy nhiên tính chất của nó đã không còn như chưng 1, nếu bạn nghe từ đầu đến cuối “Mellon Collie” một cách trọn vẹn sẽ nhận ra rằng nó dường như trôi đi rất nhanh và có xu hướng gim dần sự căng thẳng, các bài đầu của nó đều đánh theo phong cách hard rock đặc trưng của Smashing Pumpkins. Riêng 3 bài cuối lại đặc biệt, bài 5 “1979” hay một cách ghê gớm vì nó thật là đơn giản với nhịp trống dồn rất hùng dũng và đầy giai điệu, Corgan chỉ việc hát theo nhưng anh hát cũng lại hay nốt thành ra bài hát suýt nữa được trao gii Grammy! Nhưng bộ đôi bài sau cùng mới thực sự đáng nói vì chúng rất sáng tạo ( nhưng mà với điều kiện bạn phi nghe chúng theo thứ tự c!). Đầu tiên là một bn death metal với tâm trạng cực điểm và nhanh đến chóng mặt.
Đây là bài viết của tác giả AFO-RHAPSODY – Một thành viên không xuất hiện nhưng rất tâm huyết và nhiệt tình với Rockvn