Jim morrison(The Doors)

“Thơ thực sự chả nói lên điều gì, nó chỉ đánh dấu những gì xảy đến...Mở mọi cánh cửa, bạn có thể bước qua mọi chỗ vừa với bạn. Nếu thơ của tôi có hướng tới điều gì, thì đó là sự bày tỏ giúp bạn có được phương cách giới hạn nhất để nhìn thấy và cảm nhận” - Jim Morrison bộc bạch bản thân về thơ ca.


JAMES DOUGHLAS MORRISON
(8/12/1943 – 3/7/1971)

spirit-of-jim-morrison-poster-c10284052.jpeg

“Tôi tự coi mình là một ngôi sao chổi khổng lồ đang bùng cháy, một ngôi sao băng. Tất c mọi người đều dừng lại, nhìn lên và há miệng kinh ngạc “ồ Xem kìa!” Rồi tôi vút đi…và họ sẽ không bao giờ nhìn thấy những điều như thế… họ sẽ không bao giờ có thể quên lãng tôi” – Jim Morrison

Là con của ông bà Steve và Clara Morrison, James Douglas Morrison sinh ra tại Melbourne, bang Florida. Là một sỹ quan hải quân, ông Steve luôn phải cùng gia đình chuyển chỗ khi Jim còn nhỏ, và có ý kiến cho rằng đấy lý do tại sao Jim lại có được một bản năng vô song trong việc thể hiện chính kiến.

Với nhiều người từng biết, Jim ngay từ bé là một đứa trẻ hỗn xược, không bao giờ ở một chỗ và ít có được tình bạn lâu dài. Cha của cậu là một người quân nhân rất nghiêm khắc, luôn thể hiện các biện pháp kỷ luật nhưng vô vọng.
Thời niên thiếu, Morrison có những biểu hiện bản thân là vị vua Thằn Lằn.
Jim và gia đình Morrison đã trải qua cảm giác ghê người trong một lần lái xe ngang qua sa mạc hồi Jim còn bévà họ thấy một vụ tai nạn xe tải của những thổ dân Anh Điêng với những xác người nằm dọc theo xa lộ. Sau này Jim đã thổ lộ:

“Lúc ấy là bình minh, tôi cùng bố mẹ, và ông bà nội đang trên xe đi qua sa mạc, rồi tôi thấy một chiếc xe tải chở đầy những công nhân Anh Điêng đâm vào một chiếc khác – Tôi không biết điều gì xảy ra – chỉ sau đó thấy những người Anh Điêng đầy máu nằm rải rác bên lề đường chờ chết. Dừng xe lại. Đấy là lần đầu tiên, tôi nếm trải sự hãi hùng. Lúc đó tôi mới khoảng 4 tuổi – một đứa trẻ ngây thơ như một bông hoa, trong óc của nó chỉ toàn những thứ bồng bềnh thôi. Tác động của sự kiện ấy, vẫn ảnh hưởng tới tôi. Bây giờ nhìn lại tôi vẫn cảm nhận được hồn ma của những người Anh Điêng đó… có thể một hay hai người trong số họ vẫn bay lượn xung quanh, tiếp cận tinh thần của tôi. Họ vẫn còn ở đó đấy”.

Chắc chắn, vụ tai nạn ấy để lại những di chứng tinh thần trong tâm trí Vua Thằn Lằn, Morriosn luôn đề cập lại tai nạn ấy trong các sáng tác của The Doors, mà nổi tiếng nhất là bn “Peace Fog”:

“Xác người Anh Điêng đẫm máu rải rác dọc xa lộ dưới ánh bình mình
Những bóng ma ùa đến chiếm lĩnh bộ óc trẻ thơ mong manh yếu ớt”

(Indians scattered on dawn”s highway bleeding
Ghosts crowd the young child”s fragile eggshell mind)

Hồi học trung học (cùng lớp với Marna Cass), cậu đã đọc các tác phẩm của Friedrich Nietzsche, William Blake và Jean Paul Sartre, luôn khủng bố giáo viên và các bạn, tìm thú vui với rượu mạnh.
Tốt nghiệp trường trung học George Washington High School ở Alexandria, bang Virginia, Sau một thời gian ngắn học tại trường đại học Florida, năm 1964, Morrison đã chuyển tới trường UCLA (Los Angeles), ở đó anh học nghề làm phim cùng khóa với các bạn, những người sau này đều trở thành những tên tuổi danh giá như Francisco Ford Coppola và George Lucas. Trong số đó, có một nhân vật ít nổi tiếng hơn, là một gã hippy trẻ tuổi tên là Ray Manzarek ( đang chơi trong nhóm The ravens), người đã nổi danh với ý tưởng trở thành đạo diễn khi thuyết phục cô bạn người Thụy Điển của anh ta khỏa thân trong một bộ phim thực tập của mình.

. Jim ra nhập nhóm, và vào mùa thu năm 1965, The Ravens thu một album có 6 bài mà nổi bật nhất là “Moonlight Drive”, “Summer Almost Gone” và “Break on Throught”. Jim lang thang suốt ngày trên các đường phố ở Los Angeles, gõ cửa bất cứ studio lớn nào ở Los Angeles để tìm kiếm hợp đồng thâu âm.

Thế nhưng, cả Morrison lẫn Manzarek đều không sự dự định sự nổi tiếng của họ bằng nghề đạo diễn. Một ngày, cả hai gặp nhau trên bãi biển, nơi Morrison nguệch ngoạch một bài thơ dành cho một cô nàng đẹp như mộng trong bộ bikini với tựa đề Hello I Love You. Manzarek, lúc đó chi keyboard, cho rằng lời thơ rất hấp dẫn và thế là họ bắt đầu hợp tác cùng nhau. Sau một số khởi đầu không suôn sẻ, họ chiêu mộ tay trống John Densmore và cây guitar Robbie Krieger và Jim thuyết phục các bạn cùng nhóm đổi tên ban thành The Doors, dựa trên ý tưởng từ hai tác phẩm văn học khác nhau: một là cuốn sách thần bí “The Doors of Perception” của Aldeux Huxley, và một trích đoạn thơ của William Blake. “Có những điều hiển hiện. Nhưng có những điều không thể nhận biết giữa những cánh cửa”. Từ đó, lịch sử âm nhạc đã sang một trang khác. Jim đã tiếp nhận một niềm tin,sẵn sàng làm bắn tung mọi thứ.

Vài tháng sau, người phụ trách tìm kiếm tài năng của Columbia Records, Billy James, sau khi nghe thử album, đã quyết định ký một hợp đồng 6 tháng với ban nhạc. Cũng vào lúc đó Robbie Krieger ra nhập nhóm, hoàn tất đội ngũ 4 thành viên của một ban nhạc sau này nổi danh khắp thế giới với cái tên The Doors.
The Doors khởi sự một cách chậm chạp, một phần bởi vì Morrison không “hát” được một cách bình thường, nhất là trong cảm nhận về giai điệu. Dù luyện tập nhiều, giọng của anh chỉ đạt mức vừa đủ. Thế nhưng sau đó, kỹ thuật hát không phi yếu tố chính tạo nên thành công của ban nhạc. Morrison đã góp phần nâng cao khả năng xuất chúng không thể chối cãi cho các thành viên đồng nhóm, qua hai biệt tài bẩm sinh chủ chốt của mình: sức thu hút lớn và những lời thơ đen tối.

Trong thời kỳ này, Morrison đã có được người bạn gái tâm giao của mình, Pamela Courson, người đã cho anh biết thế nào là ý nghĩa của từ “chịu đựng lâu dài”. Cả hai cùng dấn sâu vào mối tình lãng mạn theo chu kỳ, cùng lệ thuộc vào nhau, cùng sỉ nhục bằng lời nói, sử dụng ma tuý và tán tỉnh thái quá.

Năm 1966, Columbia Records chấm dứt hợp đồng với Doors, nhóm nhạc lúc ấy đang có lịch diễn tới 5 buổi mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần, và kết thúc quan hệ giữa họ. Trong thời gian chi tại CLB thoát y Sunset có tên là The London Frog, Jim đã làm cả Los Angeles biết tiếng với tư cách là một biểu tượng tình dục bốc lửa. Vào cuối năm 66, mọi thứ đều đổ tới Jim và các bạn trong ban. Họ chuyển tới diễn tại một CLB thời thượng hơn – Whisky A Go Go – ở đó, ca sỹ Arthur Lee (ban rock dân ca Love) đã thuyết phục Jac Holzman của hãng Elektra Records ký hợp đồng với họ, một quán rượu chui nổi tiếng ở Los Angeles, có lẽ là thời điểm báo trước cái kết trong tưng lai của các siêu sao này, khi nhóm nhạc đã thể hiện phong cách quái đản, và phát hiện ra biệt tài đầy quyền năng trên sàn diễn của Morrison. Là một sinh viên tâm lý học, Morrison biết cách làm mê hoặc đám đông và rất thích thú khi kích động số lượng công chúng khổng lồ để họ phát cuồng. Hơn nữa, Morrison cũng là một sinh viên tục tĩu, ông chủ của Whiskey đã đuổi cổ cả nhóm và chấm dứt hợp đồng diễn thường xuyên của họ tại đây bởi Morrison đã thể hiện thả phanh những lời báng bổ, lúc nhóm nhạc đang tới cao trào của bản ca hào nhoáng “The End”, hét lên mấy câu”fuck the mother, kill the father” tới vài phút liền.

Năm 1967, The Doors ký hợp đồng với hãng Elektra Records và ra đĩa đơn đầu tay “Break on Through”. Là sáng tác của Morrison, bài này là một thành công bất ngờ, nhận được hàng loạt nhận xét của các nhà phê bình cũng như sự tôn sùng của người hâm mộ. Cùng năm, đĩa đơn thứ hai “Light My Fire” – do Krieger viết – còn là cú chấn động hơn bản trước, và album đầu tiên của họ cũng đạt đĩa vàng. The Doors đã thành công.

Nhưng thành công có vẻ không thích hợp với Morrison, hoặc chỉ tạo cho anh chút hứng thú. Uống whiskey để thêm quyền năng, Morrison bắt đầu thử nghiệm hung hăng các mánh khoé thu hút công chúng, trong khi với cuộc sống riêng, anh dần mất tự chủ. Lúc này, các thành viên trong gia đình đã xa lạ của anh chỉ biết về anh qua các phương tiện truyền thông. Họ có lần tham dự một buổi diễn của Doors, ở đó, Morrison đã thể hiện hết mình cái thông điệp “fuck the mother, kill the father”, thế là quá đủ đối với họ (sau khi Morrison chết, họ mặc kệ sự ghê tởm, cũng kiếm chác ít nhiều)

Đây là thời gian của những cuộc chè chén khủng khiếp, Morrison có lần đã trang trí bản đồ tổ quốc từ biển này sang biển kia bằng thứ màu hổ lốn của những bài nôn và nước tiểu. Anh cũng có buổi hẹn với Janis Joplin để chè chén khiến cô này phát khóc. Trong thời gian cùng nhóm làm album thứ hai, Morrison đã chuyến hướng sáng tác của mình tới những ý tưởng chiến tranh qua “Five to One” và “Unknown Soldier”. Trong các buổi diễn cũng như ngoài sân khấu, Morrison càng tăng cường những hành động chống đối chính quyền. Tại New Haven, Connecticut, anh lần đầu tiên bị tóm cổ vì có những “cử chỉ khiếm nhã”trong buổi diễn, mở đầu cho hàng loạt các vụ bắt giữ sau này.

The Doors càng nổi tiếng, Morrison càng uống tợn. Bởi anh uống quá nhiều nên các buổi diễn của Doors thường bị đổ bể bởi lối hát rời rạc và chất giọng bị phá hỏng. Tuy thế, The Doors lại đạt thành công hơn với các dự án âm nhạc đầy tham vọng, như “The Celebration of the Lizard King”, một buổi công diễn kết hợp giữa âm nhạc, kịch nghệ và thơ ca mà qua chương cuối, nhóm làm khán giả im lặng hoàn toàn đến sững sờ.

Những lúc tỉnh táo, không say rượu, Morrison là một tay lão luyện trong nghệ thuật điều khiển khán giả, không chỉ làm các buổi diễn kết thúc gần như náo loạn mà còn tạo khoái cảm hết mức. Thông thường sau mỗi lần diễn, sàn phòng diễn đầy quần áo vứt tứ tung, khiến The Doors càng bị các nhà tổ chức và giới chức sở tại soi kỹ.

Trong một đêm diễn giật gân tại Miami, trong khán phòng được bán sạch vé, Morrison đã trình diễn hàng loạt kiểu trưng trổ ma quái khiến đám đông bị ám ảnh bởi hình tượng Vua Thằn Lằn. Say xỉn hơn bao giờ, và nói rất nhiều, Morrison kích động khán giả khắp hội trường cùng hùa theo mình: Các người là một lũ ngốc. Hãy để thiên hạ dậy bảo các người nên làm gì. Hãy để người ta xô đẩy các người. Có lẽ các người thích được như vậy. Có thể các người muốn bị thúc ép. Hay các người muốn dí mặt vào đống phân…”. Tiếp sau một câu hát dài “Chúng mày có muốn được thế không”, Morrison thể hiện sự (được cho là) mô phỏng hành động kích thích“dương vật” trước mặt tay guitar Robbie Krieger, rồi lại phô bày (được cho là) thân thể trước đám đông.

Sau đó, ban nhạc lại lên đường để chuẩn bị cho buổi diễn được lên lịch vào sáng hôm sau mà không suy nghĩ gì. Và các trò hề như thường lệ của Morrison đã không hiện diễn nữa những nó vẫn để lại ấn tượng, nhưng đó chính là những gì mọi người đã từng bỏ tiền để chứng kiến. Tình tiết của buổi diễn hôm ấy vẫn đồn đại suốt từ đó đến nay, tờ Miami Herald đã tường thuật lại câu truyện về việc khán gi đã bị lăng nhục một cách công khai bởi các biểu hiện dâm dục của Morrison với mức độ chả biết có quá cường điệu hay không (sự thật về những gì xảy ra vẫn là đề tài tranh cãi kích liệt, thậm chí cho tới ngay nay)

3 ngày sau buổi diễn đó, giới chức thành phố Miami ra trát bắt giữ anh với các tội: hành động khiếm nhã, nói năng tục tĩu và say rượu ngoài công cộng. Những lời kết tội được đưa ra này có sự chứng thực của chính nhân viên chưởng lý bang, người cũng có mặt tại buổi diễn đó. Mặc cho sự thật về những cuộc tranh cãi này băm chặt lấy nghiệp kiếm ăn của Morrison, khi các phưng tiên thông tin luôn công kích ác liệt, ban nhạc vẫn đạt những hit lớn.

Phản ứng của Jim trước những áp lực này ra sao … chắc các bạn cũng đoán ra. Uống nhiều hơn, hít nhiều hơn. Để giết thời giờ, anh lang thang khắp New York cùng một người đàn bà phù thuỷ tên là Patricia Kennealy. Năm đó, cả hai tự tổ chức một lễ cưới ngoại giáo với những nghi thức ma quái bao gồm cả việc uống máu của nhau. Hạnh phúc của đôi vợ chồng này chỉ tồn tại hai tuần, sau khi Morrison lại thúc giục người vợ mới có bầu này đi nạo thai, trước khi rời bỏ cô ta để trở lại với Pamela Courson.

Với ban hội thẩm bao gồm các vị trên 40 và chả thân thiện chút nào, phiên toà kéo dài hai tháng xét xử Morrison đã kết thúc. Trong khi Morrison làm hồ sơ kháng án, cùng thời điểm ban nhạc hoàn thành album cuối cùng của họ, “L.A Woman”, một đĩa thu được các nhà phê bình hoan nghênh nhiệt liệt.

Khi L.A Woman làm rung chuyển các bảng xếp hạng, Morrison và Pamela Courson quyết định phi tạm nghỉ. Sau nhiều tính toán xem xét, Courson lo lắng cho tật nghiện rượu của Morrison, còn Morrison rất lo cho chứng nghiện ma tuý của Courson, với nhiều lý do như vậy cũng như sức ép quá lớn trong địa vị của một siêu sao mà Morrison phi chịu đựng, cả hai quyết định làm một kỳ nghỉ dài ngày tại Paris vào đầu năm 1971. Tại đây, Morrison có thế tập trung vào thơ ca và tạm lánh xa rock’n’roll.
Trong 27 năm cuộc đời, Jim hoàn tất rất nhiều thành quả, thu 7 album nhạc, du lịch thế giới, viết ra gần 1600 trang thơ, 4 cuốn sách, thậm chí còn sản xuất ra 2 bộ phim ăn giải. Tuy nhiên, còn hơn là một thi sỹ, một nhạc sỹ, và nghệ sỹ trình diễn, Jim Morrison còn là một đàn ông, người chồng, người cha và là một thần tượng của cả triệu người. Và dù chỉ tồn tại như ngôi sao băng, nhưng ông tự mình chiếm một vị trí nhất định trong lịch sử âm nhạc và văn hóa thế giới. Mỗi năm, hàng nghìn tín đồ vẫn lũ lượt kéo đến thăm Jim ở nơi yên nghỉ của ông tại nghĩa trang Pere-Lachase ở thủ đô Paris của nước Pháp.

Các thành viên còn lại của The Doors vẫn tiếp tục sự nghiệp âm nhạc, ra đĩa, nhưng họ thực sự khó khăn khi không có Jim Morrison bên cạnh. Ban nhạc tan rã năm 1973. Dẫu vậy từ đó đến nay, các đĩa thu vẫn được xuất xưởng bao gồm các bài chọn lựa hay nhất của nhóm, và vào năm 1991 đạo diễn Olive Stone đã tạo thêm cho thế hệ khán gi mới mọt cái nhìn về con người này đằng sau huyền thoại. Năm 1993, The Doors được tôn vinh vào Rock’n’roll Hall of Fame.

Theo ttvnol 


Like it? Share with your friends!

0

You may also like

More From: Ban nhạc

  • Rock Sài Gòn một thuở qua những hồi ức về Phượng Hoàng

    Những năm cuối thập niên 70, khi những người yêu nhạc trên khắp hành tinh còn mải mê chìm đắm trong những giai điệu bất cần, phiêu lãng và đầy tính hiện sinh của những C.B.C, The Beatles thì âm nhạc Việt Nam lại xôn xao trước sự xuất hiện của một nhóm nhạc Rock rất bụi bặm, phong trần, hát bằng tất cả trái tim với thứ âm nhạc ngùn ngụt được cháy từ trong huyết quản của mình.

  • Michael Amott – hảo thủ guitar

    Điều gì đã làm nên sức ảnh hưởng rộng khắp của CARNAGE, CARCASS và ARCH ENEMY, ngoài việc họ đều là các band metal sừng sỏ . Xin thưa, đó là nhờ vào sự có mặt của Michael Ammott. Nếu các bạn đang tự hỏi anh đã tham gia vào bao nhiêu band nhạc, anh đã cho ra đời bao nhiêu tác phẩm kinh điển thì qua bài viết nhỏ này, tôi hy vọng sẽ tổng hợp được 1 phần nào đó về sự nghiệp “chinh chiến” của anh cho đến ngày hôm nay .

  • Apocalyptica – Những Cây Cello Gào Thét

    Thông tin sơ lược về Apocalyptica:

    • Quốc tịch: Helsinki - Phần Lan
    • Thể loại: Symphonic/Speed Metal & chamber music
    • Hoạt động: 1996 – present
    • Hãng sản xuất: Zen Garden (với album Plays Mettalica by Four Cellos) & Mercury (các album còn lại)

  • Ektomorf

    EKTOMORF được thành lập vào năm 1994 bởi 2 anh em nhà Farkas - Zoltán (vocals, guitar) và Csaba (bass). Sau một thời gian chơi underground và sáng tác các ca khúc, đến năm 1996 ban nhạc bắt đầu ghi âm và phát hành album đầu tay "Hangok". Với thể loại nhac kết hợp hoài hòa sức mạnh của Thrash Metal, Hardcore, Punk và Gypsy Folklore (resulting from the Roma roots of the Farkas brothers), EKTOMORF nhanh chóng có được một số lượng lớn fan hâm mộ đón nhận và ủng hộ tại quê hương Hungarian của mình.

  • Therion

    Nghệ thuật có giá trị đòi hỏi người sáng tạo ra nó phảI sáng tác những gì mang bản sắc cá nhân riêng biệt, độc đáo và lôi cuốn. Therion là một ban nhạc đã sáng tạo ra thứ âm nhạc nghệ thuật như thế.

DON'T MISS