Anata

Hôm nay tôi xin mạn phép viết vài dòng về 1 nhóm brutal mà tôi rất yêu thích, Anata. Âm nhạc của Anata được đánh giá là đứa con lai giữa Morbid Angel và At The Gates, thật vậy, Anata đã khéo léo pha trộn 1 cách hài hòa giữa thứ Death metal bùng nổ ghê rợn của Mỹ và thứ thrash metal hằn học xấu xa của châu Âu. Chính 2 yếu tố này đã tạo cho nhóm 1 thứ âm nhạc dữ dằn, nhanh chóng đánh gục người nghe trong sự rã rời vì phải đuổi theo những nét giai điệu biến tấu ko ngừng nghỉ trong từng nhát trống điên cuồng, vùng vẫy trong từng cú chặt bass dứt khoát, dẫy giụa trong 1 biển máu cùng những cú riff rợn người. Hẫy đến với Anata, hãy đến với brutal, ác quỷ đang kêu gọi những linh hồn thánh thiện, bạn có muốn tham gia ko. Nếu có, xin hãy theo bước chân tôi..........


Chương 1 : In The Begining – Sơ Lược Tiểu Sử

Thành lập tại Varberg, Thụy Điển năm 1993 bởi Robert Petersson (drums), Fredrik Schälin (lead guitar, vocals), Mattias Svensson (guitar) và Martin Sjöstrand (bass). Anata là tập hợp 1 đội ngũ có trình độ sáng tác và khả năng chơi nhạc thượng thừa. Họ đã làm cho metal Thụy Điển trở nên đen tối hơn, nhiều chết chóc hơn, và dĩ nhiên là sặc mùi thuốc súng. Ngay sau khi thành lập ko lâu họ đã đi diễn live với Dissection, Lake Of Tears và Beseech, Anata được đánh giá là 1 band nhạc có trình độ khá tốt và khi diễn live luôn chơi hết sức mình, cuồng nhiệt, mãnh liệt trong từng nốt nhạc. Anata ghi âm demo đầu tay của họ, “Bury Forever the Garden of Lie”, vào tháng 6 năm 1995. Demo tạo được tiếng vang khá lớn tại châu Âu, các hãng ghi âm đổ xô nhau đi mời Anata kí hợp đồng với họ. Tuy nhiên, do có nhiều bất đồng xung quanh việc lựa chọn hãng phát hành chính cho band mà guitarist Mattias Svensson và bassist Martin Sjöstrand đã rời band vào năm 1996, thật đáng tiếc cho band lẫn cho 2 người này. Sự việc này chính là chiếc phanh kiềm hãm sức phát triển đang đà lên cao của Anata. Các hợp đồng ghi âm và lưu diễn bị bỏ dở vì mọi chuyện xảy ra quá bất ngờ nên Anata ko kịp tìm ra người thay thế vị trí của Mattias và Martin. Nhưng ngay sau đó, Anata đã tìm ra bassist mới cho mình là Henrik Drake và họ lại sẵn sàng bước vào cuộc chiến mới. Năm sau, Anata bắt đầu lại bằng việc ghi âm demo tiếp theo của họ, “Vast Lands of My Infernal Dominion”. Tuy nhiên, việc thiếu sót 1 vị trí guitarist đã ảnh hưởng ít nhiều đến thành công của demo này, mặc dù ko gây tiếng vang lớn như demo đầu tay nhưng lần này Anata cũng đã khắc thêm 1 vết son vào lòng các thính giả yêu dòng nhạc chết chóc ghê rợn nhưng cũng đầy sự mạnh mẽ này. Nhận thấy sự thiếu sót ko đáng có của mình, các thành viên của Anata lên đường tìm kiếm 1 tay guitar, trời ko phụ lòng người cuối năm đó họ đã tìm thấy Andreas Allenmark để lấp vào lỗ hổng của Mattias Svensson.

Thành công của demo “Vast Lands of My Infernal Dominion” đã đưa con thú hoang dã Anata tìm ra người chú thích hợp với mình, đó là Season Of Mist, 1 hãng ghi âm của Pháp. Và 1 năm sau khi gia nhập hãng và cũng là 5 năm sau ngày thành lập Anata mới bắt đầu ghi âm album đầu tay của mình, hix, mong đợi mỏi mòn. nào, chúng ta hãy cùng nhau bwowcs vào tòa lâu đài của những bộ xương, những xác chết ko đầu thối rữa, và muôn vàn điều kì diệu khác đang đón chờ bạn. Chương 2 : The Infernal Depths of Hatred – Anata – 1998 – Bước Chân Đầu Tiên Vào Thế Giới Hủi
“The Infernal Depths of Hatred”, là album mang đầy tâm huyết của các thành viên, album này là sự kết hợp 4 track của bản demo thứ 2 và 4 ca khúc mới của nhóm. 1 album ẩn chứa những âm thanh vang lên từ trong lòng địa ngục, nói thì nói vậy nhưng nếu như địa ngục mà như thế này thì tôi ko hề ngần ngại nhảy vào đâu. 1 đĩa bắt buộc phải có cho những ai yêu thích Cryptopsy, mặc dù âm nhạc của Anata ko điên khùng như Cryptopsy nhưng cách phối âm 2 cây guitar chồng chéo lên nhau, bass thì nặng chình chịch y như dây đàn bị căng quá cỡ, accord trầm đục và giai điệu biến ảo liên tục chắc chắn sẽ khiến bạn thêm phần hứng thú. Khi nghe tracks đầu tiên trong album, “Released When You’re Dead” tôi đã bị khuất phục gần như ngay lập tức trước sức mạnh của metal mà Anata đem lại cho người nghe. Và chỉ 22s sau khi bật máy nghe lên tôi có cảm giác da gà nổi đầy mình. Thật tình, Anata chơi quá cool, quá ngầu, có những lúc accord, bass, lead và drum gần như dính liền nhau, tạo ra những âm thanh chắc nịch chặt chẽ nghe thật đã. Nhưng cũng có lúc lực lượng tàn phá này lại phân bố mỏng ra, mỗi loại nhạc cụ thay phiên nhau gần như cùng 1 lúc ra sức đổ vào tai người nghe đủ thứ âm thanh gần như chẳng theo quy luật nào cả. Bạn phải để ý nghe điệu lead khàn khàn lê lết thì mới nắm bắt được giai điệu của cả bài hát.

Track 2 intro sạch sẽ hơn track 1 một chút nhưng ko có nghĩa là nó nhẹ nhàng dịu êm, lead đang vươn cao chót vót thì ngay lập tức bị accord và vocal gào thét kéo tuột xuống vũng bùn nhớp nhúa. Vocal xài 2 giọng, 1 death gầm gừ, 1 giọng gào thét the thé nhưng vẫn còn khá trầm. Điều này làm tôi nhớ tới Brutal Truth, sự thật tàn khốc, 1 band death metal/grindcore kinh dị ko kém Anata. Các ca khúc của Anata có độ dài tương đối dài, khoảng 5 phút/bài, đây là điều làm tôi rất ưng ý vì trước đây đã có 1 band brutal chơi rất mất dạy, đó là Broken Hope, hehe, có bài chỉ dài được 1 phút hoặc hơn rồi tắt ngấm. Nghe ko đã chút nào, đã thế guitar chơi lại như shit nữa chứ. Riêng về Broken Hope, tôi cho rằng album The Bowels Of Repugnance là album hay nhất của họ cho đến lúc này. Giờ đây khi cầm trên tay album The Infernal Depths Of Hatred bạn có thể yên tâm vì mình sắp được thưởng thức hơn 42 phút brutal dữ dội và đầy phấn khích. Nhân tiện nói về độ dài thì có lẽ ko có band brutal nào chai lì bằng Dying Fetus, 1 band xếp ngang hàng với Anata trong khoảng kiên nhẫn tra tấn lỗ tai người nghe. Độ dài ko chỉ là điều đáng quan tâm trong track 3, track cực kì đặc biệt này. Tại sao tôi lại nói vậy, hãy để ý phút thứ 2 của nó, những câu guitar đơn giản, những khúc hát chậm chạp lê bước như tâm trạng chán nản, ko buồn nói ( như tôi bây giờ), thế nhưng, cây muốn lặng nhưng gió chẳn dừng, phải tiếp tục đứng lên, tranh đấu để sinh tồn.

Nhưng tôi ko hiểu nỗi, phải giành giật nhau để làm gì, sau khi đạt được cái mình mong muốn chỉ là những cảnh tượng điêu tàn hoang phế, cái giá phải trả cho sự hiếu thắng mà mỗi con người đang nuôi dưỡng trong tâm khảm mình là quá lớn. Trong khi mọi thứ nhạc cụ đua nhau giành giật nhau về đích thì đâu đó bỗng vang lên 1 vài, vâng, 1 vài nốt keyboard (tôi ko rành lắm nhưng có vẻ như vậy) nhưng cũng đủ để nói lên tất cả. Nghe như giọng điệu giễu cợt của chính bản thân nạn nhân-hung thủ, nó vang lên 1 cách âm thầm lặng lẽ như 1 lời nữa oán trách, nữa tiếc thương cho sự thấp hẹn của con người. Quá mệt mỏi vì những tranh giành trục lợi, sự phản bội, những sự thật quá ư phũ phàng trước mắt. Ra đi phải chăng là cách giải quyết tốt nhất??!! Tôi nghe brutal nhưng tôi cũng là người, có vui thì cũng phải có buồn, tôi có cao siêu gì hơn ai đâu. Nghe những âm thanh buồn bã đó tôi lại thấy nản thêm, chỉ muốn chết mẹ cho xong. Tôi rất ghét những ai nghe brutal chỉ vì muốn chứng tỏ mình khác người, nghe nhạc dập đùng đùng mà lắc mà gật, mặc dù đéo hiểu cái bài đấy nó nói về cái mẹ gì. Nhưng rất tiếc, tôi đã mất cả buổi nhưng vẫn search ko ra lyrics của Anata, ai đó có thể giúp tôi ko. Thật sự tôi rất muốn biết xem thử những gì bọn nó hát có giống như suy nghĩ của tôi hay ko. Cho dù ko như tôi nghĩ thì phần nhạc của Anata cũng rất xứng đáng để tôi tôn sùng họ rồi. Track 4, Vast Lands/Infernal Gates lại tiếp tục hùng hục nhiệt huyết, bừng bừng lửa dục(oái), máu đổ tràn lan khắp nơi, y như điệu nhạc chào mừng khi bạn bước chân xuống địa ngục vậy(mặc dù tôi chỉ mới vô dạo trong cái địa ngục tào lao trên Suối Tiên chứ chưa vào địa ngục thật bao giờ hehehe), và đoạn nhạc này được bật lên khi bạn cất từng bước đi vào bên trong. Guitar lead vút cao nghe thật ma quái, rợn cả người.

Slain Upon His Altar là phút nghỉ ngơi giữa album, nếu ko có những giây phút ngắn ngủi du dương với tiếng đàn mộc mạc này thì tôi nghĩ người nghe sẽ đuối sức ngay, ko thể thưởng thức hết 1 nửa còn lại của album. Track6, 1 ca khúc phản chúa khá lầy. Tuy nhiên tôi lại ko thích đường lối guitar trong bài này cho lắm, có vẻ hơi tầm thường. Càng về cuối càng gây buồn ngủ hehe 1 album hay, đáng nghe, Metallian, 1 tạp chí chuyên đề về metal của Pháp đã bình chọn “Infernal Depths of Hatred” của Anata là “Album Of The Month”. War Vol II – Anata vs Bethzaida – 1999 – Kỳ Phùng Gặp Địch Thủ Sau đó, Anata tham gia vào 1 kế hoạch của hãng Season Of Mist, album thứ 2 trong loạt album mang tên ngắn gọn nhưng đầy khiêu khích – War. Họ được mời tham gia vào cuộc chiến với 1 band death/black nổi tiếng mang tên Bethzaida. Mỗi band phải sáng tác ra 2 ca khúc mới. Ngoài ra phải cover 2 ca khúc, 1 ca khúc tự chọn và 1 ca khúc của đối phương. (tôi thích những album dạng này hehe, có tính chiến đấu cao), và dĩ nhiên Anata dốc hết sức mình, chơi cho thật đã.
1 điều khá thú vị là Bethzaida được thành lập cùng năm với Anata. Lúc khởi đầu ban nhạc này gồm có guitarist André Svee, drummer Terje Kråbøl. Đến tháng 4 năm 1994 bassist Olav Malmin và vocalist/fluteplayer Lars Ruben Hirsch mới gia nhập band. Tuy nhiên họ ko đạt nhiều thành công cho đến năm 1997, khi bassist Tom Wahl gia nhập thì Bethzaida bắt đầu nổi lên. ‘LXXVIII’ là album thành công của Bethzaida, được thu âm vào tháng 3 năm 1998 và được phát hành vào cuối năm đó. Nhờ thành công của album này mà họ được hãng Season Of Mist mời tham gia album war cùng với đại ca Anata, album này còn có 1 cái tên ko chính thức khác là “War: Norway Vs Sweden”.

Đĩa War vol II đạt thành công rực rỡ và nhận được những đánh giá cho điểm rất cao từ khắp các site, tạp chí chuyên đề metal trên khắp thế giới. Canadian Assault zine 8/10 suffermag.com 4/5 Rock Hard (Germany) 7,5/10 Và hãy nghe đối thủ của Anata, Bethzaida đã nói gì về họ “Cuối cùng thì chúng tôi cũng được thử tài với Anata, 1 band nhạc mà tôi và các anh bạn của tôi luôn tôn trọng nhưng cũng luôn cố gắng để đạt đến tầm cao của họ bằng những phương thức của riêng chúng tôi. Tôi rất thích bài hát đầu album của Anata “Let me become your fallen Messiah”, đó mới chính là metal. Điều khiến tôi cũng như các fan yêu thích Anata chính là chỗ Anata ko chơi metal theo kiểu Gothenburg, bởi vì tôi và các fan thực sự CĂM THÙ những thằng đồng bóng tóc ngắn chơi cái loại nhạc mà chúng nó tự nhận là “metal”.” Tom tiếp tục sủa :“Tôi ghét cái loại nhạc mà bà già tôi cũng có thể nghe được (bà ta đã nghe chúng nó thật đấy!!. Tôi cũng rất thích cách chơi guitar của Anata, cả drum cũng rất đặc biệt, khi vào phòng thu chúng tôi đã được chứng kiến họ chơi hết mình như thế nào, cứ như ko cần biết ngày mai vậy. “With me you shall fall”, ca khúc tiếp theo mang đến cho tôi những cú riff nặng như búa bổ, gợi nhớ tới những ca khúc gần đây của ban nhạc metal băng đảng khuyến khích giết người huyền thoại Cannibal Corpse ( ). Tôi đoán là mấy thằng cha Anata chơi hàng trong lúc làm ca khúc này. Quá tuyệt vời! Drummer chơi như hổ đói lâu ngày gặp mồi. “Day of suffering” của Morbid Angel là sự lựa chọn của Anata để cover. Khi nghe Anata cover lại tôi có cảm giác nó ko khác mấy với bản gốc chỉ trừ 1 điều khác ở chỗ nó nhanh hơn, và tàn khốc hơn(!, hehe, thật khó tin, nhưng Anata đã làm được điều đó. Và, ca khúc làm chúng tôi chú ý nhất chính là “The tranquillity of my last breath”? Ôi, tôi ko còn nhận ra đứa con tinh thần của mình nữa, lạ hoắc lạ huơ, cứ như nó là sản phẩm của con mụ vợ tôi với lão hàng xóm ấy. Họ đã chơi ca khúc này (của chúng tôi) theo cách mà họ muốn. Lúc đầu nghe sơ qua thì tôi ko nhận thấy điều gì khác biệt nhưng khi nghe đoạn điệp khúc và những cú riff thì tai tôi bắt đầu lùng bùng, ko thể nhớ nổi mình đã nghe những đoạn nhạc này ở đâu nữa, hehe (có lẽ bọn nó tự sáng tác ra chăng), càng về cuối họ càng tăng tốc dần, đẩy mọi thứ lên cao trào. Điều này thật sự khác với bản gốc của chúng tôi. Nhưng có lẽ tôi phải cảm ơn Anata vì họ đã đưa ca khúc của chúng tôi lên 1 tầm cao mới.” – Tom Wahl (Bethzaida)

Riêng bản thân tôi thì thật sự rất khoái album này, vì được nghe 2 band metal kì cựu chơi cùng lúc. Chỉ có điều đáng phàn là Bethzaida chơi ko rực lửa bằng Anata, dĩ nhiên rồi, nếu Season Of Mist chọn 1 band brutal ra chơi tay đôi với Anata thì có lẽ album sẽ hay hơn. Nếu phải bầu chọn, tôi xin bỏ phiếu cho Anata, họ kool hơn Bethzaida về mọi mặt. Tuy nhiên Bethzaida là death/black, họ có lợi thế khi nhận được sự ủng hộ của các black fan. Tôi muốn phát khùng lên với 25s cuối của bài With Me You Shall Fall, kinh dị, kinh dị, chậc, chậc. Let Me Become Your Fallen Messiah cũng ko kém cạnh là bao. 2 đứa con ngỗ nghịch mới chào đời của Anata thật là giống mấy thằng anh của nó hehehe. Dream Of Death And Dismay – 2001 – Anata – Những Kẻ Hiếu Chiến
Những lời ca tụng liên tục bay đến với Anata cũng ko làm họ chùng bước. Họ chưa thỏa mãn với những gì mình đang có. Anata ko muốn những chuyện cũ tái diến, họ ko muốn chờ đợi nữa, do đó, các thành viên bắt tay vào viết lời và soạn nhạc cho album thứ 2 của mình, “Dreams of Death and Dismay”. 1 album cuồng loạn, 1 thùng thuốc súng cháy rực, bùng nổ với 10 ca khúc chật ních những giai điệu biến chuyển khôn lường. Đường lối guitar của họ trong album này rõ ràng là được phát triển thêm 1 bậc từ album đầu tay, tiếng guitar lên xuống dường như ko có gì thay đổi, tưởng vậy nhưng thật ra ko phải vậy. Nghe thì khó hiểu nhưng khi chính tai bạn nghe bạn sẽ thấy những gì tôi nói là hoàn toàn đúng. Guitar chơi khá sáng tạo, cứ như hàng trăm cú lead đổ dồn lại 1 cục vậy. Thậm chí nó đổi nhịp, nhảy qua giai điệu khác lúc nào tôi cũng chả rõ. Chắc tại drum dập dữ quá, lú mẹ nó rồi hê hê. Hơn nữa, guitar chơi khá trầm và đục, nhưng mọi thứ vẫn rất rõ ràng. Đến album này, chúng ta có thể thấy Anata đã trưởng thành hơn trước rất nhiều, họ còn trâu chó 1 cách ko toan tính như album đầu tay nữa. Nhưng những giai điệu hiếu chiến lại được họ rải đầy, trải dài khắp album chứ ko tập trung tấn công trong vài ca khúc chủ yếu như trước.

Die Laughing mở đầu cho 1 album hiếu chiến bằng màn trình diễn drum dã man, mọi rợ, y như 2 tay thằng chả cầm 2 con dao bằm miếng thịt trên thớt, bằm bằm bằm bằm bằm bằm, liên tục, liên tục, ko ngừng nghỉ, 2 chân bass phi hết tốc lực. Còn lead thì lại cứ tà tà rượt theo sau bằng những bước dài rắn chắc, cũng dũng mãnh ko kém. Mọi thứ đều hoàn hảo, tuy nhiên có 1 ca khúc theo tôi là nổi bật hơn cả. Đó chính là Dreamon, trống như tiểu liên, accord như những con sóng dữ ập nhanh và tới tấp vào bờ, đợt này chưa hết đã đến đợt khác. Mặc dù vậy nhưng các ca khúc khác vẫn rất xứng đáng cho bạn thưởng thức từ đầu đến cuối. Dream Of Death And Dismay là album cần phải có trong bộ sưu tập death metal của bạn. Tháng 4 năm 2001 tay trống Robert Petersson ra đi vì lý do cá nhân và Conny Pettersson đến thay thế cho anh. Anh này hình như có họ hàng gì đó với Robert. Thật đáng tiếc, ko hiểu nếu ko có 1 tay trống xuất sắc như Robert thì tương lai của Anata có còn phát triển nữa hay ko. Tuy nhiên, các tay trống brutal luôn có bản lĩnh và luôn rất kool, do đó tôi vẫn tin tưởng Anata sẽ còn cống hiến cho chúng ta những album death metal xuất sắc.

Vào tháng 8 năm 2002, Anata chuyển đến đầu quân cho hãng Earache/Wicked World. 1 Tương Lai Đen Tối Đang Đến Gần, Tôi Và Bạn, Chúng Ta Sẽ Cô Đơn Trong Bóng Tối Của Sự Sợ Hãi, Của Những Nỗi Kinh Hoàng……….. Anata ra đời báo hiệu cho 1 thể loại metal phức tạp, kĩ thuật và cuồng nhiệt, dữ dội sắp sửa thống lĩnh thế giới metal ( tôi tin vào điều này cũng như tin tưởng vào tài năng của Anata vậy). 1 tương lai đen tối đang đến gần. “Hãy đừng nghĩ nữa mà hãy giết, đập tan nỗi căm hờn bằng cách chìm đắm vào những giai điệu phấn khích. Hãy để nhịp trống dồn thay bạn đập tan nỗi buồn bực, hãy để tiếng guitar lead sắc bén lạnh lùng đâm vào đầu vào gáy những kẻ mà bạn căm ghét. Hãy để những nốt bass trầm bổng ru bạn vào giấc ngủ. Để rồi trong giấc ngủ đó, bạn sẽ mơ thấy 1 giấc mơ, giấc mơ của những cái chết và sự căm thù, của sự trả thù bất tận với những kẻ mà bạn căm ghét, mặc dù biết rồi sẽ chẳng đi tới đâu, nhưng nó, trận chiến này sẽ ko bao giờ chấm dứt, ko bao giờ…………………..”man-eating (23/5/1987 – 6/6/6666) “Thời khắc Satan lên ngôi là lúc tôi ra đi vĩnh viễn, Christ phải chết, nhiệm vụ của tôi là giết chết hắn, dùng máu của hắn mang tới cho ngài satan tắm và thưởng thức nó cùng với rượu trong những buổi tiệc thịnh soạn của ngài, thịt người sẽ vương vãi khắp nơi, máu sẽ đổ tràn lan, tôi sẽ là nô lệ của ngài, phục vụ cho những ý tưởng điên rồ của ngài. Và tôi sẽ trở thành con quỷ tàn ác nhất chu du trên chốn trần gian này, tôi sẽ giết những kẻ tôi thích giết, hiếp những cô gái tôi thích hiếp, kẻ bệnh hoạn nhất trần gian này là tôi, phải là tôi hahahahahahaha…….” Đó cũng là ngày thứ nhạc mà tụi bây căm thù ngồi dậy từ nấm mồ, tóm lấy mày và từ từ thưởng thức những đôi tai dơ bẩn của mày, lũ teenpop fan chó chết, tao căm thù tụi mày Ôi, tôi đang bị gì thế này, tôi đang nói cái gì thế này


Like it? Share with your friends!

0

You may also like

More From: Ban nhạc

  • Rock Sài Gòn một thuở qua những hồi ức về Phượng Hoàng

    Những năm cuối thập niên 70, khi những người yêu nhạc trên khắp hành tinh còn mải mê chìm đắm trong những giai điệu bất cần, phiêu lãng và đầy tính hiện sinh của những C.B.C, The Beatles thì âm nhạc Việt Nam lại xôn xao trước sự xuất hiện của một nhóm nhạc Rock rất bụi bặm, phong trần, hát bằng tất cả trái tim với thứ âm nhạc ngùn ngụt được cháy từ trong huyết quản của mình.

  • Michael Amott – hảo thủ guitar

    Điều gì đã làm nên sức ảnh hưởng rộng khắp của CARNAGE, CARCASS và ARCH ENEMY, ngoài việc họ đều là các band metal sừng sỏ . Xin thưa, đó là nhờ vào sự có mặt của Michael Ammott. Nếu các bạn đang tự hỏi anh đã tham gia vào bao nhiêu band nhạc, anh đã cho ra đời bao nhiêu tác phẩm kinh điển thì qua bài viết nhỏ này, tôi hy vọng sẽ tổng hợp được 1 phần nào đó về sự nghiệp “chinh chiến” của anh cho đến ngày hôm nay .

  • Apocalyptica – Những Cây Cello Gào Thét

    Thông tin sơ lược về Apocalyptica:

    • Quốc tịch: Helsinki - Phần Lan
    • Thể loại: Symphonic/Speed Metal & chamber music
    • Hoạt động: 1996 – present
    • Hãng sản xuất: Zen Garden (với album Plays Mettalica by Four Cellos) & Mercury (các album còn lại)

  • Ektomorf

    EKTOMORF được thành lập vào năm 1994 bởi 2 anh em nhà Farkas - Zoltán (vocals, guitar) và Csaba (bass). Sau một thời gian chơi underground và sáng tác các ca khúc, đến năm 1996 ban nhạc bắt đầu ghi âm và phát hành album đầu tay "Hangok". Với thể loại nhac kết hợp hoài hòa sức mạnh của Thrash Metal, Hardcore, Punk và Gypsy Folklore (resulting from the Roma roots of the Farkas brothers), EKTOMORF nhanh chóng có được một số lượng lớn fan hâm mộ đón nhận và ủng hộ tại quê hương Hungarian của mình.

  • Therion

    Nghệ thuật có giá trị đòi hỏi người sáng tạo ra nó phảI sáng tác những gì mang bản sắc cá nhân riêng biệt, độc đáo và lôi cuốn. Therion là một ban nhạc đã sáng tạo ra thứ âm nhạc nghệ thuật như thế.

DON'T MISS