Khởi đầu bằng khúc intro quá tuyệt với khiến người nghe lâng lâng cái cảm giác của Dusk Falls Upon the Temple of the Serpent on the Mount of Sunrise trong Annihilation of the Wicked. Tuy nhiên, nếu như Dusk Falls Upon the Temple of the Serpent on the Mount of Sunrise hoàn toàn là một ca khúc Intro đúng nghĩa thì dạo đầu What may safely be written không phải là instrusmental mà chỉ nhằm mục đích đưa metal heads trở về với bầu không khí của Ai Cập cổ đại. Sau 1 phút 10s ngắn ngủi làm nóng các brutal fan, trống dẫn nhịp vào đề, rất từ tốn và vocal bắt đầu gào rú. Càng về cuối bài hát, tempo càng được đẩy nhanh khiến metal heads cứ tha hồ điên cuồng gục lắc. Trái với cái thông lệ thường của metal, What may safely be written cứ chạy lead liên tù tì khiến ta ngất ngây. Ở phút thứ 6, lead quét cực rát khiến ta không thể không ngưỡng mộ và “bùm” trống kết liễu ta hoàn toàn. Quá đẹp, một khởi đầu quá tuyệt vời cho một album được mỏi mòn trông chờ (dù rằng Nile vẫn từ 2 – 3 năm cho ra 1 fullength album)
1. | What May Be Safely Written | 08:15 | |
2. | As He Creates, So He Destroys | 04:36 | |
3. | Ithyphallic | 04:40 | |
4. | Papyrus Containing the Spell to Preserve Its Possessor Against Attacks From He Who Is In the Water |
02:57 | |
5. | Eat of the Dead | 06:29 | |
6. | Laying Fire Upon Apep | 03:25 | |
7. | The Essential Salts | 03:51 | |
8. | The Infinity of Stone | 02:04 | |
9. | The Language of the Shadows | 03:30 | |
10. | Even the Gods Must Die | 10:01 |
“Những vần thơ thô tục” – ca khúc chủ đề của album trở về với phong cách Nile quen thuộc. Bao trùm lên toàn bộ ca khúc là sự phảng phất của Nile cổ xưa. Sau những phàn nàn cũng như thay đổi liên tục vị trí Drummer thì từ “Annihilation of the wicked”, trống đã đóng góp một vai trò đáng kể vào sự thành công chung của Nile. Hiện diện rõ ràng và đầy kỹ thuật chứ không còn là lâu lâu góp vui vài tiếng như trong các album xưa. Không nhanh cũng chẳng phải chậm, Nile là thế, luôn có sự biến đổi đầy bất ngờ trong tempo mà ta không thể nào đoán trước hay hình dung được, đang nhanh như một cỗ xe chạy banh ta lông thì bất ngờ acoustic ghita nhảy vào nhả từng nốt tê dại lòng người.
“Papyrus Containing The Spell To Preserve Its Possessor Against Attacks From He Who Is In The Water” – Gục lắc, gục lắc và gục lắc nữa đi. Nghe đi rồi mà gục lắc. Không còn từ nào để diễn tả cảm giác lúc này nữa rồi. Damn. Killing me in bloody sea………
“Eat of the Dead” giữ cho cái đầu bớt lắc lư, cái cổ khỏi rụng vì giật giũ. Nhưng vẫn cứ phải đung đưa người theo từng nhịp trống. Một ca khúc chậm rãi đầu tiên trong album như một nhịp xả cho cái bầu không khí đen tối đầy cuồng nộ đang diễn ra trong đầu của metal heads. Nhưng điều đó không có nghĩa là phong độ trong bài hát này giảm xuống. Ở phút thứ 3, riff quét từng nhịp cực đẹp rồi bất ngờ tempo đẩy nhanh lên rồi dừng, lại riff.
Laying Fire Upon Apep……
The Essential Salts mang lại cho ta chút suy tưởng về Cast Down the Heretic.
Một trong những điểm làm nên sự khác biệt lớn nhất của Nile chính là cái theme nhạc đầy mê hoặc của Nile huyền thoại. Và điều này luôn được hiện thực hóa rất rõ ràng trong các Instrucmental songs của Một trong những điểm làm nên sự khác biệt lớn nhất của Nile chính là cái theme nhạc đầy mê hoặc của Nile. Nếu trống của Sepultura không mất nhiều thời gian để đưa metalheads hình tượng ra Brasil đầy cuồng nhiệt thì chỉ cần vài nốt nhạc, ta đã thấy cả một Ai Cập hiện ra trong đầu. Sông Nile vẫn chảy dòng chảy của huyền thoại. Kim tự tháp vẫn muôn đời là một bài toán không lời giải đáp. Lẩn khuất trong đó là những bóng ma của Pharaon, của cái chết tiệt gì nữa đó thì cũng có dog mới biết…”The Infinity Of Stone” là đã làm rất tốt vai trò thêu dệt bóng đêm của những sa mạc hoang tàn Ai Cập
“Ngôn ngữ của bóng tối” là gì, là chết chóc, là tang tóc, là những nấm mồ được đào sẵn…
“Even The Gods Must Die” khép lại một album quá tuyệt vời. Đây có lẽ cũng là ca khúc hay nhất của Album. Đủ mọi tầng lớp cảm xúc được tạo ra trong 10ph cuồng nộ. Ta nghe đâu đó có chút trống thúc giục những gã nô lệ khốn khổ lê từng bước. Những đòn roi xé nát da thị những kẻ khốn cùng. Cũng phải nói thêm là với những ca khúc brutal thì thời lượng tuyệt vời nhất là 3 – 4 phút. Nếu đánh dài, các band rất dễ bị rơi vào lối mòn gây chán ngán cho các fans. Đơn cử như trong Rise the power của Monstrosity, track cuối cùng khá dài nhưng càng nghe càng thấy oải khiến cho album dù rất hay nhưng cũng giảm đi đôi phần hấp dẫn. Những band có khả năng sáng tạo nên những siêu phẩm death dài rất hiếm hoi nhưng nhắc đến thì không Brutal/Death nào quên được 2 khủng long Death và Vital Remain . Phút thứ 7 và 30 giây, ca khúc khiến tớ không khỏi ngỡ ngàng và hình như bắt gặp lại Opeth trong My arms ur hearse, của Death trong The Sound of Peserverance. 2 phút cuối cùng với ghita day dứt khép lại 50 phút rần rần dòng máu sôi sục trong người .