Với Steel Saigon, hard rock và heavy metal là thứ âm thanh và âm nhạc mà họ đã lớn lên cùng và vẫn gắn bó. Dẫu biết thể loại này vì nhiều lý do đã trở nên quá khan hiếm trong cộng đồng nghe nhạc bị extreme metal lấn áp đối chọi với những bản cover alternative rock cũ mèm, hay nói chung là khan hiếm ý tưởng và người nghe.
Steel Saigon hiện tại gồm 4 thành viên
Steel Sochang : 42 tuổi, đang là kỹ sư phần mềm
Steel Kai : 19 tuổi, đang là học ngôn ngữ
Steel Koba : 31 tuổi, đang là kỹ sư phần mềm
Steel Leo : 38 tuổi, đang làm ngành nghề digital marketing
Sochang, ở tuổi 42, đã bén duyên với hard rock từ Bon Jovi tận năm 1988 và đến nay niềm đam mê đó vẫn không tắt, mà thậm chí còn cháy bừng hơn. Sochang và các thành viên Steel Saigon có đôi dòng chia sẻ ngắn sau đây với các bạn yêu nhạc tại Saigon, nhân dịp tham gia buổi diễn cùng giọng ca Paul Di’Anno huyền thoại.
Steel Saigon! Các anh đã đến với âm nhạc như thế nào?
Steel Sochang: Đó là năm 1988, khi lần đầu tôi xem video You Give Love a Bad Name của Bon Jovi phát trên một chương trình truyền hình. Sau đó tôi bắt đầu gạo tạp chí Burrn (Kerrang của Nhật Bản) hàng ngày và tậu nhiều CD để nghe thêm.
Steel Kai: Khi 10 tuổi, album thứ 2 Killers của Iron Maiden đã gây ấn tượng mạnh mẽ. Từ đó đến nay tôi vẫn còn nghe Heavy Metal.
Steel Koba: Tôi bị sốc bởi tiếng guitar của Paul Gilbert (ban nhạc Mr.Big) và muốn chơi guitar. Tôi còn thích Nuno Bettencourt (Extreme) và Daita, một hảo thủ guitar người Nhật.
Steel Leo: Khi còn bé, một người bạn lớn hơn đã cho tôi nghe một album của Motley Crue. Tôi vô cùng ấn tượng và từ đó đã học chơi bass.
Theo những gì quan sát thấy, các anh nghĩ sao về scene âm nhạc tại Việt Nam/Saigon vào thời điểm này?
Sochang: Tôi thấy thật thú vị khi các bạn trẻ chuộng tất cả từ ballad đến extreme metal, đó là một sự đa dạng không dễ thấy như tại Nhật Bản, nơi mọi người hầu hết đều thích nghe ballad và rất ít người thích extreme metal. Tôi nghĩ người yêu nhạc Việt Nam rất cuồng nhiệt khi thưởng thức, dựa trên những kinh nghiệm của tôi với Rockstorm.
Vì vậy, chúng tôi cũng hiểu rằng âm thanh của mình không có gì mới mẻ, thậm chí lỗi thời, nhưng thật sự chúng tôi hy vọng rằng người Việt cởi mở sẽ sẵn lòng lắng nghe Steel Saigon chúng tôi. Tôi cho rằng việc có thể cùng thưởng thức và chia sẻ kinh nghiệm này với người Việt vì chúng tôi đang sống tại Việt Nam là một điều hay. Vào thời điểm này, có thể chỉ có một số ít người Việt quan tâm đến nhạc live không do người Việt biểu diễn, chẳng hạn người Nhật chúng tôi. Thế nhưng tôi hy vọng điều này sẽ thay đổi. Chúng tôi cũng sáng tác bằng tiếng Anh kia mà!
Người Nhật sống ở nước ngoài dường như đều tham gia vào âm nhạc, hoặc biểu diễn âm nhạc theo cách này hay cách khác. Đến từ một đất nước có sở thích âm nhạc cực kỳ đa dạng như vậy, anh nghĩ sao về thực tế này?
Hiện nay internet ở khắp mọi nơi và mọi người có thể dễ dàng đón nhận thông tin, khoảng cách giữa mỗi quốc gia trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Vì thế có nhiều người bạn của tôi ở Đông Nam Á đang tích cực tham gia biểu diễn âm nhạc tại nhiều quốc gia, và một số nghệ sĩ Nhật cũng đang lưu diễn ở nước ngoài và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt, được gặp gỡ với fanbase ở các quốc gia mà họ từng nghe đến nhưng trước đây chưa từng đặt chân đến. Điều ấy chẳng phải thật tuyệt hay sao?
Và rồi, chúng tôi (Steel Saigon) cũng muốn tham gia cùng các nhóm heavy metal từ Nhật trong các buổi giao lưu với quốc gia láng giềng Thái Lan, nơi các hoạt động như thế diễn ra rất tích cực trong thời gian gần đây. Có rất nhiều cái tên lớn nhỏ khác nhau, như Awaken Dogs, Earthshakers, hay thậm chí Asean Music Festival diễn ra vào 2013 tại Saigon với tất cả các thành viên ban nhạc đều là người Nhật. Hiện tại và sắp tới vẫn có và sẽ có thêm nhiều nghệ sĩ khác đến Bangkok, vậy tại sao lại không ở Việt Nam?
Phần mình, Steel Saigon chúng tôi muốn biểu diễn cùng các nghệ sĩ, ban nhạc Việt, trước chính các khán giả người Việt nữa. Tôi còn hy vọng một ngày nào đó còn có thể giới thiệu các nghệ sĩ Việt sang Nhật và các quốc gia khác. Nhưng trước hết, cá nhân tôi còn phải học thêm tiếng Việt để có thể trò chuyện thành thạo với người Việt đã!
Cảm nghĩ của các anh như thế nào khi sắp được đứng cùng sân khấu với Paul Di’Anno huyền thoại?
Đương nhiên chúng tôi cảm thấy rất vinh dự khi diễn cùng một trong những anh hùng (âm nhạc) của riêng mình. Và chúng tôi cũng nóng lòng được xem ông bằng xương bằng thịt ở Việt Nam! Đây quả là một cơ hội khó tin chúng tôi không thể thật sự mô tả bằng lời nó tuyệt như thế nào.
Dù sao đi nữa chúng tôi buộc phải cố gắng hết sức mình để biến đêm 27 trở thành một kỷ niệm đáng nhớ với Paul, với Steel Saigon, Sagometal, Mephonic và tất cả khán giả đến tham dự
Kế hoạch của Steel Saigon trong năm nay và sau đó là gì? Nhiều sáng tác và nhiều heavy metal (không “nặng”) hơn? các anh muốn nói gì với người yêu nhạc xung quanh mình?
Chúng tôi muốn được biểu diễn nhiều hơn. Thông thường chúng tôi không có nhiều cơ hội để biểu diễn, do đó vẫn đang không ngừng tìm kiếm thêm những sân chơi có thể tham gia. Chúng tôi cũng muốn sáng tác thêm nhiều ca khúc hay thay thế cho các bản cover (dù kinh điển đi chăng nữa). Chúng tôi hy vọng có thể biểu diễn không chỉ với các ban nhạc Nhật Bản mà mở rộng sang các ban nhạc tại Việt Nam và các quốc gia khác nữa. Đến cuối năm, chúng tôi còn muốn tham dự Rock Storm, tại sao lại không nhỉ?
Các bạn còn điều gì muốn chia sẻ thêm?
Chúng tôi muốn ngỏ lời cảm ơn những người bạn yêu nhạc đã chung tay với nhau và mang các nghệ sĩ từ khắp nơi đến Việt Nam, và những người bạn luôn sát cánh ủng hộ các show diễn của chúng tôi. Steel Saigon hy vọng có thể tạo mối quan hệ hữu hảo giữa (người) Nhật và (người) Việt Nam thông qua âm nhạc. Cuối cùng, nếu các bạn có bất cứ điều gì muốn nhắn nhủ hay gửi gắm với chúng tôi, xin cứ việc.
Phương châm hiện tại của Steel Saigon: No Steel No Life! m/