John Lennon sinh năm 1940. Bố anh là một thuỷ thủ và bị mất tích khi John còn rất nhỏ. Không may cho John là sau đó không lâu anh lại mất đi người mẹ. Mồ côi sớm và phải tự lo cho bản thân nên John nhanh chóng trở nên láu lỉnh và khi cần cũng có thể ra tay chôm chỉa để có tiền ăn uống và giải trí vì người phụ trách nuôi anh ăn học là dì của anh cũng chẳng giàu có gì. John Lennon lúc ấy là một chàng trai rất dễ cáu giận, thỉnh thoảng còn mang lòng hận đời. Âm nhạc là thú tiêu khiển và cũng là niềm an ủi duy nhất đối với anh.
Tuy nhỏ hơn John Lennon 2 tuổI nhưng Paul cũng đã trảI qua một mất mát lớn: mẹ anh qua đờI vì ung thư khi anh đang còn ở tuổI vị thành niên. Và như John, Paul cũng chỉ có âm nhạc là niềm vui trong đời. Tuy nhiên Paul không hận đờI như John và tính tình anh cũng dễ thương, con ngườI anh cũng niềm nở, rộng rãi hơn. John đứng ra thành lập nhóm Quarrymen vào năm 1957. Năm sau Paul McCartney và bạn của anh là George Harrison (lúc ấy mới 14 tuổi) nhập ban và Quarrymen chuyên chơi nhạc ở Liverpool. Thứ nhạc của họ chơi là thú nhạc pha trộn các loạI nhạc Anh thờI thập niên 50 gồm pop, folk và nhạc phòng trà. Nhưng họ chủ yếu nghe và thích thể loạI rock ‘n’ roll Mỹ những năm cuốI thập niên 50 và các thần tưởng của họ là Chuck Berry và Buddy Holly. John và Paul cùng nghe rock Mỹ và tập tành sáng tác rock Anh ngay từ năm 1957. Đến năm 1960, nhóm chính thức đổI tên gọI thành Long John & the Silver Beatles và thường chơi nhạc ở quán Cavern Club tạI Liverpool.
Giữ nhịp trống cho nhóm lúc ấy là Pete Best trong khi guitar bass thì do Stuart Sutcliffe đảm trách. Họ dần trở thành một ban nhạc trẻ và thường trình diễn ở các CLB và quán rượu địa phương. Họ thường trình diễn những ca khúc của rocker Mỹ thập niên 50 như Chuck Berry, Little Richard, Buddy holly, Eddie Cochran. Thỉnh thoảng họ cũng xen vào vài ca khúc riêng của John và Paul. Chơi nhạc ở Liverpool không đủ tiền sống, cả nhóm bay sang diễn trong các CLB chuyên phục vụ binh lính Mỹ đồn trú tạI thành phố Hamburg. Năm 1962, Pete Best được thay chỗ bởI một chàng trai khác cũng sinh trưởng Liverpool, Ringo Starr (tên thật là Richard Starkey, sinh năm 40). Stuart Sutcliffe sau khi tách khỏI ban đã chết sớm (21 tuổI) vì xuất huyết não. Cũng năm ấy qua sự dẫn dắt của ông bầu Brian Epstein, Long John & the Silver Beatles có cơ hội được ghi âm single đầu tiên vớI nhánh Parlophone của hãng EMI. Đó là bài Love Me Do, một thành công vừa phảI cho một nhóm nhạc hoàn toàn mớI lạ đốI vớI đám đông giớI trẻ Anh. Tháng 1/1963, single thứ 2 của họ, bài Please Please Me vọt lên hạng nhấttrên Hit Parade ở Anh. Phong trào cuồng si Beatles ra đờI khiến cả nước Anh phảI xáo động.
Xuất phát từ Anh, Beatlemania lan sang Mỹ và vươn ra khắp thế giớiKhởI đầu từ năm 1963 từ xứ sở của Hoàng gia Anh, phong trào cuồng si bốn chàng trai tuyệt vờI (Fab Four), tên gọI thân mật mà các fans và giới báo chí Anh dành cho nhóm The Beatles, đã nhanh chóng lan sang Mỹ vào mùa đông năm 1964. Tháng Giêng năm ấy, ca khúc I want to hold your hand, một trong những bài rock and roll chủ chốt đánh dấu sự thành công ban đầu của nhóm The Beatles, đã nhẩy vào Top Ten ở Mỹ trước sự ngạc nhiên chên lẫn ghen tỵ của nhiều nghệ sỹ, ban nhạc Mỹ khác (đĩa này được tung ra tạI Mỹ vào ngày 29/12/1963 và đên ngày 18/1/1964 đã có mặt trên Top Hits Mỹ). Họ sẽ còn phải sửng sốt và bực tức nhiều hơn khi chỉ một tuần sau đó She loves you của tứ quái lại leo lên top. Chưa hết, một tuần sau lạI đén lượt bài Please please me. Đến tháng 4/1964, cả năm ca khúc đứng đầu Top 10 single ở Mỹ đều là những ca khúc của các chàng trai nước Anh. Và đến cuốI năm 1964, The Beatles đã có 29 ca khúc lọt vào top của Mỹ (và nếu tính đén hết năm 1966 thì The Beatles có tất cả 12 ca khúc đứng đầu Top 10 ở Mỹ)- điều không thể tưởng tượng nổI và cũng là điều không thể chấp nhận được đốI vớI giớI nghệ sỹ và giớI kinh doanh biểu diễn Mỹ. Nhưng đó lạI là sự thật và cũng là mô hình chìa khoá mở đường cho sự ham muốn rồI sự ra đờI trong những thập niên sau này của những ban nhạc trẻ mong được như The Beatles. Bốn chàng trai tuyệt vờI được giớI trẻ Mỹ đón mừng nồng nhiệt như thế có phần nhờ vào công lao của Ed Sullivan, một chuyên gia của ngành kinh doanh biểu diễn Mỹ, chủ chương trình Shơw tạp kỹ cung tên trên truyền hình Mỹ. Tháng 10/1963 trong một lần ghé qua London, Ed Sullivan đã chứng kiến cảnh đám đông thânh thiếu niên Anh nháo nhào mừng rỡ khi đón The Beatles tạI sân bay Heathrow. “The Beatles là cái quái gì thế này!” Ed Sullivan vớI cái lưng gù đặc biệt đã thắc mắc như thế. Và rồi ông tìm cách mời họ ang Mỹ diễn trong Show truyền hình của ông. Những ngày cuối tháng 1/1964, The Beatles lần đầu được mời diễn trên sân khấu Olympia ở Paris. Tại đây, một bức điện của hãng đĩa gửi đến báo tin vui cho họ: chỉ trong thời gian năm tuần lễ The Beatles đã bán được hơn đài phát thanh thì cứ ra rả nói mãi cũng chỉ về tin nóng hổi này. Tại New York, The Beatles được đưa đến nghỉ ở khách sạn Plaza. Từ một suite có 10 phòng lớn, thỉnh thoảng các chàng trai bước ra bao lơn nhìn xuống phía dưới đường, nơi đang tụ tập đám đông mấy ngàn thanh niên nam nữ Mỹ. Thấy bóng dáng 1 chàng Beatles nào là đám đông ấy la ó, hoan hô. Beatlemania đang dâng lên nghay tại New York. Ngày The Beatles trình diễn là một ngày thời tiết rất lạnh. Mọi người dân ở New York dường đều đóng của và ngồi và ngồi ở nhà bật tivi theo dõi The Beatles xuất hiện trong The Ed Sullivan Show. Ước tính đêm ấy đã có khoảng 73 triệu khán giả theo dõi Show này. Mở đầu buổi trình diễn, người ta đọc cho khán thính giả nghe lá thư mà vua nhạc rock ‘n’ roll Elvis Presley viết ngời khen các chàng Beatles. Cả nước Mỹ dường như lên cơn sốt Beatlemania từ sau đêm diễn đáng nhớ ấy, chỉ riêng có giới báo chí Mỹ thì vẫn ngờ vực không tin rằng The Beatles sẽ kéo dài thành công to lớn ấy lấu hơn 1 năm.
Sau 2 tuần ở Mỹ, ngày 22/2/1964, The Beatles lên đường trở về Luân Đôn và sau đó là về Liverpool, quê hương của họ. Ngày hôm sau, hình ảnh của họ đã xuất hiện trên trang bìa tuần báo thời sự quốc tế Newsweek, tờ báo ghi nhận “sức trẻ và tài năng của các chàng trai trong hiện tượng Những con bọ”. Nhưng The Beatles đã bắt đầu được nổi tiếng hơn cả thần tượng lớn nhất của giới trẻ Mỹ thời đó là Elvis Presley-Vua nhạc Rock ‘n’ roll. Và sau đó không lâu cùng với Rolling Stones, The Beatles đã khởi xướng cho làn sóng nhạc Anh xâm lược Mỹ quốc nay quen được nhắc đến như là trào lưu British Invasion. Và theo gương The Beatles, tất cả các nghệ sĩ, ban nhạc Anh sau này dù có thành công lớn đến đâu chăng nữa ở chính quốc mà chưa qua được Mỹ biểu diễn và chinh phục khán giải Mỹ thì xem như họ cũng chưa phải là những nghệ sĩ thực sự lừng danh.
Tiền của, danh vọng và những cô gái ập đến với The BeatlesTừ Mỹ trở về, Beatles thấy tiền của và danh vọng ập đến với họ. Nếu trước đó họ từng nhận 100.000 bảng Anh thì nay mỗi lần trình diễn họ nhận được bạc triệu. Các chàng trai tuyệt vời hiểu ra sức mạnh cuốn hút của họ có thể đem lại cho họ những gì. Nhưng họ không được vui lắm vì theo luật thuế ở Anh lúc đó, người có thu nhập cao phải nộp đến 94% lợi tức cho chính phủ. Như vậy họ chỉ nhận được có 6% trên mỗi bảng Anh thu được và sau khi trừ thù lao cho Brian Epstein thực thụ của họ chỉ còn là 4,5% của mỗi bảng Anh. Sự khắc nghiệt của luật thuế này đã khiến cho Brian Epstein bật ra ý tưởng giúp The Beatles có thể hưởng được chính công sức và thành quả của họ nhiều hơn, nhất là khi họ còn đang ở thời kì sung mãn và nổi danh nhất. Chủ nhân các nhà hát nào cũng muốn có The Beatles đến diễn vì 4 chàng trai này có lực hấp dẫn rất mạnh đối với giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ nữ. Và để có thể ời The Beatles đến với rạp của mình, từng giám đốc đến gặp Brian và đưa riêng một phong bì mà ở bên trong thường là 1000 bảng Anh. Số tiền từ phong bì này The Beatles không phải khai báo thuế. Dưới sự sắp xếp của Brian Epstein, Tư quái đi diễn 7 đêm mỗi tuần trong các tour diễn có khi kéo dài tới năm tuần lễ liền. Tiền của cứ thế tới tấp bay vào túi các chàng trai này. Ngày 2/3/1964, tức chưa đầy 2 tuần sau khi từ Mỹ trở về, The Beatles bắt tay vào việc làm cuộn phim đầu tiên của họ. Dự án này tạm thời mang tên Beatlemania. Sau sáu tháng mệt lả với các buổi diễn bất tận, bốn chàng tai tưởng như họ đang được hưởng thái bình thực sự trong thời gian làm phim này. Giữa những lần thu hình, họ ngồi vào phòng nghỉ và uống rượu, hút thuốc và… tiếp các cô gái đẹp đã được chọn lọc kĩ tham gia dụ án phim này muốn đến kết thân riêng với các thành viên của Tứ quái. Chính trong thời gian này, George Harrison đã phải lòng Patti Boyd, một cô gái xinh đẹp tóc vàng 19 tuổi và đang làm người mẫu cho Mary Quant (một nhà thiết kế thời trang trẻ đã lăng xê ra mốt mini jupe). George mua một căn nhà ở miền quê rồi dọn đến đó sống chung với patti Boyd.
Cũng vào mùa xuân năm 1964 lần đầu tiên kể từ khi The Beatles trở nên nổi tiếng, Cynthia Powell mới được chính thức xuất hiện John Lennon với tư cách là vợ của anh. Cynthia lúc ấy đã sinh cho John một bé trai tên là Julian. Không lâu sau đó, John bỏ ra 40.000 bảng Anh để mua một căn nhà ở khu ngoại ô Weybridge, cách Luân Đôn 30 km về hướng Tây-Nam. Thêm 30.000 khác cũng được John chi ra để tu sửa và trang trí cho ngôi nhà ấy. Đối với Cynthia, căn nhà này đúng là món quà trời ban cho. Cô đã có thể rút ra khỏi bóng tối phía sau John để đưa đứa con trai Julian đến đó sống trong sự bình yên và hy vọng nơi đó sẽ trở thành “mái ấm gia đình hạnh phúc” của cô và John.
Lúc ấy Paul McCartney vẫn còn sống độc thân dù cho anh được nhiều cô gái xinh đẹp mê mệt hơn ác bạn. Paul chính là “chàng Beatle dễ thương nhất” trong nhóm. Anh cũng có nhiều cuộc tình và cũng nhiều lần phải chịu trận trước các vụ kiện tụng từ các người đẹp cho rằng bố của đứa bé họ đang mang trong bụng chính là của Paul McCartney. Những chuyện như vậy thì chàng Beatle nào cũng phải gánh chịu nhưng Paul thì bị nhiều nhất.
The Beatles chinh phục nước Mỹ
Sau một loạt các buổi trình diễn thành công ở các nước Tây Âu, Trung Đông và Úc, ngày 11/8/1964 The Beatles mở tiệc ăn mừng trước khi lên đường chinh phục khán giả Mỹ. Chương trình lưu diễn ở Mỹ rất căng: 30 show tại 24 thành phố lớn trải rộng trên diện tích 35.00 km trong thời gian 32 ngày. Cơn lốc người hâm mộ ập đến với Beatles ngay khi họ vừa rời khoang máy bay tại sân bay Quốc tế San Fransisco ngày 18/8. Tiếng la hét của các cô gái điên cuồng vì yêu mên Tứ quái,tiếng còi rúc inh ỏi của các xe cảnh sát, tiếng đám đông vây quanh khách sạn nới Tứ quái đến nghỉ…sẽ là những hình ảnh và âm thanh mãi đọng lại trong kí ức của các chàng trai về chuyến đi này. Khai thác tối đa sức thu hút mãnh liệt của Beatles, Brian Epstein chỉ bằng lòng cho họ diễn trong các sân vận động để một mặt có được cát xê cao mà giá vé rẻ để cho các fans của Beatles đều có thể đến xem họ chơi nhạc. Brian thường đòi từ 25.000 đến 50.000 USD một buổi trình diễn, thanh toán trước rồi mới diễn. Cộng thêm vào đó là 50% tổng doanh thu từ tiền vé, tiền truyền hình trực tiếp. Ngày 20/8 Tứ quái diễn ở Cung hôi nghị Las Vegas, ngày 21/8 tại sân vận động thành phố Seattle, ngày 23/8 tại Hollywood Bowl…Sau mỗi buổi biểu diễn các cô gái ập vào phòng nghỉ tranh giành các khăn lau mặt của Tứ quái đã dùng qua để đem về cất làm vật kỉ niệm. Lần lượt có rất nhiều các thiếu nữ Mỹ đã được làm bạn một đêm với các chàng Beatles nhưng chuyện lạ cho đến nay vẫn chưa có ai giả thích được là: không hề có một người đẹp Mỹ nào sau đó lợi dụng chuyện tình một đêm ấy của họ với Beatles để đem ra làm đề tài kinh doanh kiếm tiền và danh vọng qua việc trả lời phỏng vấn báo chí, viết sách, xuất hiện trên truyền hình.
Ngày 28/8/1964 tại khách sạn Delmonicon, Tứ quái trải qua một kinh nghiệm đầu đời mà hệ luỵ sẽ là góp phần vào việc khiến họ có cách nhìn khác về thế giới. lần đầu tiên trong đời họ đã thử hút cần xa và người chỉ cho họ cách hút không ai khác hơn chính là Bob Dylan lúc ấy đã là một nhạc sĩ rất nổi tiếng. Bob Dylan từ một show diễn ở Woodstock trở về, lái xe đến khách sạn và lên phòng gặp Beatles. Sau khi trò chuyện đủ điều, họ đề cập đến vấn đề ma tuý. Bob Dylan đã rất ngạc nhiên sau khi nghe John và paul thú thật rằng Beatles chưa bao giờ dùng ma tuý, ngoại trừ vài ba viên thuốc amphesmatines. Thế là Bob Dylan đã vấn một điếu, đốt nó lên và chuyển cho John thử. Ái ngại, John chuyển ngay cho Ringo và nói “Này cậu là người nếm thử của Vua, hãy thử trước xem sao!”. Ringo không từ chối. Sau đó mọi người đều thử và rồi ai nấy đều cười vui vẻ. Từ Mỹ thành công trở về Tứ quái mệt nhoài cả về thể xác lẫn tinh thần. Nhưng họ chỉ có 18 ngày để nghỉ ngơi trước khi lại lên đường du diễn khắp nước Anh trong thời gian 5 tuần lễ. Ngoài ra cũng trong thời gian 18 ngày ấy họ còn phải đến studio của hãng EMI thực hiện album thứ tư của họ. Đĩa này gồm toàn các sáng tác của John Lennon và đó là những ca khúc có nội dung rất buồn, rất bi quan, rất lạ, chẳng hạn như bài Baby’s Black và I’m Loser. Dù cùng các bạn gặt hái được những thành công lớn và dù xem mình thực sự là một Beatle nhưng tự sâu trong lòng John vẫn cho rằng thành công ấy chỉ là sự giả tạo, là một sự chiếm đoạt không xúng đáng. John cũng cảm thấy không hạnh phúc khi sống trong ngôi nhà yên tĩnh ở Weybridge bên cạnh Cynthia Powell, một người vợ anh không yêu nhưng đã lỡ cưới và Julian, một đứa con trai “lỡ sinh ra sau một đêm tôi uống quá say”.
Đầu mùa đông năm 1965, Ringo Starr gặp lại Maureen Cox, cô bạn gái của anh từ thuở anh còn là một cậu bé vô danh, nghèo khó. Cô làm nghề uốn tóc và vẫn thường theo dõi hành trình của Ringo qua các thông tin trên đài phát thanh. Đầu tháng 12/1964, biết Ringo đang điều trị cắt amygdale tại bệnh viện thuộc Đại học Luân Đôn, Maureen đáp xe lửa đến đó và mang theo một cây kem cho người yêu. Khi Ringo xuất viện, Maureen vẫn còn ở lại Luân Đôn dự lễ Giáng sinh. Đến giữa tháng 1/1965, Maureen báo cho Ringo biết tin vui rằng anh sắp làm bố. Ringo, trước sự hiện diện của đầy đủ các bạn trong Beatles đã quỳ xuống và hỏi Maureen có bằng lòng làm vợ anh hay không. Lễ cưới của Ringo và Maureen được củ hành vào ngày 11/2/1965. John và vọ của anh là Cynthia, George và Paul McCartney là những khách duy nhất được mời đến dụ lễ cưới bí mật của họ. Vậy là chỉ còn mình Paul “chàng Beatle dễ thương sống độc thân”
Từ năm 1965 trở đi cả TG hầu như biết đến The Beatles. Hoàng gia Anh vốn có truyền thống cổ kính mà còn phải mời Tứ quái vào điện Buckingham để ban cho họ huân chương M.B.E. Nhưng tứ quái cũng đã ngày một trưởng thành hơn. Album Rubber Soul của họ (phát hành 1965) đã không những là một album bán rất chạy mà còn chứng tỏ tài năng sáng tác của của họ đã ở mức rất cao và họ đã vượt lên hẳn hình ảnh các chàng trai trẻ chỉ biết vui đùa như trước đó 3 năm. Giàu có, nổi danh toàn cầu nhưng tứ quái đã qquá mệt với các tour diễn liên tục. Sau một Show cuối ở Sanfransisco vào năm 1966, studio ghio âm sẽ là nơi duy nhất mà người ta gặp lại đầy đủ 4 chàng Beatles này. Nhưng chính nhờ việc tự giam mình vào studio, ngừng lưu diễn mà dường như The Beatles lại có nhiều cảm hứng sáng tác dạt dào, phong phú nhất. Album xuất sắc này rồi album độc đấo khác cứ thế thay nhau được họ tung ra: Revolver (1966) mang âm hưởng psychedelyc, Sgt. Pepper Is Lonely Heart Club Band (1967) với nội dung của một trường thiên tiểu thuyết. White Album (1968) giới thiệu tài sáng tác của từng thành viên một trong Tứ quái và tuyệt tác Abbey Road (tháng 8/1968). Đến năm 1969, The Beatles thực ra chỉ còn đoàn kết ở cái tên mà thôi, rạn nứt đã đến với họ từ sau thành công lớn của Rubber Soul năm 1965. Khi kết hợp với nhau sáng tác, John và Paul tỏ ra là 2 thiên tài bổ túc cho nhau thật điệu nghệ, hài hoà. Khi mỗi người mỗi cảm hứng và sáng tác riêng, họ là 2 nghệ sĩ tài ba có phong cách riêng. Điều này được cảm nhận rất rõ với White Album. Cái “tôi” đã nổi lên trong lòng John và Paul. Họ bắt đầu biết thông cảm đựoc cho nhau. Giữa họ tù đây là một sự so kè, một sự cạnh tranh ngầm nhưng rất căng thẳng. Việc Cynthia ngày càng khó chấp nhận cuộc đời là vợ của một nghệ sĩ quá nổi tiếng đến quên cả vợ con nên cô quyết định ra đi nhương chỗ lại cho một nữ nghệ sĩ cấp tiến người Nhật là Yoko Ono và việc Paul McCartney kết hôn với một nũ nhiếp anh gia Mỹ đã dẫn đến những bùng nổ tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi của các chàng Tư Quái. Sau những tháng dài “di chuyển trên con đường dài ngoằn nghèo trong sự cô đơn”Tứ Quái đã không thể nào trở lại mà kết nhóm với nhau như họ đã từng hát với nhau được nữa. Tháng 4/1970, Paul McCartney đã chính thuác thông báo rằng The Beatles đã tan rã, đường ai nấy đi trước sự luyến tiếc của hàng triệu, triệu các fans trên thế giới. Cả Paul, John, Ringo và George sau đó đều tung ra album solo, người này nổi và thành công hơn người kia. Tháng 12/1980 John Lenon bị một tên tâm thần bắn chết tại New York city khiên niềm hy vọng sẽ có một ngày tái hợp cua The Beatles không bao giờ thành hiện thực. Ngày 29/11/2001 thành viên im ắng nhất Beatles, George Harrison đã ra đi tại nhà riêng sau một thời gian dài chống chọi với ung thư. TG đã lại mất đi một thiên tài âm nhạc nữa, một con người đã có biết bao đóng góp cho âm nhạc.
Theo Thế Giới Âm Nhạc