Điểm mặt các anh tài :
Do một đặc điểm về nhân sự là sự thay đổI gần như thường xuyên mà tôi xin có đôi chút thông tin về các nhân vật đã , đang là thành viên của band .
Các thành viên hiện tạI :
Shagrath – vocals
Anh là tay cộm cán nhất của band bởI 2 điều , thứ nhất anh là 1 trong 3 thành viên đồng sáng lập Dimmu Borgir ( cùng vớI Silenoz và Tojdalv ) … thứ hai , anh có thể chơi tốt cả guitar , keyboard , drum và hiện tạI là giọng ca chủ lực của nhóm .
Các band từng tham gia : Shagrath từng là cây guitar của Fimbulwinter cho đến năm 1992 , cùng band này record album “ Servants of Sorcery “ . Anh cũng đã từng chơi keyboard cho Ragnarok – một band Blackmetal Na Uy .
Galder ( tên gọI khác : Grusom )– guitar
Anh là thành viên cũ của Old Mans Child và là thành viên mớI nhất của band , chưa tham gia vớI band vào bất cứ một album nào và có lẽ là album 2001 của band sẽ có tiếng guitar của anh . Duy có một điều cần nhắc là – những ai say mê Blackmetal thì không thể không tìm hiểu anh – tay guitar khét tiếng của O M C
Các band từng tham gia : Như đã nói ở trên , Galder trước kia là guitar chủ lực của OMC trước khi join DB … ở OMC , tiếng guitar của anh ảnh hưởng rất lớn và hầu như lyric của band này đều do anh biên soạn . Anh cũng không kém cạnh gì Shagrath bởI ngoài một cây guitar có tiếng ra anh còn là một “ evil’s vocal “ , một tay bass và synthe .
Erkekjetter Silenoz ( tên thường gọI : Ed Damnator )– guitar
Một trong những đồng sáng lập viên của band và anh chỉ chơi duy nhất guitar từ lúc bắt đầu sự nghiệp . Anh được biết đến vớI những cú riff điêu luyện hết sức du dương , quyến rũ . Ở Dimmu Borgir , Silenoz cũng từng tham gia viết lờI , soạn , ráp nhạc và đôi khi cao hứng anh cũng góp chút hơi vocal trong một vài bản nhạc .
Các band từng tham gia : Anh từng chơi cho Malefic trước khi đến vớI DM và trước đó cũng tham gia một band Thrashmetal Na Uy có tên là Nocturnal Breed .
Mustis – Synthesizers
Anh chưa từng chơi cho một band nào trước khi chơi cho DB … ra mắt band lần đầu ở live Dynamo Open Air festival vào mùa hè năm 1998 .
Nicholas Barker– drums
Anh là thành viên đồng sáng lập ra DB , chơi trống cho nhóm từ những ngày đầu … đã từng chơi guitar trong album debut “ For All Tid “ . Anh rờI band sau tour diễn năm 1999 vì những bận rộn cho gia đình . Hiện tạI anh đang chơi cho Seven Sins – đây cũng là một band mớI do anh đồng sáng lập vớI Cyrus – guitar vào tháng 10 năm 1998 .
Trước khi chơi cho DB , anh là drummer của Old Mans Child .
Astennu – guitar
Anh là cây guitar ngườI Úc , từng là thành viên của Lord Kaos tạI quê nhà … Trong một dịp sang Na Uy cùng vớI band riêng của anh là Carpe Tenebrum Astennu có dịp làm quen vớI DB và tham gia DB sau khi album “ Enthrone Darkness Triumphant “ ghi âm xong .
Hiện tạI anh vẫn đang chơi cho Carpe Tenebrum , thờI gian sau khi rờI Lord Kaos … một thờI gian ngắn anh chơi cho The Kovenant trước khi tham gia Dimmu Borgir .
Brynjard Tristan– bass
Tristan join nhóm khi “ For All Tid “ ( bản chơi lạI ) vừa hoàn thành . Nhưng đến bản MCD “ Devil’s path “ thì không thấy anh ta nữa mà thay vào đó đã là Nagash .
Trước khi tham gia DB , anh chơi cho Old Mans Child cùng thờI vớI Tojdalv ở band này .
Anh tham gia nhóm khi band đang ghi âm “ Devil’s Path “ và chỉ một thờI gian ngắn sau đã bặt vô âm tín rồI . Thật ra , anh rờI nhóm vào năm 1999 để quay trở lạI chơi cho band cũ là The Kovenant . Trước khi đến vớI DB , anh đã chơi cho band này và trong suốt thờI gian làm việc ở đây anh đổI nghệ danh thành : Lex Icon .
Stian Aarstad – Keyboard .
Aarstad là một cựu thành viên của Dimmu Borgir bắt đầu chơi cho band khi đang ghi âm “ For All Tid “ … Album cuốI cùng có sự tham gia của anh là “ Enthrone Darkness Triumphant “ bởI vì ở tour diễn cùng tên sau đó không lâu , Aarstad gặp một số rắc rốI và chính thức rờI nhóm từ dạo ấy … Kimberley Goss thay thế anh ngay lúc đó như một sự chắp vá tạm thờI và cũng rờI band sau đó không lâu . Hiện tạI Aarstad đang chơi keyboard cho một band Blackmetal khác cũng của Na Uy là Enthral .
Enthrone Darkness Triumphant-Dimmu Borgir-1997-Nuclear Blast
Đây là dĩa nhạc đầu tiên của Dimmu Borgir và có thể là dĩa nhạc Black Metal đầu tiên mà tôi nghe, ấn tượng với Black Metal cũng từ lúc đó. Bạn nên nghe khoảng 5 lần để có cái nhìn tương đối về album này. Dimmu Borgir tương đối dễ nghe hơn các ban Black Metal khác. Enthrone Darkness Triumphant là dĩa hay nhất của họ cho đến lúc này và là một trong những dĩa Black Metal được bình chọn cao nhất trong năm 1997. Âm thanh của Dimmu Borgir không nặng như một số ban nhạc Black Metal khác như: Emperor, Limbonic Art… và họ sử dụng rất nhiều tiếng keyboard trong các bài hát của mình. Những ai muốn làm quen với Black Metal, xin trân trọng giới thiệu dĩa nhạc này làm bước khởi đầu cho bạn. Tuy nhiên, có rất nhiều đánh giá rất khác nhau về Dimmu Borgir, nếu bạn đã nghe Black Metal lâu năm, ý kiến của bạn có thể rất khác với tôi. Dimmu Borgir là ban Black Metal có đủ mọi lời khen, chê khác nhau. Đối với riêng tôi, họ vẫn là một trong số các ban Black Metal xuất sắc nhất trong làn sóng các ban nhạc Black Metal thứ hai tại Na Uy. Dimmu Borgir không phải là ban nhạc đầu tiên đưa âm thanh keyboard vào nhạc nhưng họ khá thành công trong việc này. Tôi không mấy hài lòng về guitar, điệu guitar bình thường không đặc sắc lắm, Shagrath kiêm thêm vai guitar và thể hiện chẳng mấy thành công. Album mở đầu với “Mourning Palace” rất ấn tượng từ đầu đến cuối, có thể kể thêm vài ca khúc hay nữa như “In Death’s Embrace” và “Master of Disharmony”, đặt biệt “Spellbound” rất đặc sắc với tiếng đàn keyboard. Tiếng thét kêu rít của Shagrath và kỹ năng keyboard là hai điểm rất đặc trưng trong album này. Enthrone Darkness Triumphant là một album khá hay nhưng khi tôi nghe Anthems To The Welkin At Dusk của Emperor thì cảm thấy Dimmu Borgir chưa thể nào là một ban Black Metal thực sự tinh quái.
Lời nhạc nói về Satan như nhiều ban nhạc Black Metal Na Uy khác. Khi phát hành album này, hãng Nuclear Blast không ghi lời nhạc chung với dĩa nhạc. Họ chỉ ghi là không chịu trách nhiệm về lời nhạc. Tuy nhiên, năm 2000, khi phát hành lại, lời nhạc được ghi kèm theo với dĩa nhạc.
Spiritual Black Dimensions-Dimmu Borgir-1999-Nuclear Blast
Sau album đầy tai tiếng Godless Savage Garden, Dimmu Borgir lấy lại hình ảnh của mình với Spiritual Black Dimensions, album này của họ thực sự là một điều mong đợi của Black Metal trong năm 1999. Tiếng keyboard xuyên suốt từ đầu đến cuối, ngoài chất giọng khàn đục của Shargath còn có giọng trong và trầm của Nagash và Silenoz. Bộ đôi guitar Astennu và Silenoz thể hiện tay nghề của mình khá hơn trong Enthrone Darkness Triumphant, tiếng trống của Tjodalv đập liên hồi nghe như hai qủa tạ chát chúa với nhau. Điều ưng ý về Dimmu Borgir vẫn là âm thanh vũ trụ do keyboard tổng hợp, tôi không tâm đắc giọng hát của Shargath bằng Dani Filth hay Ihsahn. Dimmu Borgir và Cradle Of Filth là hai ban Black Metal tiêu biểu cho sự pha trộn keyboard với guitar và trống, cá nhân tôi thích Cradle Of Filth hơn. Spiritual Black Dimension được đông đảo các fan Black Metal đón nhận, kể cả những ai có ý kiến cho rằng Dimmu Borgir chú trọng về thương mại nhiều hơn là đóng góp cho Black Metal. Tóm lại, album này xứng đáng nằm trong bộ sưa tâm Black Metal của bạn. Nếu bạn thích Black Metal thì không nên bỏ qua album này.
Bài mở đầu dĩa nhạc “Reptile” là tuyệt tác trong album này, và bạn cũng sẽ thấy nhiều khoảng khắc đáng chú ý như “The Insight And The Catharsis”, “Arcane Lifeforce Mysteria” hay “Dreamside Dominions”… Dimmu Borgir đem đến trạng thái đen tối, mờ ảo cho người nghe, nhạc của họ nghe giống như những cảnh tượng ma quái trong các buổi lễ tế thần.
Lời nhạc do Silenoz và Nagash viết gồm rất nhiều hình ảnh kỳ dị, đen tối và u ám. Có lẽ các ban Black Metal như Dimmu Borgir không làm người nghe hứng thú lắm về lời nhạc. Điều cuối cùng muốn nói là sự hòa âm phối khí thật xuất sắc, rất hiếm hoi hãng dĩa nào như Nuclear Blast thành công với một thể loại duy nhất: Metal. Trong lúc rất nhiều các hãng lớn như Atlantic, EMI… bỏ rơi các ban nhạc Metal, Nuclear Blast thực sự là một toà lâu đài của Metal.
Puritanical Euphoric Misanthropia-Dimmu Borgir-2001-Nuclear Blast
Sau một thời gian vắng bóng, Dimmu Borgir đã trở lại với thành phần mới, chỉ còn lại Shagrath và Silenoz là thành viên từ lúc ban đầu nhưng đội ngũ mới qủa là một nhóm “Dream Team”, guitar Galder từ Old Man’s Child, tay trống Nick Barker của Cradle Of Filth và keyboard Mustis từ Borknagar. Enthroned Darkness Triumphant và Spiritual Black Dimension có thể là tám lạng với nửa cân nhưng Puritanical Euphoric Misanthropia thì chắc chắn là phải nặng hơn. Trong 5 album đề cử giải Norwegian Grammy cho năm 2001 thì Puritanical Euphoric Misanthropia đang chiếm tới gần 35% phiếu bầu và vượt rất xa so với album thứ hai của Emperor là Prometheus: The Discipline of Fire & Demise chỉ với 20%. Đây là dĩa nhạc được trông đợi nhất ở Dimmu Borgir, tốc độ và âm thanh nhanh, nặng hơn tất cả các dĩa khác của Dimmu Borgir, hi vọng Dimmu Borgir tiếp tục đi lên với bước tiến này. Giọng hát của Shagrath vẫn chói tai, Galder không hổ danh với biệt hiệu “Monster”, Nick Barker thì không có gì là xa lạ. Mở máy nghe dĩa lên và nghe đoạn dạo đầu “Fear And Wonder”, tôi đã có cảm giác một album rất hay sắp đến và tôi đã không thất vọng. Có thể trích dẫn một số điểm sáng trong dĩa nhạc rất ấn tượng này như sau:
Khúc dạo đầu “Fear And Wonder” nghe như một bản giao hưởng pha lẫn với một chút ma quái.
“Blessings Upon The Throne Of Tyranny” là ca khúc Black Metal xuất sắc với tiếng trống đập điên dại, tiếng guitar như chớp giật và giọng hát chói tai, khàn đục.
Sau hai ca khúc đầu, bạn có thể tin rằng mình đang nghe một album rất hay, tuy nhiên với “Kings Of The Carnival Creation” sẽ thuyết phục bạn với những đoạn nhạc kêu rin rít với giai điệu keyboard cực hay.
“Hybrid Stigmata – The Apostasy” với nhịp điệu mãnh liệt, giọng hát như bò rống pha lẫn với âm thanh hoang dại.
“Puritania” tiếp tục gây cảm giác giống như “Hybrid Stigmata – The Apostasy”, tuy nhiên tôi thích ca khúc này hơn.
“Perfection or Vanity” là đoạn nhạc không lời cực lôi cuốn.
Nhìn chung, album này có cấu trúc hoàn hảo và có giá trị để thưởng thức nếu bạn đang hâm mộ Black Metal cho dù Dimmu Borgir không đem lại nhiều điều mới mẻ trong phong cách của ho, đặt biệt đối với những ai thích nghe tiếng keyboard kỳ dị và nhịp điệu chớp giật của guitar và trống. Nếu bạn đã thích Dimmu Borgir thì bạn có thể nhắm mắt và mua album này.
Keyboard được sử dụng trong ban nhạc này rất nhuyễn, có thể nói là 1 yếu tố chính mang lại thành công cho Dimmu Borgir. Nếu không mở đầu một bản nhạc, tiếng keyboard vẫn trải dài và dày đặc suốt như không để một nốt âm thanh nào khác lọt qua bức tường ấy. 3 albums được giới thiệu ở trên đều xuất sắc như nhau, nhưng đĩa cuối cùng có thêm một điểm mạnh khác, đó là Dimmu Borgir chơi với dàn giao hưởng của Gothenburg. Vì thế bức tường âm thanh của Black Metal lại càng được củng cố thêm bởi những viên gạch đủ màu sắc mà vững chắc. Chính qua sáng tạo này, người ta được biết thêm thể loại Black Metal và tính chất mới symphonic hoà hợp với nhau kỳ diệu như thế nào.
Giọng hát của những ca sĩ trong thể loại Black Metal đều được dàn “synthesizer” tạo thêm hiệu ứng ở độ “nhọn” và “bén”, kể cả khi “gào” cũng được làm âm vang lên, dội tới như bão thổi. Với nhịp trống và tiếng dồn rất “ngọt mềm” chắc chắn cũng phải được biểu diễn qua dàn trống máy… Nói chung, về nhạc, cho dù hầu hết đều điện tử hoá nhưng vẫn còn chấp nhận được, chỉ có điều là ca từ và tư tưởng của Black Metal gò bó trong một “cấm điều” nhất định nên nhiều ban nhạc chơi thể loại này hay dẫm chân vào nhau. Dimmu Borgir hình như đang lặng tiếng để suy ngẫm thêm về Dracula và Vampire còn có thể gây ấn tượng nào khác chăng?