Categories Đời Sống Giải trí Thông tin khác

Chuỗi trình chiếu phim âm nhạc Sounds by Southeast

Thuộc một phần của Asean Pride 2, chương trình do The Onion Cellar và Vanity Vietnam hợp tác tuyển chọn bao gồm ba bộ phim và một hợp tuyển các thước phim ngắn đặc biệt về âm nhạc khu vực Đông Nam Á.

 

Sự kiện này nhằm  tôn vinh những nghệ sĩ đang hoạt động bên lề xã hội, bên lề cỗ máy âm nhạc thị trường: Đó là các punk rocker underground tại Myanmar (trong phim Yangon Calling), những haranista cựu trào tại Philippines (trong phim Harana), những người theo đuổi âm nhạc truyền thống Thái Lan ( trong phim Y/our music) và những nghệ sĩ tìm lối cho riêng mình (trong The Vietnam Films of Vincent Moon).

 

Chuỗi chương trình sẽ diễn ra từ ngày 22/6 đến ngày 25/6 (thời gian chiều phim từ 19h30 đến 22h mỗi ngày) tại Đại học Hoa Sen, số 8 Nguyễn Văn Tráng, Q1, Tp.HCM.

 

https://farm4.staticflickr.com/3941/19013970716_8acb08b48a.jpg

 

Chương trình miễn phí vé vào cổng, qua hình thức đăng ký và kêu gọi mọi đóng góp từ phía người xem. Toàn bộ số tiền đóng góp sẽ được trao lại cho nhà làm phim, mà nếu không có họ, chuỗi hoạt động hết sức thú vị này sẽ không thể nào diễn ra.

 

Lưu ý: số lượng chỗ ngồi giới hạn nên vui lòng đăng ký và xác nhận sớm tại ticketbox.vn

 

 

Lịch trình chiếu:
+ Ngày 22/6: Harana
+ Ngày 23/6: The Vietnam Films of Vincent Moon
+ Ngày 24/6: Yangon Calling
+ Ngày 25/6: Y/our music

 

Đặc biệt với các fan nhạc rock thì phim Yangon Calling sẽ là “món ăn”  đáng quan tâm. Được quay bởi những máy quay bí mật của hai nhà làm phim người Đức vào năm 2011 -­ là một bộ phim tài liệu âm nhạc nhấn kể về hành trình thể hiện bản thân của mỗi người. Bộ phim đề cập tới thế giới nhạc punk phi chính thống tại cố đô của Myanmar với trên dưới 200 thành viên ­- những chàng trai để đầu Mohawk và vận những trang phục tự thiết kế gây ấn tượng ­mạnh- và đặc biệt là âm nhạc của họ.

 

 

 

Theo như những lời đồn đại, nhu cầu đối với punk rock vào những năm 90 ở Myanmar ­- lúc ấy đang hoàn toàn bế quan tỏa cảng trước phần còn lại của thế giới ­- bắt nguồn từ một bài báo về Sex Pistols mà một thanh niên Miến Điện tên Koh Nyan tìm thấy trong một tờ tạp chí âm nhạc anh mua được tại một sạp báo đằng sau đại sứ quán Anh tại Myanmar, nơi bày bán những ấn phẩm đại sứ quán không dùng đến.  Được truyền cảm hứng từ những gì đã đọc, chàng trai ấy đã móc nối với một vài thủy thủ – những người duy nhất được rời khỏi đất nước khi ấy – để nhờ họ bí mật mang những cuộn băng cát-xét về trong nước. Thứ âm nhạc ấy đã đi vào lòng không ít những người trẻ bất mãn với thực tại ở Myanmar, dù nó được tạo ra ở một thế giới hoàn toàn khác với cuộc sống của họ – thế giới của những con đường xám xịt và rả rích mưa những năm 1970 của nước Anh.

 

(Tổng hợp và theo andofotherthings.com)