Marduk

Đầu năm 1990, tay guitar Morgan Steinmeyer Håkansson nhận thấy khả năng có thể thành lập một ban nhạc, Morgan muốn ban nhạc của mình tạo ra loại âm nhạc mang tư tưởng bángmarduk.jpg bổ mọi thứ tôn giáo, thánh thần. Các thành viên lúc khởi đầu gồm có Rikard Kalm (bass), Joakim Göthberg (trống) và Andreas Axelsson (ca sĩ). Sau một thời gian tập luyện chung với nhau, ban nhạc ghi âm một cuộn băng gồm năm ca khúc có tựa "f*ck Me Jesus" gây tiếng vang khá lớn tại Thụy Điển. Vào lúc đó, rất nhiều ban nhạc Thụy Điển ghi âm tại phòng thu "Sunlight Studios", cuộn băng này đưa Marduk đến với phòng thu nổi tiếng tại Thụy Điển. Lúc đó, các ban nhạc Thụy Điển có khuynh hướng kết hợp Death Metal với tư tưởng chống đối Thiên Chúa.


Ý tưởng mới, tư tưởng tàn phá và hình ảnh ma qủy nhanh chóng gây sự chú ý của các hãng dĩa và các ban nhạc Thụy Điển lúc đó. Không lâu sau khi ghi âm “f*ck Me Jesus”, Marduk ghi âm một dĩa ngắn có tựa “Here’s No Peace”, ban nhạc định tự phát hành dĩa này thì hãng dĩa No Fashion mời họ kí hợp đồng. Cuối năm 1992, Marduk cho ra dĩa đầu tiên “Dark Endless” do hãng No Fashion phát hành. Tuy nhiên, dĩa đầu tay của Mardul chưa có tiếng vang lớn. Sau khi ghi âm xong “Dark Endless”, Andres Axelsson ra đi, tay trống Joakim Göthberg chuyển sang đảm nhiện vai ca sĩ, ban nhạc có tay trống mới Fredrik Andersson.

Ban nhạc không hài lòng với hãng No Fashion, Marduk chuyển sang kí hợp đồng với hãng dĩa Osmose của Pháp chỉ ba tháng sau khi “Dark Endless” được phát hành ra ngoài Thụy Điển, lúc này ban nhạc có thêm Devo Andersson chơi guitar. Vào mùa thu năm 1993, Marduk cho ra dĩa thứ hai “Those Of The Night” với hãng Osmose, với hai dĩa đầu tay tuy không thành công lắm nhưng Marduk cũng gây được sự chú ngoài Thụy Điển. Trước khi ghi âm “Those Of The Night” tay bass Rikard Kalm được thay thế bởi B.War. Trong khi thực hiện chuyến lưu diễn ngắn ngày ở châu Âu, ban nhạc bỏ ngang và đến Na Uy tham gia một đại hội nhỏ tại Oslo vào tháng 5 năm 1994. Đó là lần đầu tiên Marduk đứng trên sân khấu với khá nhiều các ban nhạc Black Metal nổi tiếng vùng Scandinavia như Immortal, Dissection… Tháng 6 năm đó, tên tuổi Marduk được đánh bóng với chuyến lưu diễn mang tên “Sons Of Northern Darkness” với ban Immortal của Na Uy tại châu Âu. Sau đó, họ cho ra dĩa mới “Opus Nocturne”, ban nhạc tiến triển vượt bậc với dĩa này. Với những âm thanh mạnh chát chúa, nhịp điệu cực nhanh, “Opus Nocturne” được nhiều tạp chí đánh giá là một trong vài dĩa hay nhất trong năm. Tuy nhiên, nhân sự lại thay đổi, Devo Andersson ra đi và tay guitar mới Kim Osara thay thế.

Marduk tiếp nối thành công với chuyến lưu diễn “The Winter War” với ban nhạc ENslaved chơi vai phụ tại châu Âu vào đầu năm 1995. Cũng trong năm đó, “f*ck Me Jesus” được ghi âm lại thành dĩa ngắn, một ngôi sao trên bầu trời Metal đã xuất hiện. Mùa hè năm đó, Marduk còn sang cả Mehico biểu diễn sau khi đi qua 7 nước vùng Atlantic, đến mùa thu Marduk ghi âm dĩa tiếp theo “Heaven Shall Burn… When We Gathered”, một thành công tiếp theo của Marduk, cho đến lúc đó, ít ban Black Metal nào thể hiện xuất sắc tốc độ cực nhanh với sự mãnh liệt trong các bài hát như Marduk. Lúc này, Legion tham gia đảm nhiện vai ca sĩ thay cho Joakim Göthberg. Đầu năm sau, ban nhạc thực hiện một dĩa ngắn “Glorification” được mang bán chung với chuyến lưu diễn mang tên “Heaven Tour” Đây là chuyến đi dài ngày nhất của Marduk cho đến lúc đó, ban nhạc thực hiện rất nhiều buổi diễn tại Đức.

Năm 1997, Marduk tập hợp các ca khúc trong các buổi diễn tại Đức trong một dĩa nhạc sống “Live In Germania”. Mùa hè năm đó, Marduk đi chung với Mayhem thực hiện một chuyến lưu diễn nữa tại Đức. Trong năm đó, hãng dĩa Thụy Điển Shadow phát hành lại dĩa “Here’s No Peace” có kèm thêm một số ca khúc mới. Vào mùa thu, ban nhạc đến phòng thu “Abyss Studio” thực hiện dĩa tiếp theo “Nightwing”. Marduk kết hợp Black Metal với các truyền thuyết từ thời trung cổ tại châu Âu. Khi thực hiện dĩa này, ban nhạc chỉ còn bốn thành viên vì Kim Osara bị Morgan cho ra khỏi ban nhạc vì trình độ chuyên môn kém. Một kiệt tác thực sự của Black Metal ra đời, đầu năm 1998, “Nightwing” được phát hành rộng rãi trên toàn châu Âu. Sau đó, ban nhạc tham gia một đại hội nhỏ mang tên “No Mercy”, họ tiếp tục đi diễn cho đến mùa thu rồi chuẩn bị ghi âm dĩa tiếp theo. Năm 1999, ban nhạc tiếp tục cho ra dĩa mới “Panzer Division Marduk” với những âm thanh thật khủng khiếp. Marduk đã chinh phục khán giả sau những thành công liên tiếp. Sau khi phát hành được nữa năm, dĩa này đã bán được hơn 100 nghìn bản. Sau khi biểu diễn ở vùng Scandinavia, ban nhạc bay sang Hy Lạp. Mùa hè năm đó, ban nhạc bận rộn với hàng loạt các buổi diễn, họ tham gia đại hội Metal khổng lồ Dynamo tại Hà Lan. Họ là ban nhạc chơi mở màn cho Black Metal tại đại hội này. Sau đó, ban nhạc thực hiện một dĩa ngắn “Obedience”. Mọi việc đáng tốt đẹp thì ban nhạc lại có nhiều bất đồng với hãng Osmose, họ chia tay với Osmose sau nhiều năm gắn bó.

Marduk tiếp tục thực hiện một tác phẩm nữa mang tên “La Grande Danse Macabre” phát hành vào tháng 12 năm 2000. Đây tiếp tục là ngọn gió Black Metal mãnh liệt, tên tuổi của Marduk càng được khẳng định. Sau khi thực hiện hàng loạt các buổi diễn, ban nhạc thực hiện bộ dĩa đôi “Infernal Eternal” kỷ niệm 10 năm thành lập ban nhạc, bộ dĩa này gồm những ca khúc thực hiện trong các buổi diễn tại Pháp vào năm 1999. Lúc này, hãng dĩa Blooddawn phát hành dĩa của Marduk ở châu Âu còn hãng Century Media phát hành dĩa tại Mỹ. Trong năm 2001, ban nhạc diễn hơn 115 buổi tại châu Âu rồi sau đó họ sang Mỹ thực hiện chuyến biểu diễn với Deicide, sau những khó khăn để vào Mỹ biểu diễn vì tư tưởng Satan trong các ca khúc, đây là lần đầu tiên Marduk ra mắt khán giả Mỹ. Ngay khi trở về từ Mỹ, ban nhạc lại đến Bỉ tham gia một đại hội ngắn ngày “Graspop Metal”. Sau đó, họ chuẩn bị trở lại Mỹ lần hai nhưng sự kiện 11 tháng 9 xảy ra và ban nhạc không thể đến Mỹ vào lúc đó. Tháng 12 năm 2001, Marduk thực hiện chuyến biểu diễn tại châu Âu với Cannibal Corpse. Tháng 2 năm 2002, Marduk định trở lại Mỹ lần thứ hai nhưng bất thành, họ dự định bắt đầu tại Chicago nhưng sứ quán Mỹ tại Thụy Điển không chấp nhận vì tư tưởng trong các bài hát.

Từ ngày thành lập cho đến nay, dưới sự dẫn dắt của thủ lĩnh Morgan Steinmeyer Håkansson, Marduk có một vị trí rất lớn trong thế giới Black Metal. 12 năm từ ngày còn là những thanh niên tuổi 18 chập chững bước vào thế giới Metal, các thành viên đã xây dựng nên một tên tuổi khổng lồ của Black Metal. Sự nghiệp của họ chắc chắn còn tiếp tục.

 

Opus Nocturne-Osmose-1994

opus-nocturne-osmose.jpgSau vài dĩa không thàng công lắm, “Opus Nocturne” thực sự đem đến một luồng sinh khí mới cho Marduk. Dĩa nhạc này đánh dấu bước trưởng thành của Marduk tuy nhiên tôi không cho rằng đây là một kiệt tác thật sự, nếu so với “Storm Of The Night’s Bane” của Dissection cũng phát hành vào năm đó, ban sẽ thấy sự cách biệt tương đối nhiều. Dù sao, “Opus Nocturne” cũng xứng đáng được 8/10. Nếu bạn thích lối đánh như vũ bão cùng với tiếng guitar rè như một thanh sắt lê trên mặt đất, có thể bạn sẽ cho điểm cao hơn. Ca sĩ thể hiện không mấy xuất sắc, tôi thích ca sĩ B.War về sau của Marduk hơn. Lúc đó, Marduk được xem như bản sao của Entombed, với dĩa này họ định hình một phong cách riêng biệt của mình, đây chính là điểm thành công nhất của Marduk với “Opus Nocturne”. Marduk đã thể hiện một bước đi mới trong sự nghiệp nhưng những dĩa tiếp theo mới thật sự làm nên tên tuổi họ. Nói chung, giai điệu các bài hát trong dĩa này đơn giản, không có gì đặc sắc lắm. Hoà âm phối khí cũng không tốt lắm, giọng hát không đồng bộ lắm với nhạc đệm.

Trong dĩa này, có những ca khúc kinh điển của Marduk như: Sulphur Souls , Untrodden Paths và The Sun Has Failed. Một vài bài khác đáng chú ý có thể kể đến là: Deme Quaden Thyrane, Autumnal Reaper. Tôi có vài lời nhận xét như sau: tiếng trống đánh với tốc độ nhanh nhất có thể, guitar đệm kêu méo mó, tay bass đập thình thịch như muốn làm đứt dây đàn. Tay ca sĩ kêu rít nghe thật thảm thương, có vẻ như đang bị ai đó chém vào người. Guitar là phần ưng ý nhất về dĩa này, Morgan không hổ danh là thủ lĩnh của Marduk. Nhìn toàn cục, người nghe sẽ có rất nhiều ít kiến trái ngược nhau về “Opus Nocturne”, ngay cả những ai thích Marduk. Điểm đặc trưng của Marduk là tốc độ cực nhanh trong các bài hát, tiếng guitar chủ yếu đệm nhịp, ít khi có đoạn độc tấu nào. Nhạc của Marduk khác nhiều so với các ban lúc đó như Immortal, Dissection. Marduk không mang quá nhiều nét ma quái, đen tối nhưng lời nhạc chứa đầy hận thù với tôn giáo, không thích hợp cho những ai dưới 18.

Tóm lại, nếu bạn thích Black Metal cũng nên nghe “Opus Nocturne”. Tuy nhiên, đối với Marduk, bạn nên tìm hiểu “Nightwing”, “La Grande Danse Macabre” hay “Panzer Division Marduk” trước. Nếu bạn đã thích Behemoth hay Dark Funneral, hãy nghe Marduk.

Nightwing-Osmose-1998
Tôi nhận thấy một điều ở Marduk là: càng về sau họ càng lên tay. “Nightwing” là dĩa hay nhất của họ cho đến lúc này và cũng là một trong vài dĩa Black Metal hay nhất trong năm nightwing.jpg1998. Marduk được biết đến như một ban Black Metal có lối đánh cực nhanh và tàn khốc tuy nhiên “Nightwing” sẽ cho thấy họ còn có những bài hát chậm và đôi lúc êm dịu so với hình ảnh thông thường của họ. Đây là dĩa thứ hai ca sĩ Legion tham gia, giọng của Legion không thể chê vào đâu được, hình ảnh trong mỗi bài hát được Legion thể hiện thật hoàn hảo, các thành viên còn lại để hoàn thành rất tốt công việc của mình. Đối với tôi, “Nightwing” xứng đáng điểm 10 cho tất cả. Marduk tiêu biểu cho lối đánh như bom nổ, điều này có thể nhận thấy trong dĩa này khi họ thể hiện những bài hát có tốc độ chậm. Dĩa nhạc này được chia làm hai phần.

Phần một “Dictionaire Infernal” tiêu biểu cho phong cách Marduk mà khán giả đã biết từ những dĩa trước, Black Metal mãnh liệt với lời nhạc chống đối Thiên Chúa. Đoạn nhạc dạo mở đầu “Preledium” hao hao với dĩa Black Metal qua mọi thời đại của Mayhem “De Mysteriis Dom Sathanas”, tiếp đó là những ca khúc cực hay như “Bloodtide (XXX)”, “Of Hell Fire” và bài hát có nhịp điệu nhanh và mạnh nhất trong dĩa này “Slay The Nazarene”. Phần một kết thúc với bản Black Metal chậm và êm dịu một chút “Nightwing”, đây cũng là một trong những bài hay nhất của Marduk. Tuy nhiên, lời nhạc có thể làm người nghe nhàm chán.

Phần hai hấp dẫn người nghe với câu chuyện “The Warlord of Walachia” về bá tước Vlad Tepes Dracul, đây là một câu chuyện lịch sử vào thế kỷ 15 chứ không phải là tiểu thuyết nổi tiếng về ma ca rồng của nhà văn Bram Stoker. Tôi rất thích khi vừa nghe nhạc lại vừa nghe kể chuyện. Câu chuyện bắt đầu từ bài “Dracul va Domni Din Nou in Transylvania” từ dĩa “Heaven Shall Burn….”. Phần hai của Nightwing tiếp tục, bạn sẽ rất hứng thú với câu chuyện này, không quá khó hiểu. Nội dung là cuộc chiến đấu giữa vị bá tước vùng Transylvania với người Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, cuối cùng Dracul đã chết sau khi ông ta tách ra khỏi liên minh nhà vua Hungary “Mathias Corvinus”. Câu chuyện mở đầu với ca khúc có nhịp điệu nặng chịch và chậm rãi “Dream Of Blood And Iron”, tiếp theo đó là hai bài liền mạch “Dracole Wayda” và “Kaziklu Bey” miêu tả trận chiến giữa bá tước Dracul với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, bạn sẽ thấy tài năng của Legion xuất sắc như thế nào. Nghe anh ta hát hệt như một chiến sĩ đang xung trận. Giọng của Legion méo mó trên nền nhạc dồn dập làm người nghe như nhìn thấy trận đánh trước mắt mình. Kết thúc với “Anno Domini 1476”, đây là thời điểm bá tước Dracula thiệt mạng về tay người Thổ. Sau đó, truyền thuyết về vị bá tước tàn bạo vùng Transylvania đem đến nguồn cảm hứng cho nhà văn Bram Stoker viết nên câu truyện về ma ca rồng nổi tiếng trên toàn thế giới.

Tóm lại, “Nightwing” sẽ đáp ứng cho những ai có đòi hỏi khắt khe nhất. Nhạc hay, lời nhạc lôi cuốn, hoà âm phố khí thật tuyện. Tất cả những gì mà bạn chờ đợi ở Marduk hay một ban Black Metal là đây. Bạn nên lấy ngay dĩa nhạc này bất cứ khi nào có thể. Tôi đã liệt vào danh sách 10 dĩa Black Metal hay nhất.

Theo caferock 


Like it? Share with your friends!

0

You may also like

More From: Ban nhạc

  • Rock Sài Gòn một thuở qua những hồi ức về Phượng Hoàng

    Những năm cuối thập niên 70, khi những người yêu nhạc trên khắp hành tinh còn mải mê chìm đắm trong những giai điệu bất cần, phiêu lãng và đầy tính hiện sinh của những C.B.C, The Beatles thì âm nhạc Việt Nam lại xôn xao trước sự xuất hiện của một nhóm nhạc Rock rất bụi bặm, phong trần, hát bằng tất cả trái tim với thứ âm nhạc ngùn ngụt được cháy từ trong huyết quản của mình.

  • Michael Amott – hảo thủ guitar

    Điều gì đã làm nên sức ảnh hưởng rộng khắp của CARNAGE, CARCASS và ARCH ENEMY, ngoài việc họ đều là các band metal sừng sỏ . Xin thưa, đó là nhờ vào sự có mặt của Michael Ammott. Nếu các bạn đang tự hỏi anh đã tham gia vào bao nhiêu band nhạc, anh đã cho ra đời bao nhiêu tác phẩm kinh điển thì qua bài viết nhỏ này, tôi hy vọng sẽ tổng hợp được 1 phần nào đó về sự nghiệp “chinh chiến” của anh cho đến ngày hôm nay .

  • Apocalyptica – Những Cây Cello Gào Thét

    Thông tin sơ lược về Apocalyptica:

    • Quốc tịch: Helsinki - Phần Lan
    • Thể loại: Symphonic/Speed Metal & chamber music
    • Hoạt động: 1996 – present
    • Hãng sản xuất: Zen Garden (với album Plays Mettalica by Four Cellos) & Mercury (các album còn lại)

  • Ektomorf

    EKTOMORF được thành lập vào năm 1994 bởi 2 anh em nhà Farkas - Zoltán (vocals, guitar) và Csaba (bass). Sau một thời gian chơi underground và sáng tác các ca khúc, đến năm 1996 ban nhạc bắt đầu ghi âm và phát hành album đầu tay "Hangok". Với thể loại nhac kết hợp hoài hòa sức mạnh của Thrash Metal, Hardcore, Punk và Gypsy Folklore (resulting from the Roma roots of the Farkas brothers), EKTOMORF nhanh chóng có được một số lượng lớn fan hâm mộ đón nhận và ủng hộ tại quê hương Hungarian của mình.

  • Therion

    Nghệ thuật có giá trị đòi hỏi người sáng tạo ra nó phảI sáng tác những gì mang bản sắc cá nhân riêng biệt, độc đáo và lôi cuốn. Therion là một ban nhạc đã sáng tạo ra thứ âm nhạc nghệ thuật như thế.

DON'T MISS