Nevermore


Bạn đã quá mệt mỏi vì những bài “hét” death/black ào ạt đến ngộp thở, progressive thì vì lý do nào đấy bạn chưa “cảm” được, alternative thì chưa chắc ai nghe metal cũng ưa, và thrash làm bạn lại phát oải khi nghe đến tên những band quen thuộc như Megadeth, Kreator, Tastement… nói chung bạn thấy tất cả đều cũ kỹ hoặc chán ngán. Tôi cũng từng lâm vào tình cảnh như thế, nhưng thật may mắn khi tìm được nguồn cảm hứng metal mới, vâng, hôm nay xin giới thiệu với những ai còn chưa để ý đến NEVERMORE, một band metal xuất sắc đến từ thành phố Seattle, thành phố của những cơn mưa dầm dề cùng khí trời ảm đạm, thành phố một thời là cái nôi của nhạc Grunge rock cùng với tỷ lệ tự sát vào loại cao nhất nước Mỹ.

L to R: Jim Sheppard, Warrel Dane, Van Williams, Jeff Loomis

Xuất thân từ một band power metal ko tầm thường là Sanctuary (để rồi sau này tan rã khi đã ra được 2 album) Warrel Dane (vocalist) và Jim Sheppard (bassist) thành lập NEVERMORE với niềm khát khao về một thể loại metal mạnh mẽ, giàu giai điệu và kỹ thuật hơn hẳn, vượt ra ngoài mọi xu hướng chung của metal hiện đại. Họ tuyển mộ thêm tay ghita rất-tài-năng Jeff Lommis cùng tay trống Van Williams.

Tháng 2 năm 1995 Nevermore phát hành album đầu tay mang tên nhóm. Album được sản xuất bởi producer nổi tiếng Neil Kernon (từng sản xuất cho Queensryche, Judas Priest và album Cannibal Corpse 2002…) ko phải là một album metal được đánh giá cao, nhưng với tôi đây vẫn là một album rất hay của Nevermore. Bạn sẽ thích ngay từ bài hát đầu tiên “What tomorrow knows”, trống/bass/guitar cực kỳ “powerful” làm nền cho giọng hát quái đản của Warrel. Xuyên suốt từ “What tomorrow knows” cho đến “Godmoney” (anti-religion lyric) đều mang lại cho tôi những cảm giác thú vị khác nhau. Album nghe rất sạch và tiếng ghita của Jeff bảo đảm sẽ đủ hay để làm bạn thích thú, mặc dù các album sau Jeff sẽ có thể làm bạn phát điên vì câu ghita của anh. Bài hay nhất của album theo tôi là “C.B.F” (Chrome Black Future).
Nevermore được mời tham dự Dynamo Open Air 95 tại Hà Lan trước hơn 100.000 fan, sau đó ban nhạc đi tour cùng Death và Blind Gaurdian. Thời gian này ban nhạc đón chào thành viên mới là Pat O’Brien, tay ghita cũ của MONSTROSITY.
Trong thời gian chuẩn bị những chất liệu cho album mới (The Politics of Ecstasy), Nevermore quyết định thu lại một số ca khúc cũ trong bản demo đã ko có trong album đầu của nhóm (đó là các bài “Matricide”, “In memory” và “The sorrowed man”), họ cũng thu một bài mới là “Optimist or Pessimist”. Nevermore phát hành EP In Memory gồm 4 bài hát trên và thêm một liên khúc “Silent hedges/Double dare” cover của Bauhaus. Album này vạch rõ con đường mà Nevermore sẽ theo đuổi trong các album sau đó: phong cách ngày càng “dark” sánh cùng giọng hát ma quái của Warrel. Tựa các bài trong album cũng khá là “đáng sợ” (Optimist or Pessimist, Matricide, The Sorrowed Man).
Tiếp tục tư tưởng của In Memory, lần này Nevermore thể hiện trong album thứ 2 The Politics of Ecstasy với nhũng cú riff dữ dội, bass và trống cũng nhanh và mạnh hơn. Giọng hát của Warrel trong album này tôi cảm thấy ít ma quái mà có vẻ phẫn nộ nhiều hơn. Album đánh dấu một bước tiến mới của Warrel về trình độ sáng tác, lời ca sắc sảo và âm nhạc cũng phức tạp hơn rất nhiều. Riêng tôi cảm thấy album này hơi khác so với các album còn lại của Nevermore, có cái gì đó “thô” và hơi dữ dằn quá, đây cũng là một album khó nghe của Nevermore. Bài hay nhất theo tôi là bài hát cùng tên album, câu ghita đệm cho giọng hát của Warrel ở cuối mỗi verse quá tuyệt vời. Đây cũng là một album rất hay của Nevermore.

Sau tour diễn châu Âu cùng Iced Earth, lần này Nevermore tiếp tục vào phòng thu cùng nhà sản xuất tài năng Neil Kernon để thu Dreaming Neon Black, một album xuất sắc được hầu hết các tạp chí metal trên thế giới bình chọn là album hay nhất năm 99. Lần này nhân sự của nhóm có chút thay đổi, tay ghita Pat O’Brien ra đi để gia nhập CANNIBAL CORPSE (tay này toàn tham gia mấy band thú dữ), nhưng thay vào vị trí của Pat là tay ghita tài năng Tim Calvert đã từng chơi cho FORBIDDEN.
Tim Calvert lập tức cùng Jeff Loomis đã kết hợp thật hoàn hảo cùng với ý tưởng của Warrel Dane đã tạo nên một concept album hết sức tuyệt vời. Dreaming Neon Black là câu chuyện kể về một người đàn ông đã hóa điên khi mất đi người mình yêu thương trong một cái chết bí ẩn và cuối cùng tự sát trong niềm hy vọng cuồng dại được gặp lại người yêu. Hiệu ứng từ tiếng ghita thùng đệm trong một số bài (Beyond Within, Dreaming Neon Black…) góp phần làm cho album trở nên đặc sắc hơn bao giờ hết. Bass của Jim Sheppard thể hiện xuất sắc trong suốt album (Beyond Within, The Death of Passion…). Bài hát hay nhất album ko thể phủ nhận là “Dreaming Neon Black”, mở đầu bằng tiếng acoustic phiền muộn để rồi giọng hát của Warrel cất lên buồn vô hạn “Sometimes when I’m alone…”, giọng hát ầm ì lạnh lùng của Dane trong đoạn chorus làm tôi liên tưởng đến giọng hát của Peter Steele (TYPE O NEGATIVE). Một album quá hay, Dreaming Neon Black thực sự là một đĩa nhạc ko thể thiếu trên kệ đĩa của các metalhead thực thụ.
Sau Dreaming Neon Black, Nevermore trở lại đội hình của những ngày đầu sau sự ra đi của tay ghita Tim Calvert. Giữ nguyên 4 người, nhóm bắt tay vào thực hiện album thứ 4 Dead Heart in a Dead World dưới sự trợ giúp của nhà sản xuất tài năng Andy Sneap (từng cộng tác với Machine Head, Tastement, Napalm Death…). Phát hành năm 2000, DHiaDW tiếp tục là một trong những album xuất sắc nhất của Nevermore, tuy thiếu vắng tay ghita Tim Calvert nhưng ko vì thế mà album kém đi sự hào hứng, DHiaDW thậm chí nghe còn “xung” hơn Dreaming Neon Black, Nevermore có một đội hình quá hoàn hảo từ guitar/vocal/bass/drum. Jeff Loomis ngày càng chứng tỏ tài năng của một “modern metal guitar hero”, ngay từ bài đầu tiên “Narcosynthesis” câu solo ngắn theo sau verse 1 đã làm tôi điên đảo, các bài sau ghita cũng rất xuất sắc, đặc biệt là “The River Dragon Has Come”, bài hay nhất album (mà theo tôi cũng là bài hay nhất của Nevermore), hiếm có một bài nào hoàn hảo đến mức liên tục gây cho tôi được sự tập trung và hứng thú suốt từ đầu đến cuối như thế. Đây tiếp tục là một album ko thể thiếu với các metalhead, nhưng tôi cảm giác như DHiaDW có sự trùng lặp từ Neon Black.
Năm 2003, sau một quãng thời gian dài trong sự trông đợi của các fan (cả tui nữa), Nevermore trở lại cùng album thứ 5 Enemies of Reality. (Hình như Nevermore cũng nhận ra sự trùng lặp của DhiaDW và Neon Black) nên lần này ban nhạc xuất hiện với một diện mạo rất khác, nhiều lúc làm tôi liên tưởng đến The Politics of Ecstasy nhưng ở một mức độ còn dữ dội hơn bởi những câu riff và trống hơi hướm death metal của Jeff/Jim/Van. Một album có vẻ khó nghe, tuy nhiên tôi chưa có điều kiện tiếp tục nghiên cứu album này.

Sorry nếu các bạn cho rằng tôi bàn về các album có vẻ sơ sài quá (dzậy mà bài viết cũng dài quá chừng hà), nhưng tôi đang giới thiệu với những ai còn chưa chú ý đến Nevermore mà. Nevermore quả thực là một trong những band metal xuất sắc nhất mà tôi từng nghe. Tôi nghĩ là Nevermore chơi dark/thrash/heavy metal. Xin tiếp nhận mọi lời đóng góp, welcome metalheads !


Like it? Share with your friends!

0

You may also like

More From: Ban nhạc

  • Rock Sài Gòn một thuở qua những hồi ức về Phượng Hoàng

    Những năm cuối thập niên 70, khi những người yêu nhạc trên khắp hành tinh còn mải mê chìm đắm trong những giai điệu bất cần, phiêu lãng và đầy tính hiện sinh của những C.B.C, The Beatles thì âm nhạc Việt Nam lại xôn xao trước sự xuất hiện của một nhóm nhạc Rock rất bụi bặm, phong trần, hát bằng tất cả trái tim với thứ âm nhạc ngùn ngụt được cháy từ trong huyết quản của mình.

  • Michael Amott – hảo thủ guitar

    Điều gì đã làm nên sức ảnh hưởng rộng khắp của CARNAGE, CARCASS và ARCH ENEMY, ngoài việc họ đều là các band metal sừng sỏ . Xin thưa, đó là nhờ vào sự có mặt của Michael Ammott. Nếu các bạn đang tự hỏi anh đã tham gia vào bao nhiêu band nhạc, anh đã cho ra đời bao nhiêu tác phẩm kinh điển thì qua bài viết nhỏ này, tôi hy vọng sẽ tổng hợp được 1 phần nào đó về sự nghiệp “chinh chiến” của anh cho đến ngày hôm nay .

  • Apocalyptica – Những Cây Cello Gào Thét

    Thông tin sơ lược về Apocalyptica:

    • Quốc tịch: Helsinki - Phần Lan
    • Thể loại: Symphonic/Speed Metal & chamber music
    • Hoạt động: 1996 – present
    • Hãng sản xuất: Zen Garden (với album Plays Mettalica by Four Cellos) & Mercury (các album còn lại)

  • Ektomorf

    EKTOMORF được thành lập vào năm 1994 bởi 2 anh em nhà Farkas - Zoltán (vocals, guitar) và Csaba (bass). Sau một thời gian chơi underground và sáng tác các ca khúc, đến năm 1996 ban nhạc bắt đầu ghi âm và phát hành album đầu tay "Hangok". Với thể loại nhac kết hợp hoài hòa sức mạnh của Thrash Metal, Hardcore, Punk và Gypsy Folklore (resulting from the Roma roots of the Farkas brothers), EKTOMORF nhanh chóng có được một số lượng lớn fan hâm mộ đón nhận và ủng hộ tại quê hương Hungarian của mình.

  • Therion

    Nghệ thuật có giá trị đòi hỏi người sáng tạo ra nó phảI sáng tác những gì mang bản sắc cá nhân riêng biệt, độc đáo và lôi cuốn. Therion là một ban nhạc đã sáng tạo ra thứ âm nhạc nghệ thuật như thế.

DON'T MISS