Bàn về việc “chuyên nghiệp hóa” và “đại chúng hóa”

Thời gian qua, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng liên tục hò hét về việc đại chúng hóa và các nhà sản xuất âm nhạc thì không ngừng kêu gọi chuyên nghiệp hóa Rock việt. Có nhiều cố gắng (mà thật sự thì chẳng đâu vào đâu) đã được thực hiện nhưng xem ra giấc mơ của các nhà báo và nhà sản xuất còn lâu lắm mới thành hiện thực. Có những lý do chủ quan lẫn khách quan cho thấy những cố gắng này sẽ là vô nghĩa.


1. Nhạc Rock không phải là thứ nhạc có thể đem ra phổ cập.
Nhạc Rock vốn nó đã là một dòng nhạc khó để mà thưởng thức. Nó đòi hỏi người nghe và người chơi một sự nghiêm túc cao. Ngọn lửa Rock bốc ra từ trái tim và khối óc của họ. Rock cũng đòi hỏi một mỹ quan và cách thưởng thức riêng biệt, đặc thù. Vì vậy không phải ai cũng có thể trở thành đối tượng của Rock. Nói vậy không phải là để phân biệt những người nghe Rock và những người còn lại nhưng cần thiết phải loại trừ những thành phần đến với Rock chỉ vì hiếu kỳ hoặc lấy Rock ra làm vật trang sức cho cái phong cách tả pí lù đã cũ mèm của mình để mà thu hút sự chú ý của người khác. Nhạc Rock chỉ cần một lượng người nghe thật sự có cá tính phù hợp và thực sự yêu Rock. Điều quan trọng nhất: Rock tuyệt đối không phải là dòng nhạc để nghe cho vui hay giải trí để mà gia nhập vào cái thị trường âm nhạc vốn được báo chí gọi là làng giải trí. Rock cùng với Jazz và nhạc cổ điển đứng ngoài cái thị trường đó. Có nhiều Rocker Việt xuất thân từ dân chơi nhạc cổ điển (Tuấn Hùng nhóm The Wall) hay nhạc Jazz (Khải nhóm Khoai Lang Tây). Tác giả bài viết này cũng được papa nhồi sọ âm nhạc của Beethovent, Mozart, Tchaikovsky từ nhỏ nhưng giờ lớn lên cũng muốn thử sức với dòng Death/Black.

2. Thị phần dành cho nhạc Rock là hoàn toàn không đủ để sản xuất đại trà
Hãy nhìn thử một show của RFC hay VNRockWorld xem có bao nhiêu người đi. Đó là trong thực tế giá vé ở khoảng 25 đến 45 ngàn đồng. Chỉ đặc biệt có show của SaigonRock là mọi người đi khá đông đảo mặc dù phần nhiều là do hiếu kỳ. Nhiều khán giả trên khán đài đã phát khiếp khi thấy rockfan ở phía dưới giật giũ và đa số đã ra về khi xem TW diễn xong (mặc dù lần đó TW không hề gây được ấn tượng). Thành công của Rock Show lần đó phần nhiều là nhờ vào việc quảng cáo. Một khi những chiêu bài quảng cáo này đã bão hòa và trở nên cũ mèm đối với những khán thính giả hiếu kỳ rồi thì làm sao để mà thu lợi nữa. Đĩa nhạc Rock bán ra với giá 35 ngàn sẽ tiêu thụ được bao nhiêu bản trong thực tế số lượng người nghe khiêm tốn và sự chèn ép từ phía đĩa lậu. Trên thực tế có nhiều band còn post miễn phí các sáng tác của mình lên mạng (Sói Đen, Unlimited). Phóng tầm nhìn qua bên kia Thái Bình Dương đến nước Mỹ, một trong hai cái nôi của nhạc Rock thế giới, ta thấy rằng nơi mà tinh thần Rock đã cao ngất trời thì một album thành công của Metallica hay Velvet Revolver chỉ bán được khoảng vài trăm ngàn bản trong khi một album của Britney có thể được tiêu thụ gần 10 triệu bản. Vậy ở đất nước có gần 700 triệu dân mà việc tiêu thụ nhạc Rock chỉ bằng 1 phần 10 nhạc thị trường thì ở VN, nơi mà người ta lạnh gáy khi nghe nhắc tới Rock thì việc tiêu thụ nhạc Rock còn khó khăn tới mức nào. Bất kỳ sự đầu tư nào vào nhạc Rock ở thời điểm này đều sẽ dẫn đến thất bại.

3. Việc đầu tư của các nhà sản xuất âm nhạc
Thực sự thì cái gọi là đại chúng hóa chuyên nghiệp hóa Rockviet chỉ là một cách nói khác đi của việc bắt Rock đem lại lợi nhuận. Và ý định của các nhà sản xuất chỉ là đem lại những món lợi nhuận cho bản thân những tập đoàn giải trí mà thôi. Họ xem nhạc Rock chỉ như nhưng con cờ trên ván cờ kinh doanh của họ mà thôi. Nhưng thực tế Rock không phải là cái có thể đem ra sinh lợi như những dòng nhạc thị trường nơi mà người ta khốn khổ chạy theo thị hiếu người nghe hoặc tất bật làm mới mình bằng mọi cách có thể. Ngược lại Rocker bước lên sân khấu đầu tiên là vì đam mê, cảm xúc và cá tính của mình. Liệu những nhà sản xuất dám chấp nhận phiêu lưu với một dòng nhạc có cá tính đặc biệt vậy không? Những sự khác biệt đó là những thách thức lớn và thực sự thì các nhà sản xuất cũng đừng nên nhào nặn ra những sản phẩm bắt chước rock, những ca sĩ hô hào đi theo phong cách rockmà ta có thể thấy nhan nhản hiện nay. Điều đó chỉ làm cho dân chơi rock thực thụ cảm thấy khó chịu. Thật sự những Rockfan thực thụ không có cảm tình với những việc đó. Các nhà sản xuất có thể hấp dẫn những người nghe hiếu kỳ trong một thời gian, nhưng họ thì như con bướm đậu rồi lại bay. Chỉ có những rockfan thực sự vẫn âm thầm cảm thụ và chơi rock với cả tâm hồn mình trong một góc tối nào đó. Dòng chảy nhạc Rock vẫn âm thầm tiếp diễn có lẽ chỉ trong giới SV nhưng là bất tận. Và Rocker hay Rockfan vẫn như những giáo sĩ, giáo chúng của một giáo phái bí ẩn mà người ngoài không thể nào hiểu nổi. Họ vẫn hết lòng vì niềm tin của mình mặc cho những người ngoại đạo đoán già đoán non, bình luận về những trào lưu lên xuống của Rock, mà thực sự thì có những chuyện ấy đâu. Những trào lưu lên xuống chẳng qua là do chính những người ngoài tô vẽ ra đó thôi.
                                                                                    by Cuong the seamonster


Like it? Share with your friends!

0

You may also like

More From: Rock Việt

DON'T MISS