Kamelot – khúc nhấn của bức tường “THE BLACK HALO”

Có quá nhiều cảm xúc khi nói về những chàng trai power prog metal này khi 9 full lenghth album của họ cứ như 9 nỗi ám ảnh cứ lởn vởn trong đầu và với những ai yêu mến Kamelot thì không thể nào dứt ra khỏi nỗi ám ảnh trong âm nhạc ấy.


Nổi bật xuyên suốt các tác phẩm của Kamelot là tuyệt phẩm, mà cư dân metalheads trên mạng bình bầu không dưới 9.5 điểm, đó chính là “the black halo”. Đề tài của album vẫn luôn là nguồn thông tin đáng để cho thính giả phải suy nghĩ bà bàn luận, bởi cái cách Kamelot đưa Faust của Goethe vào The Black halo cũng là cả một suy tưởng lớn.

bìa đĩa The Black Halo

Những tưởng rằng sau Karma, Kamelot không thể nào làm nên một album tuyệt với hơn thế được, nhưng mọi suy nghĩ thoáng qua của tôi lúc ấy đã sai. Thời gian dần trôi qua, ban nhạc càng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình,cũng như, khi chạy đua với thời gian, ắt hẳn sẽ có ngày bạn trưởng thành hơn.Và thật như vậy, Kamelot đã trở lại với 1 album khá hay mang tên Epica vào năm 2003. Năm 2005, The Black halo ra đời trong sự ngạc nhiên lẫn thích thú của nhiều người. Đây được coi là một album “chết người”.

 

Kể từ khi có sự xuất hiện của Roy Khan, anh chàng vocal tài năng gốc Na Uy vào đội ngũ ban nhạc thì Kamelot bắt đầu bước đến những nấc thang thành công mới. the Black halo có thể hiểu là sự nối tiếp tuyệt vời với epica trước đó. Những quan điểm của kamelot về cụôc sống, về triết học, về cái thiện – cái ác, về cuộc sống và cả cái chết đã thể hiện khá rõ ràng trong the black Halo, một power metal album đặc chất của progressive metal, một concept album, khi tác phẩm của nàh tư tưởng lớn của Đức Wofgang Von Goethe được lựa chọn đem vào The Black Haho một cách tài tình. Giống như Faust phần 2, The Black halo đã chạm được tới những mặt tối của nhân vật chính mang tên Ariel. Một kiệt tác đúng nghĩa.

 

Album khởi nguồn bởi một hình anảh có thể mường tượng được chính là cuộc tập họp lớn của Mephisto – kẻ lãnh đạo phái bóng tối, không ai khác hơn là Shagrath của ban nhạc black metal Bimmu Borgir. Còn giọng hát của Roy Khan luôn lôi cuốn, tình cảm nhưng cũng không thiếu phần quyết đoán. Giọng nam cao mượt mà, đôi khi có thể coi là rất gợi cảm, là một trong những điều khiến tôi như bị thôi miên bởi kamelot.

 

Tiếng guitar nhập cuộc không như mong đợi, có gì đó mạnh mẽ khắc nghiệt hơn so với trong Epica và Karma. Mỗi trach trong album là một đường vệt rõ ràng, tiếng guitar in vệt này làm tôi nhớ về một Impelliteri và càng ấn tượng hơn bởi nghệt thuật biểu diễn của anh trên sân khấu. Đương nhiên tiếng guitar cao vút là một sự lựa chọn không tồi nhưng hiếm khi thấy Kamelot sử dụng chất liệu này. Tuy nhiên, tôi lại không cảm thấy khó chịu với những cái lạ này, và ở những đoạn solo tiết tấu dồn dập đã giữ chân người nghe một cách đầy mê hoặc.

 

Tiếng bass trong Black halo không chỉ nghe rõ mà còn khá cứng và trong, thường xuyên được điểm xuyết bởi guitar rhythm và nền giao hưởng phía sau đã đặt vào đấy một cái mốc âm nhạc có sự công phá ở chiều sâu. Không có gì quá cầu kỳ phức tạp, âm nhạc của kamelot đã đạt tới đỉnh điểm của một sự hoà trộn chu đáo và đẹp. Và nếu để nói thên về trống thì cũng trên nền ý tưởng như vậy. sự lựa chọn nhiều nhịp káhc nhau thu hút hơn là việc cố thủ chuẩn mực double bass, snare 4/4, và tất cả đã tạo nên một cái gì đó chấn động trên cõi trần gian.

 

Một ban nhạc rock chơi chung với giàn nhạc giao hưởng vẫn là một sự kết hợp gây kinh hoàng, bởi rất có thể chính ở những âm thái bác học này sẽ lấn át chất metal, hay cũng có thể, kết quả thu được từ hai dòng nhạc trái thái cực sẽ làm nên một sự kết hợp lệch không thể nào hoà trộn được, thì, với the black halo, điều ngược lại đã được vạch sáng. Tất cả đã được phối với nhau khá tài tình , và chính sự tài tình này đã để lại những điểm nhấn chấn động cho mỗi bài hát. Sự xuất hiện đúng lúc và khá kịp thời của giàn symphony góp phần tăng cao vai trò ban nhạc. Có thể nói, Kamelot đã có một cái nền quá đẹp cho The Black Halo.

 

Một trong những điểm tôi thích thú nhất toàn album không phải nằm ở những thể hiện mạnh mẽ bên ngoài, mà là cái nền nạhc nhã nhặn bên trong. Lúc ở đây là tiếng guitar acoustic chơi làm nền cho ca sĩ, lúc ở kia là tiếng piano lạnh người đằng sau cú riff và nhưng tiếng gào thảm thiết…tất cả làm cho album đơn giản một cách kỳ lạ. Tong khi hầu hết các ban nhạc tập trung cho vẻ mạnh mẽ bên ngoài, thì, với Kamelot, họ dường như có sự cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong việc tạo hiệu quả âm thanh hay nhất. và điều này không chỉ ở The Black Halo mà còn trải đều trong tất cả album khác của Kamelot. Và, nếu theo dõi kỹ Kamelot cũng như yêu cái nền đằm thắm ấy thì chắc chắn tiếng guitar trong “A sailorman’s hymn” hay “mirror mirror” phải làm ta nao lòng…

 

Trong giới hạn của một bài cảm nhận về 1 album, tôi cũng chỉ trình bày một vài sự bắt gặp thú vị trong điểm nhấn kỹ thuật The Black halo. Chắc chắn chúng ta còn phải tốn thêm nhiều thời gian đề khám phá thêm về những tiến triển trong nội dung, tư tưởng và ca từ trong album, bởi theo cá nhân tôi, the black halo vẫn hiện diện như một kiệt tác trong âm nhạc. thôi thì những gì mà chúng ta đang chia sẻ với nhau cứ tạm cho rằng đây là một cách biểu lộ sự ngưỡng mộ với một ban nhạc power prog metal đáng nể, và những gì chúng ta đã bàn, về cái nhìn trong điểm nhấn kỹ thuật album The Black Halo, cũng là 1 câu chuyện.

+SinneR+


Like it? Share with your friends!

0

You may also like

More From: Review Album

DON'T MISS