Categories Dòng nhạc

Rock Việt-Lược sử thời gian

Từ bước chân của kẻ xâm lược đến hình thái giảI trí mớI cho giớI trẻ Việt Nam
 

Nhạc trẻ SG đã có tuổi đời hơn 30 năm, nhưng đó hoàn toàn không phải là một sự lớn lên tự nhiên, suôn sẻ. Đã diễn ra qúa nhiều phen thăng trầm – thậm chí trượt dốc thảm hại vào những năm gần giải phóng – đối với dòng nhạc mà cho đến hôm nay vẫn chưa thể gọi là trưởng thành thực sự ..

(Trích tạp chí Thế giớI nhạc trẻ 94-95).

Trong thờI đạI công nghệ thông tin bùng nổ như thế này, chỉ một cái click chuột là họ có thể biết rõ một nhóm nào đó chơi thể loạI gì, đã có bao nhiêu album, nơi dung tư tưởng của họ, kế hoạch sắp tớI là gì… Các bạn đến vớI Rock như thế nào nhỉ? Có thể sẽ có 1001 lý do, nhưng còn nhạc Rock đã đến vớI Việt Nam như thế nào? Nó đã sống và hoà nhịp cùng giớI trẻ Sài Gòn trong những ngày tháng khó khăn ban đầu ra sao… Chắc hẳn là đã có rất nhiều Rockfan Việt đã từng hỏI như thế. MọI sự đều có nguồn gốc của nó, thật là bất công cho những ngườI đã mang hơi thở của Rock thổI vào mảnh đất Việt này khi con cháu của họ ngày nay không biết hoặc chưa biết được những gì đã xảy ra trong qúa khứ, những thăng trầm của dòng nhạc này cùng vớI những ngườI gắn bó vớI nó từ thuở sơ khai. Hy vọng bài viết này sẽ mang lạI cho bạn một chút thông tin về lịch sử của sự hình thành dòng nhạc làm bao ngườI Việt đã, đang và vẫn sẽ đảo điên này.

1. Nảy mầm

Trở ngược lạI thờI gian hơn 40 năm trước, khi quận viển chinh Mỹ đổ bộ vào miền nam Việt Nam, bên cạnh “bài ca tự do dân chủ” + … súng ống, những chú Sam còn mang theo vào miền Nam Việt Nam văn hóa lốI sống kiểu Mỹ. VớI tâm lý chung của đa số giới trẻ ở SG vốn đang quen văn hóa Pháp, thì văn hóa Mỹ là kiểu một văn hóa thực dụng + lối sống thô thiển. Thế nên đa số là dị ứng và khinh thị vớI những điều đó. Và cũng thế, trong đờI sống văn hoá giảI trí, nhất là âm nhạc thì tầng lớp SV HS ở Sài Gòn vẫn tiếp tục nghe nhạc Pháp như một kiểu phản kháng lạI điều mình khinh thị. Âm nhạc từ những nhóm của Pháp như Les Chaussettes Noires, của Eddie Mitchell và Francoise Hardy vẫn được giớI trẻ ưa chuộng và theo đuổI, và vớI những ngườI chơi nhạc, nếu có thành lập ban nhạc nghiệp dư thì cũng nặng chất thân Pháp (francophone), cụ thể như các nhóm Les Fanatiques (Công Thành), Les Pénitents (Ngọc Tuấn, Nguyễn Kiên, Trần Văn Phúc, Tuấn Khanh), Les Vampires (Đức Huy, Elvis Phương) toàn lấy tên Tây và hát nhạc Tây;

Sinh hoạt của họ đóng khung trong việc giảI trí ngoài giờ học, diễn ngay tạI trường hoặc tạI Cercle Sportif (Nhà Văn Hóa Lao Động ngày nay). Và cứ thế họ vẫn trung thành vớI những gì mình chọn lựa cho đến ít năm sau… khi nhạc Mỹ bắt đầu len lỏI được vào đầu óc những chàng trai ấy, và việc này cũng có nguyên nhân đáng bàn.

Nguyên nhân thứ nhất, thuần túy là chuyên môn, khi tiếp xúc vớI nhạc Mỹ dân chơi nhạc Sài Gòn chợt nhận ra rằng nhạc pop Pháp chỉ là bản sao của RockN’Roll Anh – Mỹ mà thôi, và chẳng lẽ ta lạI đi sao thêm một lần nữa (!?). Những tinh túy thật sự của nhạc trẻ phảI đến từ The Shadows, The Ventures, Elvis Presley và The Beatles…

Nguyên nhân thứ hai là cơn sốt công nghệ giải trí ở vùng tạm chiếm: cô cậu nào mớI lớn cũng muốn có việc làm và tiền xài, mà cách dễ dàng nhất đốI vớI những ngườI có năng khiếu – là vào chơi nhạc cho các clubs đang thi nhau mọc như nấm.

Như vậy, từ chỗ bị khinh thị, rẻ rúng, nhạc Rock Anh – Mỹ đã len lỏI dần vào nhịp sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên miền Nam ngày ấy, và ngay cả bản thân những ngườI chơi nhạc thờI ấy cũng không thể lường trước được sự ảnh hưởng to lớn của nó đến bản thân họ và đến thế hệ trẻ ngày nay là như thế nào, khi mà thế giớI cũng bắt đầu lên cơn sốt cùng Rock.

2. Những kẻ tiên phong

ThờI điểm 1967 –1968, một loạt ban nhạc trẻ đúng phong vị Mỹ ra đờI: The Enterprise (Trung Nghĩa, Lý Được, Mạnh Tuấn, Casim, Thanh Tuyền), CBC (Tùng Linh, Tùng Vân, Đức Hiền, Ngọc HIền, Bích Loan, Bích Liên), The Soul (Huỳnh Háo, Trần Vĩnh), The Music Makers (Huỳnh Anh), The Blue Jets (Khánh Hà, Anh Tú, Philip), The Magic Stones (Trung Hành, Đức Vượng, Cao Giảng, Tứ Đệ, Phùng Thuận), The Dreamers (Duy Quang, Duy Cường, Duy Hùng, Duy Minh). Cả nhóm Les Vampires cũng đổI tên sang Mỹ thành The Rocking Stars. Họ thường xuyên chơi nhạc kiếm sống cho các clubs Mỹ, giờ rảnh thì tổ chức tiệc tùng hoặc các buổI biểu diễn nộI bộ để trao đổI kinh nghiệm…  Chương trình biểu diễn khá cập nhật vớI các dòng nhạc khác nhau, các nhóm cũng qua đây trình bày sáng tác cho nhau nghe. Và cứ thế trên sân khấu hay các club, những bài đang ăn khách của Cream, Santana, Grand Funk Railroad, Black Sabbath, Stepphenwolf, Deep Purple… luôn được chơi lạI tạI Sài Gòn, cùng thờI điểm phát hành rộng khắp của chúng trên thế giới.

Đầu thập niên 70, những nhóm cựu trào như Les Pénitents tan rã, một ít ban mớI thành lập mang hơi hướng “da đen” (Soul & Blue) nhiều hơn: The Hammers, The Apples Three, Crazy Dog … Đa số các ca sĩ hát cho các nhóm trên chịu ảnh hưởng của The Temptations, James Brown, The Supremes; những tên tuổI tương đốI lớn như là Tuyết Hương, Vy Vân, Cathy Huệ, Tuyết Loan, Ngọc Bích, Minh Xuân…

Ngoài những hoạt động rập khuôn Psychedelic hoặc nhạc Soul như nói trên còn có vài điển hình folk cũng đáng nêu tên như đôi song ca Lê Uyên – Phương, Tuyền – Huy, họ đã tỏ ra bản lĩnh trong việc tự tạo một màu sắc riêng.

Nhân đây xin mở ngoặc đơn về nhóm Phượng Hoàng, là nhóm nhạc trẻ Việt Hoá duy nhất thờI ấy. Phượng Hoàng là hậu thân của HảI Âu, nguyên thành lập từ 1963 vớI hai chủ chốt là Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà. Hai anh, công bằng mà nói, đã là những ngườI đầu tiên viết nhạc trẻ theo công thức Pop Pháp và The Beatles, bằng tiếng Việt. Song nộI dung ý nghĩa lờI ca còn mang nặng dấu ấn hiện sinh Mỹ, khó có thể coi đó là những ca khúc Việt chân chính (như Tôi Muốn…) (chúng ta cũng biết là thờI điểm này trào lưu Hippies đang lan rộng khắp giớI trẻ thế giớI, vớI một ảnh hưởng sâu nặng vào nhạc Rock Anh – Mỹ). Chỉ có thể ghi công Lê Hựu Hà (cùng vớI Trường Kỳ, Nam Lộc) ở việc đặt lờI Việt cho các bài hát Mỹ như Mây Lang Thang (A Cowboy’s Work Is Never Done), Chỉ Là giấc Mơ Qua (Yellow Bird)… mà thôi.

Sau khi hiệp định Paris được ký kết, nhạc trẻ Sài Gòn thoái trào thấy rõ vì tâm lý hụt hẫng, bế tắc của dân chơi nhạc. Phần đông họ bỏ ra hảI ngoạI theo nhiều con đường khác nhau để có thể tiếp tục cuộc sống của mình, những ngườI trụ lạI hiểu rằng tất cả phảI được xóa sạch và phảI bắt đầu lạI bằng một màu sắc hoàn toàn mớI vào năm 1976.

VớI những ngườI tiên phong, lịch sử âm nhạc Sài Gòn ghi nhận họ như là những ngườI đầu tiên tiếp nhận hình thái chuẩn của Rock vào âm nhạc Việt Nam, việc một nhóm thanh niên chơi nhạc cùng nhau, hát lên những ca khúc cổ súy cho tinh thần tự do mang năng dấu ấn của cái tôi vốn là điều hiếm thấy của văn hoá nghe nhìn ở Việt Nam thờI bấy giờ (thậm chí là cả ngày nay). Tuy nhiên những sáng tác của họ trong thờI kỳ này vốn dĩ đã ít, lạI còn bị hạn chế vì sự khác biệt qúa lớn trong văn hoá cảm nhận, ngay cả ngày nay, các bậc phụ huynh của chúng ta vẫn còn dị ứng vớI những lờI nhạc như “Tôi muốn làm loài thú đi hoang… tôi muốn thấy tình yêu ban đầu…”, thế nên trong thờI này, những ca khúc mang chất lãng mạn của tuổI trẻ của các nhạc sỹ độc lập vẫn được ngườI ta biết đến nhiều hơn. VớI thế hệ thứ nhất, điều mà các Rocker Sài Gòn làm được là nhen nhúm lên ngọn lửa đam mê, và thúc đẩy niềm yêu thích chơi nhạc cụ trong giớI thanh thiếu niên (Anh Đạt của Da Vàng là một VD), mở đường cho thế hệ thứ 2, một thế hệ gắn liền vớI sự phát triển rực rỡ của âm nhạc đạI chúng.

3. Ca khúc tuổI trẻ & ca khúc chính trị – ThờI cực thịnh của nhạc trẻ Sài Gòn
Một năm sau ngày giảI phóng, phong trào văn nghệ quần chúng ở các cơ quan xí nghiệp đã làm nảy sinh một hình thái nhạc trẻ, tiến bộ và có định hướng: Sân chơi ca khúc tuổI trẻ, dướI sự đỡ đầu của các nhà quản lý nghệ thuật, đã là mảnh đất màu mỡ cho các ban nhạc (nửa tái lập, nửa thành lập mớI), Sao Sáng (Peanut Family cũ), ĐạI Dương (Ngọc Tuấn, Quốc bảo, Hoàng HảI, Hoàng Cương, Hoàng Giáp, Anh Thư), Hy Vọng (Lê Hựu Hà, Quốc Dũng, Lý Được)… Chính đây là nơi làm bệ phóng cho các ca sĩ đơn nổI tiếng thành danh đến ngày nay như Bảo Yến, Nhã Phương, Cẩm Vân, Khắc Triệu… Họ hát những ca khúc ngợI ca cuộc sống mớI vớI một phong cách rất dễ thương, hiền hoà, đầy Việt Nam tính. Năm 1978, Ca khúc tuổI trẻ đổI tên thành ca khúc chính trị, thật sự là một điển hình cho nhạc trẻ Việt Nam, vớI những tên tuổI lẫy lùng như Câu Lạc Bộ Tháng Chín (Bảo Phúc, Tích), Dây Leo Xanh, Mùa Xuân, Sinco, Thanh Niên Xung Phong. Đất Sài Gòn đã có một bộ mặt nhạc trẻ tinh tươm sạch sẽ suốt mấy năm ròng và đấy chính là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn, Phạm Trọng cầu, Thanh Tùng, Chu Minh Ký. Vũ Ân Khoa, Vy Nhật Tảo, Vũ Hoàng. Lê Văn Lộc, Trần Tiến, Từ Huy, Thế Hiển … Bên cạnh những sáng tác, các nhóm vẫn thường xuyên chơi lạI các tác phẩm kinh điển của Rock như là một cách tập luyện kỹ thuật tốt nhất, thờI mà Highway Stars, Hotel California, Stairways To Heaven, Cocain, Layla, Proud Mary… còn là thước đo chuẩn nhất cho trình độ nhạc cụ của một ban.

Có thể nói đây là thờI kỳ đỉnh cao của nhạc trẻ Sài Gòn trong suốt chiều dài từ lúc hình thành cho đến thờI điểm này. Trong sự giao thoa của thờI đạI, những ngườI còn sót lạI của thế hệ trước đã kịp thích nghi và kết hợp cùng thế hệ mớI kế tiếp tạo nên một bức tranh mớI cho nhạc trẻ Việt Nam. Ta có thể xem đây là thế hệ thứ hai của nhạc trẻ Sài Gòn. Công thức “Ban nhạc + Nhạc sỹ” đã được phát huy được tốI đa ưu điểm của nó. Các nhạc sỹ này đa phần đi lên từ phong trào quần chúng hoặc xuất thân từ các thành phần tiến bộ mớI trong xã hộI, nên các sáng tác của họ luôn gắn liền vớI cuộc sống, sự phong phú trong các giai điệu mang nhiều âm hưởng của các dòng nhạc khác nhau, là một minh chứng rõ rệt cho sự trưởng thành của nhạc trẻ Sài Gòn, trong yêu cầu của thờI đạI mớI là: phục vụ cho văn hóa cộng đồng. Và do được các nhạc sĩ gánh cho phần sáng tác, nên ngườI chơi nhạc được thỏa sức hết mình cùng vớI những đam mê về nhạc cụ của mình, lốI chơI của Hard Rock, folk, Pop-Rock của thế giớI đã tác động mạnh mẽ vào thờI kỳ này của các nhạc sỹ & nhạc công Sài Gòn. Nhạc trẻ Sài Gòn đã được chứng kiến những bậc thầy của mình ngay ở thế hệ này, vớI thành phần còn sót lạI thế hệ thứ nhất sau giảI phóng + những ngườI mớI vừa trưởng thành, lần lượt họ đạt tớI đỉnh vinh quang trong hoạt động âm nhạc của mình, những ngườI như Thanh Châu, Thanh Sơn, Ngọc Tuấn, Lý Được, Vũ Văn Tuyên, Quốc Bảo… và còn bao ngườI khác nữa, cùng những ca khúc đậm dấu ấn tuổI trẻ có lẽ sẽ mãi là những “câu chuyện” (không dám dùng chữ Huyền ThoạI) không thể không nhắc đến trong thờI kỳ vàng son này của nhạc trẻ Việt Nam.

Hơn nữa, đây cũng là thờI kỳ vàng son của cây guitar, lúc này, giớI trẻ xem việc biết guitar là một điều bình thường mà ngườI nào cũng cần phảI biết, guitar là một phần không thể thiếu của bất kỳ một sinh hoạt cộng đồng nào của giớI học sinh sinh viên, lẫn các thành phần khác trong xã hội. Các câu lạc bộ guitar liên tiếp mọc lên, không thể không kể đến CLB guitar Phú Nhuận, một cái nôi cũng như đầu tàu của việc phát triển phong trào chơi guitar ngày ấy, vớI những tên tuổI lấy lừng trong làng guitar cổ điển như Châu Đăng Khoa, Đoàn Đức Minh…

Sau cuộc rút lui của Mỹ lẫn những ngườI chơi nhạc thờI kỳ đầu (bỏ ra nước ngoài), nhạc trẻ Sài Gòn tưởng chừng như đã sụp đổ theo thì lạI thực sự khẳng định được mình bằng một cuộc hoà nhập thành công vớI cuộc sống mớI, vớI một sự định hướng rõ rệt của ngườI chơi nhạc, sự giao thoa của 2 luồng tư tưởng của 2 xã hộI khác nhau đã được âm nhạc hoá thành công một các rực rỡ. ThờI kỳ mà âm nhạc được chơi bởI những con ngườI đầy nhiệt huyết cống hiến xây dựng xã hộI mớI, tốt đẹp hơn. Họ chỉ đơn thuần là chơi nhạc và chơi nhạc, góp tiếng hát cho đờI không hề vương vấn vụ lợI cá nhân. Âm nhạc lúc đó thực sự đi cuộc sống mà ra, có mấy ai ở lứa tuổI … trung niên ngày nay mà không từng xôn xao khi nghe lạI những ca khúc Pop-Rock đầy nhiệt huyết tuổI trẻ của thờI thanh niên xung phong đi xây dựng cuộc sống mớI cơ chứ! Tôi, tên dumuc cổ hủ này vẫn sẽ mãi luôn thích được ngân nga câu hát “Trên nông trường không xa lắm, có đôi chân đi không ngần ngại…” cùng vớI cây guitar gỗ bình dị.

4. ThờI mở cửa – Sự khuynh đảo thế giớI của Metal và sự … khựng lại của Rock Sài Gòn
Từ sau năm 1985, hoạt động nhạc trẻ có vẻ đa dạng hơn nhưng mất đi ít nhiều chất đôn hậu đáng mến của ca khúc chính trị. Nhiều nhóm nhạc nốI nhau thành lập và hoạt động ở các tụ điểm ngoài trờI như 126, Phú Thọ, NVH Lao Động vớI các nhóm như Sinco nữ, Cửu Long nữ (Để phân biệt vớI các nhóm nam trùng tên), Thảo Nguyên, Nắng Hồng, Giai Điệu Xanh. Dần dần các hoạt động này biến thái thành dạng ban nhạc đệm cho ca sĩ thuần túy hoặc chết yểu, những nhóm nào trụ lạI được thì rút dần về Vũ Trường, nhà hàng vào lúc mở ra thập kỷ 90.

Và thế hệ Rocker thứ 3 Sài Gòn đã ra đờI trong hoàn cảnh đó, một lần nữa Rock Sài Gòn lạI phảI chứng kiến sự giao thoa của xã hộI tác động lên nó. Xã hộI mở cửa, thờI của bon chen và tiền bạc, đã giết chết sự hồn nhiên trong chất nhạc của những ngườI chơi. Bế tắc! Và hơn nữa, cơn bão Metal đang hoành hành trên thế giớI lạI không (chưa) hợp vớI thể tạng của ngườI Việt, các Rocker Sài Gòn lúng túng trong việc thích nghi và đã vô tình đẩy xa bản thân mình ra khỏI công chúng, một phần cũng do việc phần đông xã hộI ít được tiếp cận vớI thế giớI văn hóa bên ngoài, nên dần dần Rock được xem là một trò chơi vô bổ của những kẻ dở hơi !!!??? Trong sự giao thoa lần 2 của xã hộI, Rock dần dần lùi vào bóng tốI.

Một diện mạo mớI được khoác lên nhạc trẻ Sài Gòn bằng những nhóm nhạc chịu ảnh hưởng khác nhau đã ra đờI trong thờI kỳ này, và tiếp tục âm thầm gầy dựng cho mình lốI đi riêng thích hợp. Đen Trắng vớI cặp bài trùng Phương Thảo – Ngọc Lễ đã xây dựng đuợc cho mình chất nhạc folk – country được công chúng chấp nhận đến ngày nay (dù Đen Trắng đã không còn nữa và không phảI thanh niên nào ngày nay cũng biết hay nhớ đến cái tên đó). Da Vàng, Atomega vẫn … “ngủ quên” trên SOS và Đất Mẹ; SaiGon Metal, Rock Alpha, BuổI Sáng, Ba Con Mèo, Ngôi Nhà Xanh, Hy Vọng, HảI Âu… có những hướng đi khác nhau, nhóm thì cover, nhóm thì thành ban nhạc đệm, hoặc có nhóm chỉ đến vớI fan bằng những bản Pop-Rock phổ thông…  Và đến nay, kẻ còn ngườI mất thì các fan cũng biết rõ như thế nào rồi…

Có thể nói đây là thờI kỳ đáng thất vọng của nhạc trẻ Sài Gòn, vớI những lý do khách quan lẫn chủ quan như trình độ thưởng thức công chúng, sự hạn chế của kỹ thuật chơi, sự đỡ đầu, ủng hộ của những ngườI làm công tác nghệ thuật hay sự lớn mạnh đến không ngờ của Rock thế giớI, Sài Gòn vẫn không thể nào biện hộ được cho sự lỗI nhịp của nó trong một giai đoạn dài như thế.

5. “Thế hệ thứ 4???” – The Underground generation
Hai liên hoan nhạc trẻ NVH Thanh Niên 1992 và Đầm Sen 1994 đã kích thích lòng tự tin và nỗI đam mê của các Rockers Sài Gòn, và bắt đầu dấy lên lạI phong trào chơi nhạc trong các trường CĐ-ĐH ở Sài Gòn. Các buổI diễn văn nghệ, các đêm trạI SV… Và đặc biệt là những Unplugged của ĐH Tổng Hợp (cũ), Đêm Trẻ, Liên Hoan Ban Nhạc và Bạn Trẻ của HTV hay Liên Hoan Các Ban Nhạc Sinh Viên toàn quốc… Đã thổI bùng lên ngọn lửa Rock trong huyết quản những kẻ chơi nhạc thầm lặng trong giớI thanh niên Sài Gòn. DướI tác động mãnh mẽ của Rock thế giớI vớI vô số các dòng chảy đang liên tục phát triển, ngườI chơi lẫn ngườI nghe được tiếp cận đến nhiều góc cạnh hơn của âm nhạc thế giớI, và Rocker Sài Gòn lạI một lần nữa đi tìm bộ mặt mớI cho mình bằng cách đón đầu lấy những gì đang diễn ra trên thế giớI kia sau những năm tháng bị tụt lại. Thế hệ kế tiếp trình làng vớI những khuôn mặt vớI nhiều thể loạI nhạc khác nhau đang thịnh hành như Alternative, Heavy Metal, Progressive… như Đôi Cánh Nhỏ, No.2, Sa Mạc Xanh, Cây ChổI, Những NgườI Bạn, Kết Cấu Thép, Gạch Chịu Lửa, Mắt Đen … Và những khuôn mặt hiện nay như Metronome, Atmosphere, Hero In Danger, Wishband, Microwave… và những nhóm khác đang tồn tạI hay đã tan rã, tất cả vẫn là những con ngườI không chỉ đến vớI Rock để thỏa niềm đam mê mà còn muốn làm một gì đó hơn cho Rock nữa trên mảnh đất này.

Nhưng những suy nghĩ cực đoan định kiến về Rock vẫn còn, Rocker & fan vẫn tiếp tục phản kháng bằng cách phô bày những … yếu điểm của Rock ra rõ hơn. Như một cái vòng luẩn quẩn, từ những chuyện nhỏ như chuyện xã hộI càng dị ứng vớI Rock thì họ càng cố ý … văng tục, gào thét, cái tóc cái tai, hay tự biến mình thành những tên lập dị và cố chứng tỏ điều đó, dù đó có thể là hành động vô thức hay cố ý, nhưng nó không hoàn toàn có lợI cho sự hình thành những cái nhìn tốt hơn cho Rock. Cho đến những chuyện khác như sự phù hợp vớI thể loạI nhạc nhóm theo đuổI, cách thức duy trì hoạt động âm nhạc… Và thế nên bằng cách này hay cách khác Rocker & fan vẫn đang tự thu nhỏ mình lạI, Rock vẫn chỉ bó hẹp, không thoát được cái không gian ngầm và tù túng vớI số lượng nhỏ những ngườI chơi và nghe. Cái nhìn của xã hộI về Rock vẫn không thay đổI mấy.

6. Rock ngày nay

Tuy đến vớI Rock muộn hơn, nhưng hiện nay so vớI Rock Hà NộI thì thì Rock Sài Gòn như lạI một bà chị đứng tuổI đang thu mình lạI nhìn cô em gái trẻ trung đang ngày một cách tân, vươn mình ra thế giớI bên ngoài. Lả những kẻ bước vào phòng thu sau, nhưng The Wall, The Light và mớI đây là Thủy Triều Đỏ (Coming Late cũ) … đã đưa Rock bước ra sân chơi chung cho ca nhạc Việt Nam. (Cũng không thể không nhắc đến những cái tên khác của Hà NộI như Bậc Thang, ĐạI Bàng Trắng, Desire, Gạt Tàn Đầy, Mutitation, Buratinox… những cái tên đã gầy dựng nên móng cho Rock Hà NộI (Xem thêm bài Phóng sự Rock Hà NộI 10 năm nhìn lạI của kimdung)). Ngoài ra, những cái tên hiện nay như Sói Đen (Đà Nẵng), TNT (Huế)… ở các tỉnh thành khác sắp … ra album mà Sài Gòn vẫn bình thản qúa. Làm cho các fan vẫn thấp thỏm tự hỏI Sài Gòn có còn là nơi cho Rock sống nữa không. Trên các diễn đàn, “to mồm” hơn vẫn là những tay vốn … không phảI từ Sài Gòn.

Hà NộI đã “đi trước một bước” hơn Sài Gòn? Dân Hà NộI máu hơn, hay họ được hỗ trợ nhiều hơn từ … nhà quản lý… Không hề! Vậy thì lý do gì? Hãy nhìn lạI các giai đoạn tiến thoái của nhạc trẻ Sài Gòn, tất cả có chăng là do sự vận động tự thân của những ngườI chơi nhạc và nghe nhạc: họ thích nghi được vớI cái mớI hay không, có đủ can đảm vượt lên chính mình hay không mà thôi…

Thế nhưng vớI Rock, một bộ phận không nhỏ ngườI Sài Gòn vẫn gắn bó và vẫn chung sống hoà bình và tích cực vớI nó. Có ai mà không thấy máu nóng mình hưng phấn và say mê hơn trong những đêm diễn Rock dù ở bất cứ đâu hay bất cứ khi nào. Dumuc này vẫn nhớ rõ cái đêm Unplugged năm 95, 96 gì đó (lúc này tui vẫn là tên học sinh cấp 3 thôi), khi mà cả hộI trường cùng say mê hát theo vớI Cỏ Lạ (một ban của ĐH Huế) phốI lạI bài Hotel California của Eagles, hay những đêm rạo rực không ngủ cùng những ngườI bạn của chị trong những đêm hộI trạI ở ĐH Tổng Hợp nghe No.2 hát nhạc Beatles… RồI cái không khí náo nức ngày hộI trường NVH Thanh Niên đã nổ tung ra sao khi ra mắt RFC (Rock Fan Club). Và chuyện cái quán Nghệ Sĩ bên hông nhà văn hoá thanh niên… suýt sập trong đêm diễn The Beatles đánh dấu sự trở lạI của RFC vào 2002 (có lẽ các show sau đó đều được tổ chức ở Lệ Thanh có lẽ cùng vì lý do này). Hay là kỷ niệm những ngày cuốI tuần ròng rã đạp xe cùng thằng bạn chí cốt đi lùng những cuộn băng cassette khắp các cửa hàng nhạc lẫn những khu chợ trời … Và bao kỷ niệm đáng yêu khác… Rock vẫn sống vớI những diehard fan cùng những webRock của mình, những kẻ bán xe hay lấy tiền học phí … mua đàn chơi Rock… Rock vẫn có đất sống ở Sài Gòn này, ít ra là cho đến khi những thằng như dumuc … chết bớt đi! Hay là lũ ngườI “nhiều chuyện” đang ngồI xem chủ đề này chết theo! Hehe!

7. LờI kết

Dù đang có một lớp kế thừa các nhóm Da vàng, Đen trắng, Buổi sáng, Alpha, Atomega… ngày trước, gồm những hậu duệ trẻ trung, đào tạo bài bản, kỹ thuật tốt, nhưng Rock ở TPHCM hiện vẫn hoạt động co cụm. Cơ hội hồi trào và tiến tới xóa bỏ những thành kiến của xã hội đang có những thuận lợi, nhạc Rock Việt đang biết hướng tới giải pháp ôn hòa để cho Rock gần hơn với công chúng.
Những thử nghiệm gần đây của Bức tường, Metronome bằng các sáng tác tiếng Việt; một vài nhóm khác đang chuyển dần sang Rock ballad, Rock country cho mềm và dễ nghe hơn đã chứng minh điều đó. Và để đạt được tính đại chúng, cũng như đặt nền móng chuyên nghiệp lâu dài, Rock Việt Nam cần lắm những nhà tổ chức, nhà tài trợ, đầu tư cho các hoạt động ghi âm, phát hành album và live-show. Không thể cứ mãi để cho nhiều người thành kiến rằng Rock chỉ là món giải trí dành cho những kẻ lập dị!
(Trích báo nguoilaodong)

RFC (Rock Fan Club) ra đờI, một cột mốc đáng nhớ củA Rock Sài Gòn, show diễn có thường xuyên hơn, các band có nhiều hơn, có tổ chức hơn. Nhưng Rock Sài Gòn vẫn thế, vẫn “phảI” lặng lẽ chảy như những mạch ngầm bất tận, Rock bò lên tận Radio, Café Rock vẫn có, CD Rock vẫn được bày trên kệ của các cửa hàng, ngườI nghe Rock vẫn càng ngày nhiều hơn, nhưng ai đó trong chúng ta vẫn còn mong chờ điều gì đó nữa thì phải… Một sân chơi chung bình đẳng vớI các loạI hình giảI trí khác, hay đúng hơn là một sự thừa nhận đạI chúng đốI vớI Rock Việt.

01-01-2004
dumuc
Sưu tầm, nhớ và tổng hợp