Slumber – Fallout

Rapture: Cái title này khiến người ta liên tưởng ngay đến tên của một band nhạc, và thực sự nếu Slumber không có ca khúc nào tên Rapture thì khi nghe xong "Fallout", chắc chắn sẽ có người thốt lên "Rapture" như một phản xạ tự nhiên. Đơn giản vì cũng như Rapture, Slumber chơi thứ nhạc tối tăm đầy giai điệu mà quyến rũ vô cùng => Brave Muder Day luôn là cuốn bí kíp chuẩn mực của Melodik Death Doom Metal. Là một bản nhạc phong phú nhất album, Slumber đầu tư vào đây khá nhiều mảng âm thanh, điển hình là vẻ đẹp trang hoàng lộng lẫy của Symphonik Gothic như làm tăng thêm sự thèm khát của người nghe với đĩa nhạc này, nhưng dù gì thì ở Rapture vẫn thoát lên một bầu không khí u ám đặc quánh của Doom - thật tài tình, chỉ biết nói vậy thôi.


Melodik Metal là thứ âm nhạc được đề cao trong “Fallout”, vì vậy để tìm ra một bản nhạc mới nghe đã thấy thick trong album này quả thực quá dễ dàng, trong đó Conflict thuộc kiểu bản nhạc luôn được chấp nhận. Ca khúc này xuất sắc đến từng chi tiết, từ những tiếng keyboard thánh thót intro, lối chơi accord day dứt thừa hưởng từ đàn anh Katatonia, drum chắc nịch với giọng gầm siêu tối thêm chút chư vị Symphonik Gothic Metal còn đọng lại ở “Rapture”. Tất cả tạo nên một bản nhạc Melodik Doom đầy giai điệu và mê hoặc. Thick câu Bass ở phút 1’45 ghê cơ.

Where Nothing Was Left mở đầu với câu guitar mang tâm trạng mệt mỏi chán chường của Doom Metal, đặc trưng lắm đấy nhưng cũng chỉ lề mề được mấy giây đầu tiên vì sau đó những chàng trai của chúng ta lại mang Melodik Metal ra tung hoành. Có lẽ nhiều người sẽ không thick lối chơi của Slumber cũng như một số band khác khi họ chơi Doom mà lại nhanh đến vậy, giựt cứ tưng bừng cả lên – riêng tôi không quan trọng điều này, có thể chậm như Funeral hoặc nhanh như Death nhưng chỉ thấy được cái không khí của Doom choán đầy đĩa nhạc là ok. Và thực sự thì khi nghe xong Where Nothing Was Left, sẽ có nhiều thứ đọng lại trong bạn đấy.

Một cách nào đó Fallout có tính định nghĩa bao quát âm nhạc của toàn đĩa nhạc (ca khúc cùng tên album). Cái tôi nhận ra ở đây là trong tất cả các ca khúc của Slumber luôn hiện diện được vẻ đẹp bí ẩn của Dark Metal, với “Fallout” thì Keyboard là thứ nhạc cụ “lộ liễu” nhất để người nghe nhận ra điều đó, mặc dù Keyboard được dùng khá nhiều trong nhạc của họ nhưng chỉ luôn nằm ở sân sau, chưa bao giờ vượt quá giới hạn hai từ “phụ hoạ”. “Fallout” dài nhất album (6:44) nên việc xuất hiện những đoạn nhạc Atmospherik Metal thả lỏng tâm trí cũng không lạ, đích thị thì nó giống như cái tên của ca khúc vậy. Hạn chế khi nghe một đĩa nhạc Melodik Metal là việc những ca khúc có lối chơi gần giống nhau nên tôi đánh giá cao khi Slumber quyết định để “Fallout” ở chính giữa album.

Distress là một cái tên thuộc về giới Doom Metal, và thực sự thì mảng sau của Fallout tiến gần đến với Doomy hơn mặc dù vẫn còn đó Melodik Metal tung hoành trời đêm, hê hê. Ca khúc này như một sự trình diễn vẻ đẹp đau đớn của hai cây guitar, lối chơi thường bắt gặp ở những band nhạc đến từ đất nước của Sony Ericson. Và thực sự đối với rock fan mà nói thì guitar luôn là thứ nhạc cụ được ưu ái nhứt, Distress luôn luôn được khen ngợi. Một album có ít ca khúc như Fallout thì sự sắp xếp chúng cũng là một vấn đề, nếu tôi đã nói về mảng sau của đĩa nhạc như vậy thì Dreamscape cũng không nằm ngoài vòng tay âu yếm của Doom Metal.

Khác với Distress khi đem guitar ra khoe thì Dreamscape lại nổi bật vai trò của Vocal, thêm sự trợ giúp của Keyboard nữa làm vẻ đẹp của Dreamscape càng trở nên nối tăm và huyền bí hơn. Điều đáng mừng là ngoài chất giọng nữ “phảng phất” ở một số bài như Rapture, Conflict thì còn lại bọn này luôn chuộng growl vox, cũng dễ hiểu thôi vì Vocal của Slumber quá xuất sắc, điều này không thể chối cãi vì mõi lần Siavosh Bigonah cất giọng là buồn đau lại như từ đâu đó dội về bủa vây lấy bạn, đặc biệt ở Dreamscape có những câu hát được ngân dài hay đến đáng sợ.

Tôi có quá vội không khi đã cho rằng keyboard chưa vượt qua giới hạn của hai từ “phụ hoạ”, vì thực sự thì xuyên suốt từ đầu đến cuối album luôn ẩn hiện cái thứ âm nhạc mông lung huyền ảo của Atmospherik Metal và thực sự thì toàn do mấy cái effects chết tiệt của thằng gõ phím mà ra, he he. Có thể điều này là hơi khó nhận thấy vì cái style Melodik ở đây quá lấn át, hơn nữa nó có tính tác động nhanh hơn vào đôi tai ngu muội của chúng ta, như A Wanderers Star là một ví dụ. Nhưng khi đã yêu thick một đĩa nhạc thì chắc chắn người ta sẽ nhai lại nó nhiều lần (giống như tôi đây) và “khám phá” là một từ thú vị

Nếu đem sắp xếp theo thứ tự heavier của những ban chơi thứ nhạc từng bị lãng quên của Katatonia thì Slumber ở một vị trí khá trung lập, cụ thể thì đầu tiên là Rapture kế đến là Slumber và sau cùng là Daylight Dies (chỉ lấy 3 band điển hình). Nghĩa là họ không quá mượt mà như Rapture nhưng cũng chưa đến được cái ngưỡng dữ dội và tuyệt vọng như Daylight Dies, điều này cũng không có nghĩa là đem nhạc của Rapture + Daylight Dies chia đôi sẽ ra nhạc của Slumber, he he – vì dù sao thì mỗi band cũng có một phong cách riêng mặc dù lối chơi có gần nhau. Cá nhân tôi luôn thick style Melodik/Dark trong những ca khúc của họ, còn một điều nữa chưa nhắc đến là trình độ hoà âm của Slumber trong  “Fallout” có thể sánh ngang với bất kỳ đĩa nhạc nào của Swallow The Sun, không đùa đâu, he he

Band: Slumber
Album: Fallout
Year: 2004
Melodik Death Doom Metal
Members:
Siavosh Bigonah – Vocal
Jari Lindholm – Guitar
Ehsan Kalantarpour – Sampler/Synth
Mikael Brunkvist – Bass
Ted Larsson – Drum

Vào đây nghe thử vài bài: http://www.myspace.com/Slumberband


Like it? Share with your friends!

0

You may also like

More From: Ban nhạc

  • Rock Sài Gòn một thuở qua những hồi ức về Phượng Hoàng

    Những năm cuối thập niên 70, khi những người yêu nhạc trên khắp hành tinh còn mải mê chìm đắm trong những giai điệu bất cần, phiêu lãng và đầy tính hiện sinh của những C.B.C, The Beatles thì âm nhạc Việt Nam lại xôn xao trước sự xuất hiện của một nhóm nhạc Rock rất bụi bặm, phong trần, hát bằng tất cả trái tim với thứ âm nhạc ngùn ngụt được cháy từ trong huyết quản của mình.

  • Michael Amott – hảo thủ guitar

    Điều gì đã làm nên sức ảnh hưởng rộng khắp của CARNAGE, CARCASS và ARCH ENEMY, ngoài việc họ đều là các band metal sừng sỏ . Xin thưa, đó là nhờ vào sự có mặt của Michael Ammott. Nếu các bạn đang tự hỏi anh đã tham gia vào bao nhiêu band nhạc, anh đã cho ra đời bao nhiêu tác phẩm kinh điển thì qua bài viết nhỏ này, tôi hy vọng sẽ tổng hợp được 1 phần nào đó về sự nghiệp “chinh chiến” của anh cho đến ngày hôm nay .

  • Apocalyptica – Những Cây Cello Gào Thét

    Thông tin sơ lược về Apocalyptica:

    • Quốc tịch: Helsinki - Phần Lan
    • Thể loại: Symphonic/Speed Metal & chamber music
    • Hoạt động: 1996 – present
    • Hãng sản xuất: Zen Garden (với album Plays Mettalica by Four Cellos) & Mercury (các album còn lại)

  • Ektomorf

    EKTOMORF được thành lập vào năm 1994 bởi 2 anh em nhà Farkas - Zoltán (vocals, guitar) và Csaba (bass). Sau một thời gian chơi underground và sáng tác các ca khúc, đến năm 1996 ban nhạc bắt đầu ghi âm và phát hành album đầu tay "Hangok". Với thể loại nhac kết hợp hoài hòa sức mạnh của Thrash Metal, Hardcore, Punk và Gypsy Folklore (resulting from the Roma roots of the Farkas brothers), EKTOMORF nhanh chóng có được một số lượng lớn fan hâm mộ đón nhận và ủng hộ tại quê hương Hungarian của mình.

  • Therion

    Nghệ thuật có giá trị đòi hỏi người sáng tạo ra nó phảI sáng tác những gì mang bản sắc cá nhân riêng biệt, độc đáo và lôi cuốn. Therion là một ban nhạc đã sáng tạo ra thứ âm nhạc nghệ thuật như thế.

DON'T MISS