Categories Ban nhạc

Nile

Nile – dòng chảy bất tận

Nếu như không có con sông Nile, nền văn minh Ai Cập cổ đại sẽ không bao giờ được rực rỡ đến thế và chúng ta sẽ chẳng bao giờ được xem phim về các xác ướp (có xác còn lưu lại đến giờ, đi lễnh nghễng ngoài đường !!!). Không chỉ mang đến nguồn nước cho vùng đất khô hạn này, Nile còn mang dến một thứ quí giá hơn nhiều: phù sa. Một nguồn cung cấp nước chính cho Nile là hồ Tana ở vùng núi của Etiopia. Mùa xuân đến, mưa nhiều, nước ở hồ Tana đổ xuống Ai Cập qua sông Nile và trên đường đi, nước cuốn theo nhiều chất phù sa. Mỗi năm, sông Nile dâng nước lên 1 lần và làm ngập vùng thung lũng, khi rút nước xuống, sông Nile để lại 2 bên bờ sông những lớp đất màu mỡ và con người có thể trồng trọt ngay giữa sa mạc. Tuy nhiên vùng đất có thể trồng trọt này cũng bé tí, chỉ dài khoảng 6 dặm dọc theo sông Nile và mảnh đất bé bằng cái … quần đùi đó phải nuôi cả dân tộc vì vậy việc sử dụng cần hết sức khéo léo.

Vai trò của Nile trong death metal chưa thể nào sánh với dòng sông Nile nhưng “chưa” không có nghĩa là “không”. Không hiểu các rocker khác nghĩ thế nào nhưng bạn bè tớ chả ai thích Nile cả dù tớ cố công thuyết phục. Nile được đánh giá cao trong các review và được xem như một nhóm death metal sẽ khơi dậy lại dòng chảy của death, vốn đang có vẻ chững lại. Thật sự, Nile khơi dậy dòng death trong cá nhân tớ, tớ từ bỏ death đã khá lâu và đang vật vã trong doom, gothic & prog. Nile làm tớ lục tủ đĩa nghe lại Demolition Hammer, Malevolent Creation, Deicide…

Dòng chảy của Nile khi bắt nguồn từ các vùng núi vốn chảy rất xiết (vì thế mới kéo theo được phù sa) nhưng khi đến Ai Cập thì chậm hẳn lại. Nhóm Nile thì trái lại, họ khởi đầu khá chậm chạp. Thành lập năm 93, năm 94 có single demo, đến năm 95, Nile mới có được đĩa đầu tiên nhưng không chưa đủ sức là album mà chỉ là EP có tên Festivals Of Atonement. Năm 97, lại một EP nữa (chỉ có 3 bài ) là Ramses Bringer Of War. Năm 98, họ mới đủ sức tung ra 1 album Amongst The Catacombs Of Nephren-Ka. Năm 2000, chào mừng thiên niên kỉ mới, Nile tung ra Black Seeds of Vengeance. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 2 năm với 2 album đó đã đưa Nile lên vị trí rất cao trong dòng death.. Phù sa đã đủ để kết tinh thành hoa trái. Hiện nay, In Their Darkened Shrines, album thứ 3 của Nile đang chuẩn bị phát hành. I’m longing for this, man…Trở lại với tiểu sử của Nile, năm 93, 3 gã trai trẻ từ South Carolina là Karl Sanders, Chief Spires, Pete Hammoura tụ họp lại để lập ban nhạc, Karl cầm guitar, Chief cầm bass còn Pete cầm … dùi. Nhiệm vụ trước micro được chia sẻ giữa Karl và Chief. Có 1 “phê bình gia “đã viết : rắc rối đối với death metal là thiếu sự độc đáo, mới mẻ (originality), có vẻ mọi band nhạc đều cảm thấy hài lòng khi chơi y chang như Morbid Angel. Ý kiến này chắc sẽ gây nhiều tranh cãi nhưng cá nhân tôi nghĩ có phần đúng. “Phê bình gia” viết tiếp : “ Nile xuất hiện để thay đổi điều đó”. Dĩ nhiên, giống như các ban death metal khác, Nile cũng đã học tập nhiều từ Morbid Angel, nhưng ngoài các cú riff mạnh mẽ, giọng hát gầm gừ, Nile còn mang đến được nhiều hơn thế. Trước hết là về đề tài, nếu quá chán ngán với máu me, xác chết, mổ bụng lột da, Nile sẽ mang lại không khí mới với đề tài cũng không kém phần “hung dữ”. Cũng xác chết, cũng lột da nhưng là để làm …xác ướp và chủ đề nghiêng về các vị thần của người Ai Cập. Không chỉ dừng lại ở đề tài, Nile tìm cách đem các nhạc cụ, âm hưởng của Ai Cập vào âm nhạc và tôi nghĩ ở một mức độ nào đó, họ đã thành công (tuy rằng chưa rõ rệt) qua đoạn intro ( hầu hết các bài), giang tấu (Wrought), outro(Extinct) hoặc trọn bản (Die Rache Krieg Lied Der Assyriche) ( tôi nghĩ là rất khó mang các nhạc cụ dân tộc vào death metal vì đặc thù của dòng nhạc này, Sepultura done a goodjob nhưng tớ chả thích nhạc Brazil dù tớ khoái cái màn carnival hehehe). Năm 95, Nile bắt đầu lưu diễn ở đông nam nước Mĩ hổ trợ cho các đàn anh như Obituary (my used-to-be-fav-band), Deicide, Broken Hope, Six Feet Under … Danh tiếng của Nile nhanh chóng nổi như cồn tại… quê nhà (thú thật là tôi không biết thêm một nhóm nào xuất thân từ South Carolina nữa). Năm 96, Nile tiếp tục dạo bước ở khu đông nam Mĩ, lần này là với đàn anh Incantation. ( Tôi chưa nghe qua Incantation, chỉ biết đến nhóm này khi một lần search trên Internet về đĩa Incantation của flutist Tim Wheeler). EP Ramses Bringer Of War được phát hành bởi Visceral Productions ( giống như HT Productions của anh Đan Trường í mà). Album trọn vẹn đầu tay đang được thai nghén thì Visceral Productions sập tiệm cuối năm 1997. Relapse bước vào “giơ đầu chịu báng” sau khi đã nghe và chứng kiến Nile diễn live tại Expo of the Extreme ở Chicago. Relapse kí hợp đồng với Nile và phát hành Amongst The Catacombs Of Nephren-Ka. The sandstorm began to rage…

Festivals of Atonement

Divine Intent
Khúc intro của Divine intent làm tôi nhớ đến Type O Negative khi cover lại bản Black Sabbath, cảm giác trong một căn phòng hay đúng hơn là 1 cái giếng, xung quanh toàn là bóng tối, xa thẳm là những tiếng rên, không khí đặc quánh và khó thở với tiếng fuzz guitar chậm chạp. Đoạn intro này sử dụng một số nhạc cụ khá lạ, không rõ có phải có nguồn gốc từ Ai Cập không. Cảm giác của sludge metal mau chóng được xoá đi với drum và guitar thay đổi tempo đột ngột “ ta trỗi dậy trong chói lọi, vươn tay lên bầu trời, bước theo quờ quạng bởi vì ta biết, mọi thứ sẽ được lộ ra trong ánh nắng. Ta thần phục trước thần linh, chờ đợi sự thiêu đốt. Ta khẩn cầu, hướng mắt về phía Mặt trời đang rừng rực. Ta không muốn quay mặt đi dù lửa mặt trời đang cháy bỏng đôi mắt bởi vì trong thống khổ, ta trở thành thần thánh. Chìm sâu trong ánh sáng chói loà mãnh liệt, ta cúi rạp trước thần Re, người đã lấy đi cái nhìn, đôi mắt của ta. Dòng nước mắt trôi ra như suối, ta lại trở về với cát bụi, đôi mắt được thiêu đốt thành than, ta không còn thấy vị thần nào nữa vì chính ta đã trở thành thần thánh”. Trong bài hát này có nhắc đến thần Re, đây là vị thần mặt trời, mình người, đầu chim ưng, trên đội một chiếc đĩa (hơi giống đĩa cd ) hình mặt trời. Re là một vị thần rất quan trọng vì vậy các pharaoh thường xưng mình là “con trai thần Re”. Re cũng là cha của Hathor và Sekhmet, các thần sau này còn được nhắc nhở nhiều trong các bài hát của Nile và trong lời của Nile thì Re được viết thành Ra (chỉ là 1 tên gọi khác, như Atum cũng chính là Re)

Black Hand Of Set
Một ca khúc death metal tiêu chuẩn, không có intro và phần lời khá … (không biết phải nói sao), ca khúc này có nhắc đến những kẻ ăn thịt người kiểu như tử thần thực tử và bây giờ, là hậu duệ của cha ông, chúng ta phải traaaaaaaaaaaaaaaaaả thuuuuuuuuù. Cuối ca khúc này có đoạn :

Pierce his Lungs with the stings of Scorpions
Oh Kali
Oh Sekhmet
Oh Dagon

Đó là 1 câu trích trong thần chú của Satan kêu gọi sự huỷ diệt (Invocation Of Destruction) “Oh Kali! Pierce his (her) lungs with the stings of scorpions, Oh Sekhmet! Plunge his (her) substance into the dismal void, Oh mighty Dagon!”

Sekhmet như đã nói ở trên là con của thần Re, thường được mô tả là nữ thần có đầu sư tử cái. Sekhmet có nghĩa là “kẻ mạnh mẽ”, và giữ vai trò đôi mắt của thần Re. Sekhmet thường được nhìn nhận như một vị thần ác chính vì vai trò này : “đôi mắt của thần Re” luôn mang đến những hình phạt khốc liệt cho những kẻ dám nhạo báng vị thần mặt trời. Sự huỷ diệt của Sekhmet đã che mờ vai trò khác của vị thần này: người chữa bệnh, người che chở bảo vệ. Người Ai Cập cổ đại là những người bác sĩ đầu tiên của nhân loại, họ rút kinh nghiệm từ thực tiễn quan sát các ca bệnh, cả qua những thử nghiệm và sai sót. Những “bác sĩ” này tôn Sekhmet là vị thần hộ mệnh của mình.

Wrought
Một đoạn intro khá réo rắt, nghe như nhạc dành cho các cô gái múa bụng. Bản nhạc có tempo trung bình, các cú riff nghe rất quen thuộc mà không biết nên nhớ tới ai. Không rõ có liên hệ gì giữa tựa bài hát với phần lời vì tớ chẳng thấy ăn nhập gì hết. Lời bài hát có nhắc tới Nanna, đây là vị thần mặt trăng, “cha của Zonie và huynh trưởng của những kẻ lang thang”. Vị thần này có râu dài, tay cầm chiếc đũa phép (kiểu như Harry Potter, chắc thế !) màu xanh da trời. Các vị thần được xếp ngang với Nanna là Inanna, Marduk, Nebo, Nergal (ca sĩ chính của Behemoth đã lấy tên này làm tên mình), Ninib, Shammash. Đây là 7 vị thần cai trị 7 ngôi sao trong Thái dương hệ. Thần thoại của vùng Trung đông bao gồm sự đan xen giữa nhiều nền văn minh: Lưỡng Hà (Mesopotamian), Babylonian, Sumerian, Assyrian, Phoenician, Ba Tư, Thổ, Canaanite, Chaldean, Syrian, Hittite… vì vậy có rất nhiều dị bản. Nhà văn HP Lovecraft, như Tolkien, cũng rất có ảnh hưởng tới các nhóm nhạc rock (đặc biệt là Metallica), cũng nhiều lần đề cập đến mớ lùng bùng các vị thần này khi nhắc tới Necronomicon của Abdul Alhazred (biệt danh Mad Arab, một trong 2 thành viên của Goat Thrower cũng lấy biệt danh này, không hiểu sao không tìm được thông tin gì thêm về nhóm Goat Thrower). Quyển sách này, theo nghiên cứu, là thật sự có tồn tại chứ không phải chỉ là một tác phẩm mà Lovecraft tưởng tượng ra. Lý thuyết mà Lovecraft đặt ra, tuy có vẻ chỉ để giải trí, nhưng đã được so sánh với Aleister Crowley …

Immortality Through Art/Godless
Cũng như giữa sa mạc khô cằn có mảnh đất trồng trọt bé tẹo kia, Nile thỉnh thoảng có những bản hoà tấu đàn thùng nghe như ru, ở EP Festivals of Atonement là track 4 Immortality Through Art/Godless, ở Black Seed là track 5. Cần lưu ý là đĩa In the beginning (đang có bán ở SG) đã có sai sót trong bìa đĩa . Đĩa nhạc chỉ có 8 track nhưng bìa đĩa in 9 track. Nguyên nhân chính là track 4 này. Trong EP Festivals of Atonement, track 4 là Immortality Through Art/Godless (Immortality Through Art là 1 bản instrumental và đã được ghép vào với Godless như Tracy’s song/ Only time will tell của Nelson ngày xưa). Nhưng đĩa nhạc lại in thành 2 track riêng biệt, vì vậy, từ track 6 trở đi, các bạn cần giảm đi 1 số thứ tự thì mới đúng tên bài hát.

Mặc dù nhắc tới vô số thần thánh, tới Godless thì Nile phủ nhận tất cả “chẳng tin tưởng vào thần nào, chẳng có vị thần giả tạo hay dối trá, chẳng có giáo điều nào có thể nô dịch được ta. Những lời của ta là sự thật, ta được tẩy trần trong ngọn lửa, ta không hề sợ sự trừng phạt báo thù nào”. Nile còn cho cái đầu của xác ướp vua Ramses gãy rời ra, lăn lốc lốc trên sàn, nát vụn…

Extinct
Đoạn mở đầu của Extinct khá hoành tráng, như soundtrack cho một bộ phim khoa học giả tưởng về nền văn minh trên các hành tinh lạ, về các phi thuyền trôi lờ lững trong không gian… Khoảng 4 phút đầu, mọi thứ đều có vẻ chậm chập và một lần nữa, cái cảm giác đặc quánh. “ Khi ngủ, tôi mơ về cái chết, sục sôi với giận dữ, cơn giận dữ cực độ đã làm nhoà tầm nhìn của tôi, nhưng điều đó có ý nghĩa gì nữa không khi yên bình chỉ có trong cái chết. Trong thiên đường đã đánh mất, tôi mơ về sự huỷ diệt” Phút thứ năm bắt đầu chứng kiến sự cuồng nộ kiểu Cannibal Corpse nhưng câu guitar chủ đề vẫn còn nghe được rất rõ ràng.

Ramses Bringer of War

Howling Of The Jinn
Căng thẳng ngay từ đầu !!!

Nafs al Ammara
Fana Azif
I am the Infidel
Fiendish Insects encircle Me
Howling Winds Wraiths
Surrounding me disembodied Ka

Nafs có nghĩa là linh hồn, tâm linh, bản ngã. Một số học giả đã chia Nafs thành 7 loại, 7 tầng lớp nhưng thông thường, Nafs được nhìn nhận thành 3 loại từ xấu tới tốt là : Nafs al-Ammara Bissu – phần hồn thúc đẩy những điều tội lỗi; Nafs al-Lawwama – phần hồn trách mắng, đổ lỗi, ví dụ như không ít người trong chúng ta đã tự trách bản thân tại sao lại yêu cô này (cô không yêu mình) mà lại không yêu cô kia (cô yêu mình) hoặc tại sao thích nhạc rock mà không yêu teenpop (!!!)và Nafs al-Mutma’inna (phần hồn yên bình, cảnh giới tối cao ). Karl (sáng tác tất cả các ca khúc cho nhóm) đã chọn phần Nafs xấu xa nhất để khởi đầu bài hát. “Tiếng gào thét của đám Jinn” khiến tớ dù có lời trước mặt cũng khó khăn lắm mới dò theo được. Đảm trách phần vocal cho Nile không chỉ là Karl hay Chief mà là cả 3 thành viên và hình như ca khúc này là dịp hiếm hoi để nhận ra điều đó. Vậy Jinn là cái khỉ gì? theo kinh thánh của đạo Hồi, con người được Thượng đế tạo ra từ đất sét còn jinn được tạo ra từ ngọn lửa không khói! Jinn có thể hiểu như loài quỉ xấu xa luôn đeo đuổi và làm hại con người. Jinn không phải là những thiên thần bị đày mà chỉ có …” tổ sư” của jinn là Iblis mới là thiên thần bị đày. Iblis được xem như hình ảnh của Satan trong đạo Hồi. Số là khi Allah tạo ra con người và sai khiến các thần phải qui phục và tôn sùng con người. Chỉ có Iblis là bất tuân thượng lệnh với lí do con ngưòi chỉ là thứ được tạo ra từ bùn đen. Thế là Allah ra lệnh Iblis sẽ bị nguyền rủa. Iblis bèn trả giá: hãy hoãn sự nguyền rủa đó đến ngày những xác chết sống dậy. Allah chấp nhận và tống khứ Iblis chứ không nguyền rủa. Iblis “cám ơn” bằng cách tuyên bố sẽ dụ dỗ những kẻ nào không phải là môn đệ của Allah, những kẻ được Allah chọn hay nói cách khác là đã chọn để đi theo Allah. Allah chấp luôn : “Ngươi không có quyền lực gì với những tín đồ của ta, chỉ trừ những kẻ theo người mà lạc lối, trở thành tội phạm, những kẻ đa thần giáo, và những kẻ làm việc xấu.” Từ đó, có 1 đám jinn sống giữa con người và tìm cách dụ dỗ, làm hại con người. Jinn có loại có cánh, bay giữa không trung, có loại dấu mình trong hình dáng của rắn và chó. Từ “genie” trong tiếng Anh cũng có âm gần giống với jinn và một trong những jinn nổi tiếng nhất lại rất hiền, đó là ông thần đèn của Aladin trong Nghìn lẻ một đêm. Jinn thường tụ tập tại Kaf, một dãy núi theo truyền thuyết bằng ngọc lục bảo.

I can hear the Howling of the Jinn
Echoing in the mountains of Kaf

Lời ca khúc này có thể hiểu là lời của một linh hồn vừa rời khỏi xác thân của mình và nghe được tiếng gọi của muôn ma Hời dắt díu nhau đi (ý thơ Chế Lan Viên, không nhớ rõ nguyên văn). Cái hồn vừa lìa khỏi xác này kinh hoàng nhìn thấy chính thân thể mình đang nằm dưới kia, dòi bọ, côn trùng bắt đầu kéo tới thết tiệc, càng kinh hoàng hơn khi nghe tiếng gào thét, tiếng rú rít của jinn, những âm thanh kinh hoàng này chỉ có những linh hồn của người đã khuất và kẻ điên mới nghe được (không rõ nghe được rồi điên luôn hay điên mới nghe được )

“Disembodied Ka “ là một trong những quan niệm cũ xưa và phổ biến nhất của người Ai Cập về phần hồn, về tâm linh của con người. Người Ai Cập tin rằng mọi vật tồn tại đều có một bản sao vô hình và bản sao đó chính là Ka. Ka bắt đầu khi con người sinh ra và tiếp tục tồn tại sau cái chết “sinh lí”, không chỉ con người mà cả con vật, cây cối, nước, kim loại, đó và cả các vũ khí mà con người tạo ra đều có Ka. Khi con người ngủ, Ka sẽ thoát ra ngoài đi lòng vòng chơi ! Sau cái chết của cơ thể mà Ka trú ngụ, Ka vẫn tiếp tục tồn tại và cũng cần ăn uống vì vậy người ta cần phải cúng tế.

Ramses Bringer of War
Tiếng trống nghe có vẻ thúc giục, muốn đẩy lượng adrenaline trong máu tăng cao. Phần nhạc khiến tớ có thể hình dung ra cảnh một đoàn quân cờ xí ngợp trời đang bước đi (TV mới chiếu Thành Cát Tư Hãn mừ!!!). Bày binh bố trận xong (khoảng 1 phút đầu), 2 bên mau chóng giáp lá cà, uýnh nhau chí tử, khởi đầu bằng tiếng thét xung trận của … Sanders ở giây thứ 25 phút thứ nhì. Vẻ khốc liệt và náo loạn của cuộc chiến được thể hiện khá xuất sắc, có 1 đoạn ngắn giống như Bạch Đằng Giang !!! Ca khúc mô tả vẻ dũng mảnh của vua Ramses khi tung hoành trong chiến trận, vị vua này cưỡi chiến xa, nghiền nát xương sọ của những kẻ hấp hối, cắt lìa tay chân của những xác chết, như một cú tấn công của chim ưng.

Der Rache Kreig Leid Der Assyriche
Không phải death metal nhưng đây là một trong những bản đáng chú ý nhất của Nile, vẻ giận dữ tàn khốc của death vẫn chất chứa trong giọng hát với phần hát đệm là tiếng cầu kinh, thỉnh thoảng là những tiếng cồng chiêng riềng vang. Không thể mô tả nhiều mà nên nghe bản nhạc này sẽ hiểu hơn.

Tuy chỉ có 3 bài hát nhưng tôi nghĩ bố cục của EP này khá hoàn chỉnh và xuyên suốt. hic, hình như ít người nghe và thích Nile quá

Amongst The Catacombs Of Nephren-Ka

Album này đã giúp xác ướp Nile đội bật nắp quan tài, trỗi dậy từ lớp cát sa mạc của vô số nhóm nhạc death metal tầm tầm. Đó là theo đánh giá của nhiều người chứ thật sự tớ chưa được nghe đĩa này! Định mua đĩa này nhưng nghe nói bên Úc, đĩa của Nile chẳng có sale off mà cũng chẳng có second hand, mà brandnew thì đến 29 AUD. Theo tớ nghĩ thì chỉ cần EP đầu là đủ để Nile vươn bàn tay ra khỏi lớp cát rồi Trong album này có cả 3 bản trong EP thứ nhì Ramses Bringer of War. Phát hành đĩa này xong, Nile tất tả ngược xuôi để mọi người biết đến đĩa này. Cuối cùng, Nile được vinh dự tháp tùng Morbid Angel. Karl tuyên bố “ Mỗi khi chúng tôi diễn, chúng tôi chơi với tất cả sức lực của mình, chúng tôi chơi từng nốt nhạc như đó là nốt cuối cùng mà chúng tôi có thể chơi”. Nhờ đó, Nile chinh phục được đông đảo bà con tại Dynamo Open Air năm 99 và nhân tiện đi diễn quanh châu Âu luôn (cùng với Vader, Cryptopsy và Enslaved). Lúc đó một tạp chí đã phóng vấn Karl về album kế tiếp, Karl nói rằng album kế sẽ nhanh hơn, nặng hơn và mang tính sử thi hơn. Anh cho rằng từ Festivals of Atonement đến Amongst The Catacombs Of Nephren-Ka là một bước nhảy vọt và từ Amongst The Catacombs Of Nephren-Ka đến album kế tiếp cũng là 1 bước nhảy khác. Lúc trả lời phóng vấn, Karl cho rằng họ đã chơi những bài hát trong Amongst The Catacombs Of Nephren-Ka đã được 1 năm rưỡi trong các chuyến lưu diễn, vì vậy chơi những bài hát đó dễ như …. uống trà! Vì vậy, họ phải viết và tập các bài hát mới. Karl cũng ca ngợi người nghe ở châu Âu “người nghe ở đây thật sự thích metal, ở Mĩ, mọi thứ chỉ theo phong trào, chỉ là mốt nhất thời và mốt thì dễ dàng bị thay thế bởi mốt khác mới hơn. Hiện giờ, mốt ở Mĩ là hardcore nên chúng tôi không được đánh giá cao ở Mĩ, ở châu Âu này thì khác, it’s *** good”. Nói chung, mọi thứ sẵn sàng và tốt đẹp cho album kế tiếp …