Megadeth


Sự nghiệp của Megadeth kéo dài trong 15 năm với 8 album và 1 collection, trung bình hai năm một album từ 1986. Chất giọng và những ngón đàn của Dave & Marty không hề thay đổi (sau này là Al Pitrelli, good guy), vẫn rực lửa và đay nghiến như cũ. Không giống với Metallica ngày càng trở nên già cỗi và chỉ còn lay lắt trên những hào quang quá khứ, Megadeth chơi một thứ Thrash metal vững vàng và kiên định, qua bao nắm chất nhạc có thể đã uyển chuyển giai điệu hơn và giảm bớt phần quá thuần tuý là kĩ thuật đi, nhưng không đánh mất phong độ của mình. Và cho dù người ta có nhắc tới tứ trụ Thrash Metal và ca ngợi những tên tuổi lừng danh như Testament , Anthrax hay cho dù Metallica là tượng đài số 1 của Thrash đi nữa thì cảm tình của các rockfan vẫn dành nhiều hơn cả cho Megadeth, chính bởi tài năng và sự tan rã oan nghiệt của họ.

Killing is my business…And business is good – 1985

Hẳn ai cũng biết rằng Dave Mustaine đã bị sa thải ra khỏi Metallica vì can tội đam mê chè chén. ”Quá choáng váng vì số phận, chàng thanh niên cất bước ra đi” với một quyết tâm sắt đá, và quyết tâm đấy đã định hình rõ nét hơn với kết quả là Megadeth ra đời. Hãng thu đĩa Combat miễn cưỡng ký hợp đồng với Megadeth năm 1984 và tháng 5-1985 Megadeth tung ra album đầu tay của mình với cái tên sặc mùi phản chiến: Killing is my business and my business is good – Đây thực ra là một khẩu hiệu rất phổ biến trong chiến tranh tại… Việt Nam. Sự xuất hiện đáng kinh ngạc này đã chứng tỏ rằng Dave vẫn có thể làm cái gì đó sau khi rời Metallica và những gì anh làm được trong album này quả thật tuyệt vời.

Mở đầu là một đoạn piano âm u nhưng tuyệt đẹp, nhưng trong khoảng 30 phút sau của album là cả một khoảng không gian bị cắt vụn ra thành từng mảnh vụn tan nát với những cú riff cuồng loạn, điên rồ, hung hăng, tàn bạo.. mà những đường nét này đã được Kerry King khắc hoạ rõ trong Season In The Abyss – phải chăng vì một thời gian anh đã từng chơi trong Megadeth? Những u uất thời niên thiếu của Dave đã được đẩy lên đỉnh cao trong những đoạn sô lô cực máu lửa trong đĩa này, nếu ai đã nghe những đoạn riff nháng lửa trong các bài như “Loved to death” hay “Chosen ones” thì sẽ hiểu cảm giác phê ghê cả người như thế nào. Tuy nhiên, tiếng đàn của Dave Mustaine trong album này còn đậm chất “trâu bò” mà thiếu đi rất nhiều tính nghệ thuật – điều làm nên tên tuổi cho Dave sau này! Ấn tượng sâu đậm nhất với album này là tiếng đàn của Dave nhưng không phải là Dave Mustaine mà là tiếng bass nhanh như động cơ phản lực của Dave Ellefson trong những bài mà tiếng bass có thể đưa vào từ điển âm nhạc như “ Skull Beneath the Skin” hay đoạn sô lô bass điên cuồng trong ”RattleHead”. Nhưng tiêu điểm của album lại là bài cuối cùng “Mechanix”. Đây thực ra là bài cover và phối lại theo phong cách khác bài hát kinh điển ”The Fours Horseman” của Metallica – ban nhạc đã thẳng tay đuổi cổ Dave. Không chút ngại ngần, Dave tuyên bố rằng bản hát lại của anh mới thật hay và hấp dẫn hơn nhiều so với bản cũ. (???)

Peace Sells… But Who’s Buying – 1986

Năm 1986 thật sự là một năm rất đáng ghi nhớ trong làng nhạc lắm tài nhiều tật này. Đây là năm Hoàng Đạo của dòng Thrash với một loạt các album mà tên tuồi đã, đang và sẽ mãi mãi đi vào trái tim người hâm mộ như: ”Reign in Blood – Slayer”, ”Master of Puppets – Metallica” … và tất nhiên là cả album thứ 2 của Megadeth ”Peace Sell.. But Who’s Buying” cũng đứng trong hàng ngũ các album này, tuy nhiên, hãy điểm qua một chút sự kiện của cái năm đầy biến động này: Thứ nhất là sự ra đi quá sớm của tay bass Cliff Burton của Metallica, một người mà cái chết đã khiến anh thành bất tử, một sự mất mát quá lớn cho các fan hâm mộ. Tháng 11, Megadeth tung ra album này và ngay lập tức Hãng ghi âm Capitol Record nhảy ngay vào và nẫng tay trên quyền phát hành đĩa này từ Hãng ghi âm Combat lúc này còn chưa hết ngạc nhiên với thành công của “Killing is my business…And business is good” Tour diễn “Wake up Dead” của Megadeth đã được một tên tuổi đồng ý tham gia, đó là OverKill. Chuyến lưu diễn rất thành công,nhưng ngay sau tour diễn cuối cùng tại Hawai, Chris Poland và Gar Samuelson đã xin rút ra khỏi nhóm vì quá mệt mỏi (thật đáng tiếc vì nếu họ ở lại thì chắc tương lai đã mang màu hồng).

Quay trở lại với album, điều đầu tiên khiến người ta bị lôi cuốn nghe album này chính ở cái tên của nó, dịch tạm là : ”Bán rẻ nhưng chẳng ai mua ?” không hiểu các bạn nghĩ sao? chất lượng của Megadeth trong album này là còn hơn nhiều so với mọi lời xưng tụng, có thể thấy chất Thrash trong album này là khá rõ rệt ,điều này có thể thấy rất rõ trong các bài như: “Peace Sells… But Who’s Buying” hay “Devil’s Island” cùng các ca từ rất có ý nghĩa trong phần lớn bài hát của album. Điều đáng chú ý trong album này chính là tốc độ của những dải guita dài dằng dặc mà dưới đôi tay điêu luyện của Dave, thậm chí ta còn có cảm tưởng đây là tốc độ chơi ghita của những năm 90, Dave cho rằng bài hát hay nhất mà anh viết trong album này chính là bài đầu tiên “Wake up dead”. Đặc biệt là trong bài “Black Friday” tốc độ của 2 ghita: Poland và Dave thật sự rất gây ấn tượng…Và vì vậy không có lý do gì mà bạn không có album này trong bộ sưu tập của mình !!!

So Far, So Good… So What – 1988

Hai năm sau thành công của “Peace Sells.. But Who’s Buying” . Megadeth tiếp tục làm sửng sốt các fan hâm mộ bằng một album rất xuất sắc với một cái tên gây ấn tượng không kém: ”So Far, So Good… So What”. Album thành công vang dội khiến cho tiếng tăm của Megadeth vang rất xa trên toàn thế giới, họ liên tục lưu diễn ở Canada, Mỹ… Đặc biệt, vào tháng 8, Megadeth còn đi lưu diễn tại lâu đài Donnington với các rockband gạo cội lúc bấy giờ là Kiss và Ironmaiden.

Mở đầu bằng một bản instrumental “In The Lungs of Hell” để phô diễn tài năng của Jeff Young và Dave Mustaine với những tiến bộ không ngờ về tài năng cũng như phong cách chơi nhạc, không còn lối chơi mang đậm chất “trâu bò” như trong album đầu tiên, mà là một lối chơi tương đối mạch lạc với những đoạn chuyển rất nhanh cũng như những cú riff còn mạnh mẽ và quyến rũ hơn nhiều so với những album trước. Nhưng cái điều mà các fan hâm mộ rất hài lòng trong album này chính là sự tiến bộ trong ngôn từ, nói như thế không có nghĩa là những lời ca trong các album trước là “những lời dối gian” nhưng thật sự trong album này thì cái lyrics thật sự là cái mà các rockfan nên liếc qua trước khi cầm cái headphone hay dí sát đôi tai vào loa! Lời ca rất ấn tượng, thật sự là như vậy. Có thể lấy ra nhiều ví dụ:

I’m the Anti-christ,and i’m an anarchist
Don’t know what i’m want but i know how to get it
Wanna destroy, possibly , Cause i wanna be anarchist…
-Anarchy in the U.K-

Forgive me father for what i sinnned
I’m a child of the air, i’m a witch of the wind
And i’m still awake….Mary Jane
– Mary Jane-

Nhưng bài hát để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong album này là bài ca tuyệt vọng “In My Darkest Hour”: Một trong những bài tuyệt tình ca hay nhất của họ mà ta còn thấy sau này với nhiều tác phẩm cực kỳ xuất sắc: A tout Le Monde, Promise…

Did you ever think i get lonely
Did you ever think that i neened love
Did you ever think to stop thinking
You’re the one that i’m thinking of !!!
Rust In Peace – 1990

Đây chắc chắn là album được đánh giá là xuất sắc nhất của Megadeth dù sau này những album sau cũng là những album rất tuyệt vời, và quả thật, tôi cũng nghĩ như vậy. Album này là album cực kỳ hoàn hảo và nó ra đời cùng một thời kỳ với những album rất ấn tượng. Và có thể khẳng định trong năm 90 này chỉ có album ”Season In The Abyss – Slayer” là có thể đứng ngang hàng với “Rust In Peace”

Hoàn cảnh ra đời của cái album bất hủ này cũng có nhiều điều đáng phải liếc qua một chút! Tháng 1, Megadeth cover bài hát bất hủ ”No more Mr. nice guy” của Alice Cooper và đội hình của Megadeth lúc này chỉ là một ban nhạc 3 mẩu. Tình hình nhân sự của Megadeth cũng như cánh cửa của thành công mở toang với Megadeth khi tay ghita kiệt xuất Marty Friedman trở thành lead chính của Megadeth, tài năng của anh đã được thể hiện rất rõ trong những đoạn solo dài lê thê nhưng không hể đem lại cảm giác khó chịu mà nó chỉ khiến các fan hâm mộ đau ê ẩm cái sủ vì lắc điên cuồng mà không biết chán. Tháng 10, họ tung ra album “Rust In Peace” như một quả bom tấn ném vào tai dư luận và thành công của nó đã khiến Testament, Slayer, Suicidal Tendencies kéo Megadeth cùng lưu diễn cho tour “Clash of the Titans”

Bài hát mở đầu trong album này là một Anti War Song mà cái tên của nó liên tục có tên trong danh sách những bài hát phản chiến xuất sắc nhất ”Holy War…The Punisment Due”. Nội dung bài này nói về chiến tranh tại Trung Đông mà với những lời ca mà sau này trở thành bất hủ:

Brother will kill Brother
Spilling blood across the land
Killing for religion
Something i don’t understand

Track thứ 2 của album chính là một trong những bài hát đưa tên tuổi Megadeth trở thành tượng đài ”Hangar 18”, bài hát này được lấy làm sound track trong bộ phim viến tưởng rất nổi tiếng “E.T ngưòi ngoài hành tinh”, và nhiều người cho rằng thành công của bộ phim có phần đóng góp không nhỏ của bài hát này.

Album này là đỉnh cao trong sáng tác cũng như sự phối hợp của 2 tay lead đôi mà tốc độ chơi của họ trong đĩa này có thể khiến các nhà vật lý kiểm tra lại vài định luật về speed. Với những cú riff điên cuồng, tiếng bass solo cùng cặp lead đôi đem lại những cảm giác ớn lạnh, tiếng ghita trong album này thật sự đem lại định nghĩa hoàn hảo nhất: Thế nào là dòng nhạc Thrash! Ngôn từ thật sự là không đủ để miêu tả cảm giác khi nghe album này, điều tốt nhất có thể làm là ngồi nghe lại album này thật kỹ nhiều lần nữa!! Một lần nữa, lyrics của album làm thay đổi quan niệm của người nghe với ấn tượng về dòng nhạc mang tiếng là “trâu bò” này:

You feel my fingertips
You won’t forget my lips
You’ll my cold breath
It’s the kiss of death
-Tornado of Soul-

Got one chance, infiltrate them
Get it right, terminate them
The Panzers will, permeate them
Break their pride, denigrate them
And their people, retrograde them
Typhus, detriate them
Epidemic, devastate them
Take no prisoners, cremate them
-Take no prisonners-

Countdown to Extinction – 1992

Tháng 7-1992, Megadeth tung ra tiếp album thứ 5 của mình. Đây thật sự là một năm rất bận rộn và hạnh phúc với Dave Mustaine, khi album của anh tiếp tục được đánh giá đúng với tài năng của anh – một thiên tài với cây đàn và … chai rượu. Anh đi lưu diễn với Stone Temple Pilots và cũng trong năm nay, con trai anh ra đời!

Khác với những album khác, album này mang một tư tưởng rất lạ so với những album trước, không muốn nói đến tư tưởng phản chiến vì đấy thật sự là sở trường của họ và trong album này cũng vậy với bài hát mà tôi cực kỳ yêu thích “Symphony of Destruction”:

You take a mortal man>>> anh tóm lấy một thương binh
And put him in control>>> đặt vào tay anh ấy vũ khí
Watching he become a god.>>> Nhìn anh ấy biến thành 1 vị Thánh (hy sinh vì lý tưởng)

Tư tưởng chủ đạo của album này phải chăng là sự bức bối trong lý tưởng sống khi mà chế độ xã hội mà mình phục vụ chỉ là một đống rác rưởi và những sir lãnh đạo là những con bù nhìn bụng phệ! Tiếng đàn gay gắt như quát vào mặt mọi người là: Tôi là kẻ chán đời! Tiếng bass tốc độ của Effelson vốn tốc độ bỗng trở nên ảm đạm một cách bất thường, giọng hát của Dave chợt trở nên nhấm nhẳng và tiếng gầm gừ trong cổ họng bỗng trở nên rõ hơn bao giờ hết, sự gay gắt trong tư tưởng của anh còn thể hiện rõ nét trong lyrics, đặc biệt trong album này, điều này được thể hiện hầu hết trong tất cả các bài hát:

My blood flows through the streets
Deluge from the wounds
Empty jars of sleeping pills
On the dresser of my room
-Skin of my teeth-

New ideas will surely get by.
No deed, or dividend. Some may ask “Why?”
You’ll find the solution, the answers in the sky.
-Foreclosure of a Dream-

Có lẽ, điều cuối cùng mà album này muốn nói tới, phải chăng là:

New ideas will surely get by.
No deed, or dividend. Some may ask “Why?”
You’ll find the solution, the answers in the sky.
-Ashes in your mouth-

Youthanasia – 1994

Album này là viên gạch to lớn nhất đặt lên bức tường tên tuổi của Megadeth. Nói thế không có nghĩa rằng đây là album hay nhất, xuất sắc nhất hay thành công nhất của Megadeth mà đơn giản rằng: album này có cái gì đấy rất đặc biệt, rất thú vị mà những album kia không có hay chúng ta chưa thể nhận ra rằng nó có cái đó ?

Trở lại một chút với xuất xứ của album, năm 93 là một năm bận rộn của Megadeth khi những thành công của họ gắn liền với việc túi tiền họ đầy lên và lịch lưu diễn của họ kín đặc. Dave Mustaine được mời vào tour diễn của Diamond Head và mấy tuần sau họ lại tiếp tục diễn một vài ngày với Iron Maiden, nhưng cuộc đời đâu chỉ màu hồng, chắc vì ghen tị với thành công của Megadeth mà Aerosmith đã thẳng tay đuổi cổ họ trong tour diễn ”Get a trip” của mình. Nhưng không sao, Megadeth mời hẳn một tên tuổi đã xuất hiện mòn trong những câu khen ngợi: Pantera vào tour diễn “Countdown to Extinction”. Nói chung, những sự chuẩn bị cho “Youthanasia” là quá tuyệt vời nhưng chất lượng album là trên cả những gì ta mong đợi !

Sau khi tung ra một album hơi “khô và thẳng ruột ngựa” như Countdown to Extinction. Megadeth quyết định tung ra một album với một chút thoải mái trong chủ đề nội dung vói nhiều ý tưởng đan xen lẫn nhau và kết quả là một album tuyệt vời! Tất cả những âm hưởng classic của âm nhạc Megadeth đểu đã xuất hiện trong album này: sự hài hoà của bộ đôi ghita (Addited to Chaos), những cú riff bình bịch cổ điển(Reckoning Day, Victory, The Killing Road), tiếng trống trâu bò quen thuộc và hơn tất cả là tiếng đàn hào hoa đến lạ thường trong những đoạn solo của Marty Friedman ( Youthanasia , A tout le monde…). Dường như trong album này, Dave Mustaine đã thử chơi một vài bản ballad của mình nhưng không được như ý lắm, chính anh cũng từng nói rằng :”Đây đúng là album mà tôi yêu thích nhất của mình nhưng có cảm giác tôi chưa thể biến nó hoàn thiện hơn được”. Cũng phải thôi, vì khó có thể hoàn thiện hơn một kiệt tác được!

Album này gây ấn tượng bởi những bài hát riêng lẻ hơn là cả album. Không ai nghe Megadeth mà không biết đến A tout le monde buồn đến nao lòng: So as you read this know my friends

I’d love to stay with you all
Please smile when you think of me
My body’s gone that’s all
A tout le monde/To all the world
A tout mes amis/To all my friends
Je vous aime/I love you
Je dois partir/I have-to/must leave

Hay bản tình ca ca ngợi gia đình “Family Tree” như nền tảng vững chắc cho chúng ta thêm cứng cáp khi trưởng thành cũng như luôn giang rộng đôi tay khi chúng ta khiếp sợ chạy về sau khi biết xã hội rộng lớn kia hoang dã như thế nào?

I know they were doing it to you
But don’t try doing it to me
Let me show you, how I love you
It’s our secret, you and me
But keep it in the family tree
The secret of the family tree

Hay đoạn solo bass mẫu mực và ý nghĩa nhân văn cao đẹp trong Youthanasia, còn gì phải nói nữa đây về album này, tất cả mọi lời tán tụng xin hãy cho nó ngủ yêu trong cổ họng, việc phải làm của chúng ta bây giờ chỉ là ngồi xuống và hãy để cho con tim ta nóng lên, cái đầu phản chủ lắc điên cuồng trong những giai điệu của album
Crytic Writings -1997

Sau 2 năm nghỉ ngơi, Megadeth tung tiếp ra album thứ 7 của band mang tên: Crytic Writings (album thứ 6 là Hidden Treasure gồm 1 số bản soundtrack và cover lại 1 bản của Sex Pistols là “Problems”) Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi dài đó, Dave đã kịp làm khá nhiều việc, vẫn là những tour lưu diễn mang về cả khán giả và tiền bạc, vẫn là những bản họp đồng thu đĩa béo bở, nhưng thành công nhất của Dave là tiếp tục sản xuất ra một anh chàng kháu khỉnh nữa mang tên Roman Alexander.

Trở lại với âm nhạc, album này là kết quả của một quá trình tìm hiểu thị hiếu âm nhạc trong đại bộ phận các fan hâm mộ nhằm ra các album mang tính chất phù hợp hơn với yêu cầu của quần chúng. Xin các bạn đừng vội cho rằng đây là sự mất chất hay thế nào đó của Megadeth nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho túi tiền của họ, trước khi đánh giá, mong các bạn hãy nghe qua album này đã !!! Một điều khác khá thú vị mà ai trong chúng ta nếu đã từng chơi Mortal Kombat (Play Station) thì hãy chú ý nghe qua một chút đoạn nhạc làm nền của nó, nhất là trong phiên bản 3, sẽ nhận ngay ra một giai điệu quen thuộc, đó chính là bản remix của Almost Honest trong album này.

Ta có cảm giác như album này là phiên bản lặp lại của một Youthanasia. Nhưng dưới một hình thức hoàn toàn khác, nếu như album trước được vẽ nên bằng những sắc màu khá là sắc nét và mang nhiều yếu tố hơi mang tầm vóc lớn với sự nổi bật của từng bài hát thì album này cũng là sự độc diễn của những single mà trong đó rất nhiều bài có những nội dung khá là thú vị. Mỗi bài hát trong album như một chủ thể độc lập đứng riêng rẽ nhưng thật sự là có cái gì đó liên kết chúng lại, hay đó chính là tên album này.

Thật vậy, ngay từ bài hát đầu tiên, ấn tượng mà nó tạo cho ta là hết sức rõ rệt. ”Trust” ngạo nghễ đứng một mình mà chỉ vào chính mình: Ta chính là sự tin tưởng đây! Nhưng hình như cái lyric trong này lại chỉ cho chúng ta rằng: thật ra đấy chỉ là những lời dối gian mà thôi :

How could this be happening to me
I’m lying when I say, “Trust me”
I can’t believe this is true
Trust hurts
Why does trust equal suffering
Absolutely nothing we trust

Sau đấy là một loạt những bài hát khác với những ngôn từ khá là ấn tượng như: “Almost Honest”,”Use the man” và đặc biệt là “Mastermind” về chất nhạc trong album này vì chắc hẳn so với trong những album đã qua thì album này chỉ là một bản sao nhạt nhoà của các album khác, nó không có vẻ dữ dội như Rust In Peace, không có vẻ đẹp khá là hoàn thiện như Yothanasia, không có vẻ chất phác quê mùa như Countdown of Extinction, mà thật sự ấn tượng để lại về chất nhạc trong album này chỉ là đoạn solo đẹp đến mê hồn trong tuyệt phẩm She-Wolf.

Capitol punishment – 2000

Năm 1999, họ tiếp tục hoàn thiện nốt các thủ tục nhằm biến đĩa Crytic Writing thành cối xay tiền như lưu diễn khắp nơi và đặc biệt là lưu diễn cùng Ion Maiden trong tour diễn nổi tiếng nhất năm 1999 này, họ tung ra đĩa Risk vào 31-8-1999 nhưng không được đánh giá cao cho lắm chỉ có vài bản như Crush ‘Em, Prince of Darkness, Insomnia là tương đối!

Megadeth và chuyến lưu diễn với Iron Maiden

Năm 2000, một tổn thất rất lớn với Megadeth đã đến khi tay lead kỳ cựu Marty Freidman chính thức rời nhóm và chúng ta sẽ không bao giờ còn được thấy cặp lead đôi lừng danh của Megadeth nữa mà thay vào đó bằng một tên tuổi lạ hoắc Al Pitreli. Cùng lúc đó, Megadeth cũng rời hãng ghi âm Capitol Record và chuyển sang kí hợp đồng với hãng ghi âm Sanctuary Records. Họ tung ra album tổng hợp Capitol Punisment, album này là tuyển tập những ca khúc xuất sắc của Megadeth trong hơn một thập kỉ vàng son như các bài: Crush ‘Em, Use the Man, Almost Honest, Trust, A Tout le Monde, Train of Consequences, Sweating Bullets, Symphony of Destruction, Hangar 18, Holy Wars…The Punishment Due, In My Darkest Hour, Peace Sells và có bổ sung thêm vào hai ca khúc rất hay là : Kill the King (ca khúc này đã trở thành ca khúc được yêu cầu nhiều nhất trên các rockradio trên toàn thế giới) và Dread & The Fugitive Mind. Là mốc son chói lọi đánh dấu một chặng đường vinh quang rực rỡ của ban nhạc, và cũng để chúng ta ghi nhận những gì Megadeth đã đạt được. Chúc mừng Megadeh vì thành công này.

World need a hero – 2001

Có rất nhiều điều để nói về album cuối cùng này của Megadeth, nhưng trước hết, liếc qua cái hoàn cảnh xuất sứ của nó cái đã nhỉ? Quả thật là có rất nhiều điều đã xảy ra trong khong thời gian này, Đầu tiên phải kể đến sự ra đi của Nick Menza sau nhiều năm cống hiến cho Megadeth và người thay thế anh làm chủ dàn trống là Jimmy Degrasso, sau đó 2 thành viên trong ban nhạc thay nhau làm cha, người đầu tiên là…Dave Mustaine và người bố thứ 2 là tay bass Elffeson với cô con gái mang cái tên hết sức dễ thương: Athena.

Chuyến lưu diễn năm 2001 để quảng bá cho album

Ai cũng biết rằng đây là album cuối cùng của Megadeth trước lúc họ tan rã khi một ngày buồn thảm, ngày mà Dave Mustaine nhận ra rằng tay trái của anh không thể điều khiển được như xưa nữa, đó cũng là ngày mà anh giải tán nhóm nhạc tuyệt vời này! Nhưng thôi, những lời đau buồn hãy để sau, hãy nói về cái album mà họ đã trút hết tâm huyết vào đã. World need a hero thật sự là album rất rất buồn. Lối chơi của họ không hề thiếu đi chất lửa, không hề mất đi chất dữ dằn cục cằn của dòng Thrash nhưng chúng ta vẫn thấy nó buồn ? Phải chăng, đấy là ảnh hưởng của bài tuyệt tình ca hay nhất của Megadeth kể từ thời A tout le monde trong Yothanasía

Goodbye 1000 times goodbye
The thought never crossed my mind
That this would be my last goodbye
Let me put pennies on your eyes
And kiss your lips one last goodbye
My love 1000 times goodbye
-1000 times goodbye-

Đây thật sự là bài hát có giai điệu và tâm trạng não nề nhất của Megadeth mà tôi từng được nghe, hãy thử nghe bài này trong một buổi chiều buồn thảm, biết đâu, tôi với bạn lại là những người đồng cảm. Bài hát như một định mệnh báo trước một dự cảm không hay đối với ban nhạc và dự cảm đó còn rõ nét hơn nữa rất nhiều trong Promises:

And when we walk down the street
The wind sings our name in rebel songs
The sounds of the night should make us anxious
But it’s much to late when the fear is gone
I will meet you in the Next Life, I promise you
Where we can be together, I promise you
I will wait till then in Heaven, I promise you
I promise, I promise

Chúa ơi, chưa bao giờ giọng của Dave lại buồn như thế và cũng chưa bao giờ, tôi lại có cảm giác buồn như thế khi nghe một bài của Megadeth . “Tôi sẽ đợi bạn tại thế giới bên kia, tôi hứa với bạn…” hứa hẹn để làm gì một khi xa nhau mãi mãi đây ?

Tuy nhiên, đấy chỉ là phần chìm của album mà chưa hẳn đã là tư tưởng chủ đạo của cả album, trong đĩa này còn rất nhiều những bài mà tài năng của tay trống mới đã được thể hiện và đánh giá rất cao, điển hình là đoạn solo trống long trời lở đất trong Dread and the Fugitive mind, mấy ai quên được đoạn solo này nếu họ nghe đĩa, bên cạnh đó mốc son đáng chú ý là bài hát trả lời lại “Hangar 18”, đó là bài “ Return To Hangar” với phần lời sửa đi đôi chút của Hangar18 , dù không thể hay bằng bởi Hangar18 là một biểu tượng mẫu mực của Megadeth , nhưng là một chương tiếp nối tương xứng, tôi có cảm tưởng như họ đang cố tìm lại những ngày tháng vàng son cũ, với những niềm hy vọng không nguôi: The World need a hero, and I’m the Hero !!! Cũng không thể không nhắc đến bài hát cuối cùng của Megadeth: WHEN Khi nào đây??? Câu hỏi này chắc không thể trả lời nổi, chỉ có chúng ta, những rockfan trung thành của Megadeth mới có thể hét to lên rằng:


Like it? Share with your friends!

0

You may also like

More From: Ban nhạc

  • Rock Sài Gòn một thuở qua những hồi ức về Phượng Hoàng

    Những năm cuối thập niên 70, khi những người yêu nhạc trên khắp hành tinh còn mải mê chìm đắm trong những giai điệu bất cần, phiêu lãng và đầy tính hiện sinh của những C.B.C, The Beatles thì âm nhạc Việt Nam lại xôn xao trước sự xuất hiện của một nhóm nhạc Rock rất bụi bặm, phong trần, hát bằng tất cả trái tim với thứ âm nhạc ngùn ngụt được cháy từ trong huyết quản của mình.

  • Michael Amott – hảo thủ guitar

    Điều gì đã làm nên sức ảnh hưởng rộng khắp của CARNAGE, CARCASS và ARCH ENEMY, ngoài việc họ đều là các band metal sừng sỏ . Xin thưa, đó là nhờ vào sự có mặt của Michael Ammott. Nếu các bạn đang tự hỏi anh đã tham gia vào bao nhiêu band nhạc, anh đã cho ra đời bao nhiêu tác phẩm kinh điển thì qua bài viết nhỏ này, tôi hy vọng sẽ tổng hợp được 1 phần nào đó về sự nghiệp “chinh chiến” của anh cho đến ngày hôm nay .

  • Apocalyptica – Những Cây Cello Gào Thét

    Thông tin sơ lược về Apocalyptica:

    • Quốc tịch: Helsinki - Phần Lan
    • Thể loại: Symphonic/Speed Metal & chamber music
    • Hoạt động: 1996 – present
    • Hãng sản xuất: Zen Garden (với album Plays Mettalica by Four Cellos) & Mercury (các album còn lại)

  • Ektomorf

    EKTOMORF được thành lập vào năm 1994 bởi 2 anh em nhà Farkas - Zoltán (vocals, guitar) và Csaba (bass). Sau một thời gian chơi underground và sáng tác các ca khúc, đến năm 1996 ban nhạc bắt đầu ghi âm và phát hành album đầu tay "Hangok". Với thể loại nhac kết hợp hoài hòa sức mạnh của Thrash Metal, Hardcore, Punk và Gypsy Folklore (resulting from the Roma roots of the Farkas brothers), EKTOMORF nhanh chóng có được một số lượng lớn fan hâm mộ đón nhận và ủng hộ tại quê hương Hungarian của mình.

  • Therion

    Nghệ thuật có giá trị đòi hỏi người sáng tạo ra nó phảI sáng tác những gì mang bản sắc cá nhân riêng biệt, độc đáo và lôi cuốn. Therion là một ban nhạc đã sáng tạo ra thứ âm nhạc nghệ thuật như thế.

DON'T MISS