Đời rocker: Đam mê và khốn khó

Một điều khá thú vị ở các rocker là niềm đam mê và tình yêu họ dành cho rock vô cùng mãnh liệt. Mặc dù rock không nuôi sống được họ nhưng họ vẫn theo đuổi rock như một lẽ sống.


Ôm cây đàn trong lòng, lướt 5 ngón tay trên phím đàn, anh Trung Thành
(thành viên ban nhạc rock Sagometal) đang cố tìm những thanh âm mà anh
cảm thấy thú vị nhất. Nhưng xem ra, điều này không mấy dễ dàng bởi anh
cứ chỉnh sửa tới lui mấy sợi dây đàn và móc khóa đã quá cũ. Đây là đêm
thứ bảy hiếm hoi anh ngồi ở nhà, nhưng xem ra, anh cũng chẳng nhàn rỗi
hơn khi phải đánh vật với cây đàn cũ vừa tậu được. Mái tóc đã được
nhuộm đen kỹ càng nhưng không che nổi dấu ấn thời gian hằn lên những
nếp nhăn trên gương mặt đã 50 tuổi đời. Hơn 2/3 thời gian của cuộc đời
anh dành cho rock nhưng rock vẫn “phụ” anh.

Kiếp nghèo

Bạn bè thường nói vui: “Thành “bò” (biệt danh bạn bè rocker đặt cho anh) lên sân khấu mà đàn không bị trục trặc là không chịu được”.
Nhưng sự thật là như vậy, bởi đàn của anh nổi tiếng là “không nghe lời
chủ nhân”. Không hư cũng trục trặc. Điều đó ảnh hưởng không ít đến các
thành viên trong ban nhạc, nhưng không ai trách anh, trái lại còn
thương cảm cho anh. “Người câu cá ai chẳng muốn có cần câu tốt. Nhạc
công ai chẳng thích có một cây đàn xịn. Cái khó bó cái khôn, không tiền
lấy gì sắm đàn xịn, đàn tốt. Âu cũng là lực bất tòng tâm
” – anh Thành tâm tư.

Đam mê rock, Thành theo đuổi rock mấy chục năm nay.
Anh dành hết thời gian cho luyện đàn để chờ cơ hội trổ ngón. Nhưng cuộc
sống của anh còn có vợ, con. Vì mưu sinh, anh xin đi đánh đàn cho các
đám cưới. Là một trong những nhạc công chạy sô đám cưới kha khá hiện
nay nhưng anh cũng chỉ có thể đủ sắm cho mình những cây đàn cũ mà dân
trong nghề đã sa thải. Nào có hề gì, anh mang chúng về rồi mày mò sửa
lại. “Cũng chơi được mươi hôm, chúng lại trở chứng, hư miết”. Thế nên ngoài những ngón đàn độc, Thành “bò” nổi tiếng trong giới bởi đàn không bao giờ lành lặn.

http://pix.hehemetal.com/2008/04/29/7be533d6.jpeg
Guitarist Trung Thành

 

Giờ làm gì?”. “Đang chơi nhạc ở quán cà phê”. “Lương được không?”. “Thấp lắm, vì quán ế khách, chắc out (nghỉ) trong nay mai”. “Thế rồi sao?”. “Chưa biết nữa”.
Đó là đoạn đối thoại quen thuộc của anh Hoàng Quân (thành viên ban nhạc
Still rock) với những đồng nghiệp của mình. Nhìn mấy đầu ngón tay thô
ráp, chai sạn của anh, đủ thấy Quân đã chơi đàn từ lâu lắm rồi. Nói về
Hoàng Quân, mọi người vẫn nói đùa: “Thằng ý nghèo mà đèo bồng lắm. Đã có vợ lại còn có người yêu”.
“Người yêu” chính là cây đàn của anh. Người ta bảo anh ôm đàn nhiều hơn
ôm vợ. Thế mới có chuyện. Mùng 2 Tết, bạn đến thăm nhà. Đang đàn hát
say sưa thì vợ anh yêu cầu chấm dứt tiệc tùng kèm theo lời chì chiết
chồng: “Tiền làm không ra, tưởng đờn hay lắm hả”.

Anh Hoàng Thái (ban nhạc Still rock) kể lại: “Hơi buồn nhưng không ai trách chị. Tết nhất tiền không có trang trải mà gặp nhậu nhẹt, đàn hát thì ai mà không bực mình”.
Cũng tại cái nghèo mà ra. Nhưng biết sao được vì anh Quân cũng chỉ biết
chơi nhạc. Nếu dễ tính như mọi người thì cũng đành chơi ở đám cưới,
làng nướng cho qua ngày nhưng đằng này, anh Quân lại rất cá tính (đặc
tính của một rocker) nên anh nhất quyết không chịu nổi sự nhập nhằng
giữa công việc mưu sinh với nghệ thuật. Vì thế, cuộc sống của anh bấp
bênh hơn nhiều so với những nhạc công rock khác.

Chẳng ai sống nhờ rock

Thực tế, có đến mấy chục ban nhạc rock, với hàng
trăm nhạc công, nhưng không một ban nhạc nào có thể sống được nhờ rock.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi rock không có nhiều đất diễn ở thị
trường nhạc Việt. Có đến 60%, 70% nhạc công rock (chủ yếu lớn tuổi)
phải chơi nhạc ở các đám cưới, đám tiệc tư gia như nghề kiếm cơm. “Mỗi
ngày phải chạy đến 3 sô đám tiệc, một tuần phải có ít nhất 5 sô thì may
ra, cuộc sống mới đỡ phần nào, bởi mỗi sô tiền công chỉ có 60.000-
70.000 đồn
g”. Khá hơn là những nhạc công đứng ra thầu phần nhạc ở
các làng nướng như anh Minh Châu (thường được gọi với biệt danh là Châu
“tè”). “Tiền công (ngoài tiền lương là tiền bo của thực khách) dù có
khá nhưng cũng không đáng với công sức mà mình bỏ ra. Làm ngày làm đêm,
cực lắm. Nhưng biết sao được,.
..” – anh Châu chán ngán.

Những người nghèo là những nhạc công, ca sĩ rock lớn tuổi. Ngoài chơi nhạc, họ không có lựa chọn nào khác. “Không
có điều kiện kinh tế là một phần nhưng chủ yếu, lớn tuổi, khiến người
ta dè dặt hơn với những thể nghiệm hay khám phá. Thế là họ cứ sống an
phận với những gì mà họ đang theo đuổi. Lấy ngắn nuôi dài, làm nghề
khác để có tiền nuôi dưỡng niềm đam mê. Chờ khi nào có cơ hội
(những đêm nhạc rock được tổ chức) thì lại xuất hiện trên sân khấu với một rocker đầy máu lửa”
– anh Nhất Đông (thành viên ban nhạc rock Prophecy) nói. Dù có lượm bạc
cắc hay thu bạc triệu thì tất cả rocker hiện nay đều có cùng một nguyện
vọng là được thể hiện mình trên sân khấu. Nhưng, xem ra điều này cũng
rất hiếm bởi thị hiếu đa số khán giả yêu nhạc hiện nay không dành nhiều
cho rock.

(Theo Người Lao Động)


Like it? Share with your friends!

0

You may also like

More From: Rock Việt

DON'T MISS